Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 16:43

Ngân hàng lo giải ngân giữa lúc dòng tiền gửi vào đạt kỷ lục

Lượng tiền gửi vào các ngân hàng đạt con số kỷ lục là 6,3 triệu tỷ đồng giữa lúc Ngân hàng Nhà nước liên tục tìm giải pháp đưa tiền ra với sản xuất kinh doanh.

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng đạt hơn 6,3 triệu tỷ đồng và đây là mức cao kỷ lục. Ghi nhận cho thấy diễn biến này được duy trì trong suốt một năm qua, bất chấp mặt bằng lãi suất huy động liên tục giảm, đặc biệt là trong các tháng gần đây.

Theo các chuyên gia, điều này cho thấy các kênh đầu tư ngoài ngân hàng như: Trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sảndần mất đi tính hấp dẫn sau nhiều vụ lùm xùm mang tính “ảo” và có dấu hiệu lừa đảo diện rộng đã xảy đến trong năm 2023 với các kênh đầu tư này.

Nhưng điều lớn hơn là lượng tiền đó sẽ quay trở lại sản xuất kinh doanh và đặc biệt là làm thế nào để “gặp” được "cơn khát vốn" của doanh nghiệp nhằm tăng khả năng phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng sau thời gian dịch bệnh Covid-19. Đây hiện vẫn đang là bài toán khó cho hệ thống ngân hàng.

Việc lượng tiền vào ngân hàng tháng sau “xô đổ” tháng trước bất chấp lãi suất hạ liên tục cho thấy động thái này mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa là điều kiện đủ để “hạ hoả” nhu cầu tiếp cận vốn cho doanh nghiệp và trên thực tế đòi hỏi hệ thống ngân hàng cần tiếp tục có thêm các giải pháp mang tính khả thi hơn, thực tiễn hơn.

Liên quan đến vấn đề này, tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 9/2023, Chính phủ đã thêm một lần chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hướng dẫn các tổ chức tín dụng rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay để tăng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp và thúc đẩy giải ngân các gói tín dụng 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Cùng đó kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ hiệu quả các vướng mắc phát sinh trong thực tế về tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp.

Như vậy, tinh thần chỉ đạo mới của Chính phủ rất rõ, theo đó cần hướng trọng tâm vào việc đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay để tăng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp.

Cần có giải pháp hữu hiệu giải bài toán "thừa tiền" trong hệ thống ngân hàng

Các giải pháp thực hiện các chỉ đạo này cũng được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đề cập tới. Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, sẽ rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật (như Thông tư 06 là một điển hình) tạo dư địa pháp lý cho các tổ chức tín dụng cung ứng sản phẩm mới, tạo thêm cạnh tranh, điều kiện cho vay nhiều hơn, đồng thời cũng tạo thêm điều kiện buộc các ngân hàng thương mại phải tính đến câu chuyện giữ khách hàng và hạ lãi suất.

Bên cạnh đó, cơ quan này sẽ cải cách thủ tục hành chính, hạ phí để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, các thành phần kinh tế để tháo gỡ vướng mắt ngay tại cơ sở; phối hợp với chính quyền địa phương, ngành nghề, hiệp hội về cơ chế chính sách…

Hai giải pháp khác đáng chú ý trong việc trị căn bệnh “thừa tiền” của hệ thống ngân hàng là tiếp tục tăng cường tín dụng, tăng cường các chính sách xã hội và chính sách tiêu dùng, tín dụng tiêu dùng… và hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Thứ nhất là các ngân hàng tiếp tục phát hành trái phiếu nếu đủ điều kiện đảm bảo an toàn. Thứ hai là tham gia với tư cách là nhà đầu tư vào các trái phiếu của doanh nghiệp. “Hy vọng 3 tháng cuối năm 2023, thông lệ tín dụng sẽ tăng lên”, ông Tú nói.

Cộng đồng doanh nghiệp cũng có hy vọng giống hy vọng của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước để giải quyết một mâu thuẫn lâu nay của nền kinh tế khi “tiền vào như nước sông Đà, tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin”.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo