Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 04:35

Ngành dệt may: Đối diện thách thức mới

Ủy ban châu Âu đã đề xuất Chiến lược dệt may mới, được nhận định sẽ là thách thức lớn với doanh nghiệp và hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Liên minh châu Âu

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, thông tin: Cuối tháng 3/2022, Ủy ban châu Âu đã trình bày đề xuất đối với Chiến lược dệt may mới. Chiến lược này bao gồm nhiều yếu tố khó, như: Các sản phẩm phải được thiết kế và sản xuất để có thể sử dụng lâu hơn, được sửa chữa và tái sử dụng. Ủy ban châu Âu cũng trình bày bản sửa đổi Quy định thiết kế sinh thái, đặt ra các yêu cầu pháp lý đối với những nhóm sản phẩm khác nhau, dệt may là một trong những nhóm sản phẩm đầu tiên phải tuân theo tiêu chí thiết kế sinh thái.

Ngoài các tiêu chí thiết kế, quy định thiết kế sinh thái còn bao gồm việc phát triển hộ chiếu sản phẩm số; ngoài thông tin thông thường, còn phải thông báo cho người tiêu dùng biết về hàm lượng hóa chất, khả năng sửa chữa, thành phần sợi. Các yêu cầu thông tin cụ thể về sản phẩm sẽ đảm bảo cho người tiêu dùng biết được tác động của sản phẩm đến môi trường khi mua hàng…

Doanh nghiệp dệt may cần nâng cao nhận thức về kinh doanh tuần hoàn

“Quy định thiết kế sinh thái cuối cùng phải được Nghị viện và Hội đồng châu Âu thông qua, dự kiến vào cuối năm 2023, trước khi các tiêu chí đầu tiên cho các nhóm sản phẩm khác được xác định, dự kiến vào năm 2024” - đại diện Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cập nhật thông tin. Trong năm nay, Ủy ban châu Âu sẽ thành lập diễn đàn các bên liên quan để thảo luận chi tiết về Chiến lược dệt may.

Chiến lược dệt may mới theo đề xuất của Ủy ban châu Âu là một phần trong kế hoạch hành động lớn hơn về một nền kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là một phần của Thỏa thuận xanh châu Âu nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam - cho rằng, chiến lược này rất khó và sẽ tác động tới hoạt động xuất hàng dệt may Việt Nam sang EU. Điều này buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải thay đổi chiến lược sản xuất, kinh doanh, hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn.

Ngành dệt may Việt Nam đã tiếp cận rất sớm với mô hình kinh tế tuần hoàn. Từ năm 2017, ngành đã thành lập Ủy ban Phát triển vