Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 17:43

Ngành Công Thương Việt Nam: 65 năm phát triển và hội nhập

Trải qua 65 năm phấn đấu liên tục, ngành Công Thương đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bác Hồ thăm Nhà máy dệt 8-3 năm 1965

Những dấu mốc quan trọng

Ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên cáo về Nội các thống nhất quốc gia, trong đó có Bộ Kinh tế Quốc gia do ông Nguyễn Mạnh Hà làm Bộ trưởng.

Ngày 14 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Sắc lệnh số 21/SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương. Năm 1955, Bộ Công Thương tách ra thành Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp. Năm 1958 Bộ Thương nghiệp tách ra thành Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương. Năm 1960 Bộ Công nghiệp tách thành Bộ Công nghiệp nặng và Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1969, Bộ Công nghiệp nặng tách thành các Bộ Cơ khí và Luyện kim, Bộ Điện và Than và Tổng cục Hóa chất. Năm 1981, Bộ Điện và Than tách thành Bộ Mỏ và Than và Bộ Điện lực, đến năm 1987 lại nhập thành Bộ Năng lượng.

Đại hội Đảng VI mở đầu thời kỳ đổi mới

Năm 1988, Bộ Ngoại thương hợp nhất với một bộ phận của Ủy ban hợp tác kinh tế văn hóa với Lào và Campuchia thành Bộ Kinh tế đối ngoại. Năm 1990 Bộ Công nghiệp nặng được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Cơ khí và Luyện kim, Tổng cục Mỏ và Địa chất, Tổng cục Hóa chất, Tổng cục Dầu khí, Tổng cục Điện tử và Tin học. Năm 1990 Bộ Thương nghiệp được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội Thương, Bộ Vật tư và Bộ Kinh tế đối ngoại và năm 1991 đổi tên thành Bộ Thương mại và Du lịch. Đến năm 1992, Bộ Thương mại và Du lịch được đổi tên thành Bộ Thương mại. Năm 1995, Bộ Công nghiệp được thành lập trên cơ sở hợp nhất các Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ và Bộ Năng lượng.

Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội Khóa XII thông qua Nghị quyết số 01/2007/QH12 hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương hiện nay.

65 năm đồng hành dựng xây đất nước

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống giặc ngoại xâm, với các phong trào thi đua “Vững tay búa, chắc tay súng”, “Vải không thiếu một phân, quân không thiếu một người”, “Giữ dòng điện như giữ mạch máu”, “Không sợ thiếu, chỉ sợ phân phối không công bằng”... Ngành Công Thương Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc hai nhiệm vụ chính: Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho chiến trường miền Nam. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả vì thống nhất Tổ quốc”, các nhà máy xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp còn non trẻ đã sản xuất ngày đêm, quên mình phục vụ yêu cầu của chiến trường; ngành thương mại đảm đương tốt vai trò “Nội trợ của xã hội”, xây dựng mạng lưới dịch vụ quốc doanh và hợp tác xã mua bán rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, từ hậu phương ra tiền tuyến, đưa hàng phục vụ đến từng cơ quan, xí nghiệp, từng trận địa phòng không để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, chiến đấu và đời sống của nhân dân.

Chủ tịch nước Trần Đức Lương (thứ hai từ trái sang) thăm trạm biến áp 110kV Mộc Châu năm 1996

Từ sau khi đất nước giải phóng cho tới năm 1985, cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp và mô hình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa kiểu Xô viết đã được áp dụng rộng rãi trên cả nước. Mặc dù có nhiều nỗ lực trong xây dựng và phát triển kinh tế, nhất là tập trung cho công nghiệp hóa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng nhưng nền kinh tế nói chung và sản xuất công nghiệp vẫn tăng chậm, hơn nữa, có xu hướng giảm sút và rơi vào khủng khoảng. Phân phối lưu thông hàng hóa trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Thương nghiệp quốc doanh chưa phát triển, chưa có nhiều hàng hóa, kể cả hàng nông sản - thực phẩm và hàng công nghiệp tiêu dùng. Phương thức mua vào, bán ra còn lúng túng, gò bó. Hoạt động xuất nhập khẩu trì trệ, cán cân thương mại bị thâm hụt nặng nề kéo dài; hoạt động xuất nhập khẩu theo cơ chế kế hoạch tập trung, Nhà nước độc quyền ngoại thương, thị trường chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa với cơ chế nghị định thư...

Thực hiện đường lối Đổi mới của Đại hội VI và các nghị quyết của các Hội nghị Trung ương tiếp theo, trong thời kỳ 1986-2006, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng phát triển công nghiệp và thương mại bước đầu đã đạt được các kết quả quan trọng.

Về phát triển công nghiệp: Trong thời kỳ 5 năm 1986-1990, vốn đầu tư cho công nghiệp vẫn chiếm trên dưới 45% vốn đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất. Các ngành, địa phương đã thu gọn công trình xây dựng mới, chuyển hướng đầu tư theo chiều sâu cơ sở cũ, đồng thời tập trung vốn cho công trình quan trọng nhất và bảo đảm tiến độ thi công các công trrình trọng điểm. Về sản xuất, năm 1990 đạt khoảng 150 tỷ đồng giá trị tổng sản lượng, tính theo giá trị cố định năm 1982, tăng khoảng 40 - 50% so với năm 1985. Sản xuất hàng tiêu dùng được tiến hành với tinh thần là một chương trình trọng điểm của sản xuất công nghiệp. Công nghiệp nặng vẫn được tiếp tục phát triển để phục vụ cho ba chương trình kinh tế. Từ năm 1988, ngành công nghiệp dầu khí bắt đầu khai thác những tấn dầu đầu tiên; ngành Cơ khí và Điện tử được sắp xếp lại sản xuất, ưu tiên dành vật tư nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất trọng điểm.

Giai đoạn từ năm 1996-2000, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân toàn ngành đạt 13,9%; giai đoạn từ năm 2001-2005 đạt 15%. Khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất đang được nâng lên và cung cấp phần lớn các sản phẩm quan trọng của nền kinh tế.

Về phát triển thương mại: Các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu được thực hiện trong giai đoạn này đã có tác dụng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, thu hẹp khoảng cách giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu, đưa tỷ lệ 1 xuất khẩu, 3 nhập khẩu năm 1986, xuống còn 1 xuất khẩu, 1,3 nhập khẩu năm 1989. Trong những năm 1989 - 1992, dưới tác động của Nghị định 64/HĐBT ngày 10 tháng 6 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành và địa phương đã được mở rộng. Thời kỳ này, kim ngạch xuất khẩu có bước tăng trưởng đáng kể, thu hẹp dần khoảng cách xuất - nhập, quan hệ kinh tế với nước ngoài được mở rộng, hình thành thị trường thống nhất trong cả nước gắn với thị trường thế giới. Tính từ năm 1986 tới năm 2005, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 40 lần, lên mức 32,4 tỷ USD (năm 2005), tốc độ tăng bình quân của xuất khẩu là 21,6%/năm. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân trong 20 năm đầu Đổi mới là 16,1%/năm, qua đó đã phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất, tiêu dùng trong nước. Thị trường xuất khẩu được mở rộng vượt bậc, từ chỗ chủ yếu trong nội bộ khối XHCN (trước năm 1986), đến năm 2005, hàng hóa nước ta đã vươn tới hầu hết các vùng, lãnh thổ trên thế giới.

Từ năm 1986, thị trường hàng hóa, dịch vụ nước ta có nhiều biến đổi lớn về chất và phát triển vượt bậc về lượng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 1986-1995 tăng 112%, về cơ bản đã xóa bỏ cơ chế lưu thông cũ, chuyển sang cơ chế lưu thông mới, khắc phục tình trạng “ngăn sông, cấm chợ”, hình thành thị trường thống nhất khá ổn định và thông suốt trong cả nước. Hàng hóa, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, nâng cao về chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng; kiềm chế được lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội; giá cả hàng hóa tương đối ổn định, các cơn sốt giá giảm dần.

Giai đoạn 1996-2005, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 31,7%, không có các “cơn sốt” do quan hệ mất cân đối cung cầu gây ra ngay cả trong dịp lễ, Tết hoặc lúc bị thiên tai. Nhu cầu về các mặt hàng trọng yếu được đảm bảo bình thường; kết cấu hạ tầng thương mại ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại; đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia thị trường, khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Về hội nhập kinh tế quốc tế: Trong 20 năm từ năm 1986 đến năm 2006, đường lối, chủ trương hội nhập kinh tế của Đảng đã đề ra nhất quán và được triển khai tích cực, phù hợp với tình hình cụ thể của từng giai đoạn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng (ngoài cùng bên phải) và trưởng đoàn 11 nước đàm phán TPP tại Hoa Kỳ - tháng 10/2015

Bước sang giai đoạn 2006-2015, từ giữa năm 2007, Bộ Công Thương được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai Bộ Công nghiệp và Thương mại, cùng với nhiều tiền đề thuận lợi khi chúng ta kết thúc giai đoạn 20 năm đổi mới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt 5 năm 2001-2005 và năm 2006 với nhiều thành công (kinh tế tăng trưởng bình quân 7,5%/năm), biết bao cơ hội mở ra khi Việt Nam gia nhập WTO. Sau 10 năm nỗ lực, cố gắng vượt bậc của toàn ngành dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ trong thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự ủng hộ của người dân và xã hội, bức tranh toàn cảnh của ngành Công Thương đã có sự thay đổi rõ rệt.

Cụ thể: Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm 2006 - 2010 đạt 14,3%/năm. Cơ cấu ngành công nghiệp từng bước được chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến từ 84,1% năm 2006 tăng lên 86,5% năm 2010; giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng từ 10,3% năm 2006 xuống còn 8,5% nãm 2010. Giai đoạn 2011-2015, giá trị gia tăng ngành công nghiệp - xây dựng tăng 7,2%, trong đó, giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng 7,6%; Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng khoảng 10%.

Xuất khẩu luôn là điểm sáng của ngành Công Thương

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất công nghiệp trong nội bộ ngành có sự thay đổi tích cực, đến năm 2015 ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm trên 89,7%, là ngành chiếm tỷ trọng chính trong tổng giá trị của ngành công nghiệp; đã xây dựng và hình thành được một số ngành công nghiệp có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu trong nước, có khả năng cạnh tranh quốc tế, có kim ngạch xuất khẩu khá và đang tiếp tục lớn mạnh. Nhiều sản phẩm công nghiệp mới đã được sản xuất và đưa vào cung ứng, đặc biệt là các sản phẩm xăng sinh học E5, sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử từ doanh nghiệp FDI; thiết bị cơ khí thủy công cho các nhà máy thủy điện... Ngành Công Thương đã đầu tư và đưa vào sử dụng nhiều dự án mới để nâng cao năng lực sản xuất, tạo thêm nhiều nguồn lực cho đất nước, nhất là trong các ngành Điện, thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, hóa chất, dệt may, hàng tiêu dùng…

Xuất nhập khẩu đã có những bước phát triển vượt bậc cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2006-2010 là 17,3%/năm, cao hơn khoảng 1,3 điểm % so với Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 đặt ra (tăng trưởng 16%/năm); Giai đoạn 2011-2015, tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân tăng trưởng khá (17,5%/năm), cao hơn giai đoạn 2006-2010 (17,3%) và cao hơn mức 12% là mục tiêu đề ra của Đại hội lần thứ XI của Đảng và mục tiêu tại Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Quốc vụ khanh, Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Sen-chiu-rin Yu-ri Pe-tro-vich (LB Nga) ký kết các hiệp định nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khí

Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam có những chuyển dịch tích cực. Đến năm 2015 nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tới 79%; nhóm hàng nông, lâm, thủy sản hiện chiếm khoảng 12,7% tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu; nhóm hàng nhiên liệu - khoáng sản chỉ chiếm 3%. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và đa dạng; hàng hóa xuất khẩu vươn tới hầu hết thị trường trên thế giới. Nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ...

Thương mại nội địa đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng. Giai đoạn 2006 - 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đến năm 2010 đạt 1.677,3 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần so với mục tiêu đặt ra (800 nghìn tỷ đồng), đạt mức tăng bình quân cả giai đoạn là trên 28,41%, vượt xa so với mục tiêu của Đề án phát triển thị trường trong nước đến 2010 (tăng 11%/năm). Giai đoạn 2011-2015, thị trường trong nước giữ được mức tăng trưởng khá (bình quân tăng trưởng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 14,1%/năm).

Thị trường hàng hóa trong nước dồi dào, cân đối cung cầu hàng hóa, trong đó gồm hàng thiết yếu và hàng thông dụng được bảo đảm, không để xảy ra tình trạng sốt giá do thiếu, khan hiếm hàng hóa. Thị trường ở các thành phố, đô thị phát triển với hình thức tổ chức văn minh hiện đại; thị trường nông thôn ngày càng được quan tâm, từng bước phát triển và mở rộng. Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trong nước được triển khai cùng với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, từng bước góp phần tạo nên sự thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt Nam.

Doanh nghiệp công nghiệp dầu khí chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ

Về hội nhập kinh tế quốc tế, giai đoạn 2006-2010, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Năm 2006, Việt Nam đã chủ trì, kết thúc đàm phán gia nhập WTO và chính thức trở thành thành viên của WTO kể từ ngày 11/1/2007. Trong hợp tác nội khối ASEAN, Việt Nam đã đàm phán và hoàn tất thủ tục ký kết 9 thỏa thuận và điều ước quốc tế năm 2006, gần 20 điều ước quốc tế năm 2007 về hợp tác ASEAN, 9 hiệp định và thỏa thuận đầu năm 2009 và các văn kiện khác. Giai đoạn 2008-2009, Việt Nam chủ trì, phối hợp với các nước ASEAN khác triển khai nhanh và đồng bộ các biện pháp xây dựng trụ cột kinh tế của Cộng đồng ASEAN.

Về hợp tác với các nước đối thoại, nước ta đã chủ trì đàm phán thành công Hiệp định Đối tác kinh tế ASEAN – Nhật Bản, đàm phán Hiệp định mậu dịch tự do (FTA) chương Hàng hóa giữa ASEAN - Ấn Độ, FTA toàn diện ASEAN - Úc, ASEAN - New Zealand, Hiệp định Đầu tư ASEAN - Hàn Quốc và nhiều văn kiện hợp tác khác. Với EU, với tư cách là nước điều phối trong ASEAN, đồng chủ tọa đàm phán ASEAN - EU, Việt Nam làm rất tốt vai trò điều phối và đồng chủ tọa đàm phán, được các nước đánh giá cao. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đàm phán để một số nước công nhận quy chế nền kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam.

Trong hợp tác APEC, với tư cách đầu mối Quan chức cấp cao về hợp tác kinh tế APEC, Bộ Công Thương đã phối hợp các Bộ, ngành chuẩn bị chủ đề, tiểu chủ đề, nội dung và hậu cần cần thiết, tổ chức thành công hơn 100 sự kiện APEC trong năm APEC 2006; chủ trì và tham gia nhiều hoạt động trong khuôn khổ APEC trong những năm tiếp theo… Việt Nam còn tích cực tham gia và thúc đẩy các hoạt động của ASEM, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Những năm gần đây hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế đạt được nhiều kết quả nhờ sự tích cực và quyết liệt của ngành trong tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập về kinh tế là trọng tâm. Năm 2015, ghi dấu là năm đạt được kết quả hội nhập kinh tế quốc tế rất tích cực khi Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á - Âu, Hàn Quốc; kết thúc đàm phán FTA với EU, ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Thế và lực của quốc gia được khẳng định và ngày càng được nâng cao.

9 định hướng lớn cho giai đoạn phát triển mới

Một là, nhanh chóng cụ thể hóa và thực hiện những nhiệm vụ được phân công trong Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Đặc biệt, cần nhấn mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ này trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, và thực hiện các FTA thế hệ mới.

Hai là, khẩn trương, liên tục rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, của ngành Công Thương để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho doanh nghiệp và người dân; nhanh chóng thể chế hóa pháp luật trong lĩnh vực Công Thương, đặc biệt là các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để pháp luật, chính sách sớm đi vào thực tiễn, giúp doanh nghiệp tận dụng triệt để, hiệu quả lợi ích mang lại từ chính sách mới, nhất là các cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến về quá trình và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế giúp doanh nghiệp một mặt tận dụng hiệu quả lợi thế của hội nhập, nhất là các FTAs thế hệ mới; mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm, giải quyết tốt “đầu ra” cho sản xuất trong nước, mặt khác giúp doanh nghiệp sản xuất tìm được nguồn nguyên liệu chất lượng tốt với chi phí hợp lý, đối tác chuyển giao công nghệ và thiết bị hiện đại thế hệ mới nhằm hiện đại hóa công nghiệp; tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây cũng là một trong những giải pháp “cốt lõi” góp phần giải phóng năng lực sản xuất trong thời gian tới.

Hội chợ Vietnam Expo mở ra cơ hội hợp tác, đầu tư cho doanh nghiệp trong và ngoài nước

Ba là, rà soát, kịp thời bổ sung quy hoạch và ban hành cơ chế hợp lý thu hút vốn, đầu tư, công nghệ để triển khai nhanh, hiệu quả theo hướng hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại và hỗ trợ sản xuất - kinh doanh như hệ thống kho, chợ, trung tâm thương mại, trung tâm hậu cần - logistic... nhằm kết nối hiệu quả sản xuất với thị trường...

Bốn là, thực hiện hiệu quả chức năng quản lý nhà nước đối với ngành Công Thương theo pháp luật thông qua chiến lược, quy hoạch các lĩnh vực công nghiệp, thương mại; đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình và thủ tục, giảm mạnh thời gian và chi phí trong thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp và người dân. Làm tốt công tác này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thời gian, chi phí, qua đó nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp.

Năm là, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với một số ngành trọng điểm; khẩn trương nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, chủ động ban hành những cơ chế, chính sách thích hợp nhằm huy động hiệu quả các nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; thúc đẩy phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững những ngành công nghiệp hỗ trợ, nhằm giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của các cụm ngành.

Sáu là, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, thực chất và hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương trong từng lĩnh vực để góp phần đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp trong thời gian sớm nhất.

Bảy là, tiếp tục kiên trì hoàn thiện khung pháp lý, thực hiện đồng bộ giải pháp để phát triển và vận hành thông suốt, hiệu quả các loại thị trường như phát điện, bán buôn điện, xăng dầu... bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch nhằm tạo động lực cho phát triển sản xuất công nghiệp và thương mại phù hợp với cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới.

Tám là, bảo vệ hiệu quả sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu bằng những công cụ phòng vệ thương mại của WTO, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước những rào cản thương mại và phi thương mại của nước nhập khẩu. Nâng cao chất lượng của công tác cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng nhằm bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, sức khỏe người tiêu dùng.

Chín là, thực hiện hiệu quả công tác thông tin, truyền thông. Thực tế, thời gian qua Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực trên các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Ngành. Tuy nhiên, do công tác thông tin truyền thông chưa được thực hiện hiệu quả nên chưa dành được trọn vẹn sự quan tâm, chia sẻ, ủng hộ, hợp tác của người dân, các cấp, các ngành, các địa phương cũng như xã hội. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ chú trọng công tác này hơn nữa nhằm tranh thủ sự ủng hộ, hợp tác của doanh nhiệp, người dân và xã hội trong triển khai nhiệm vụ của ngành.

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc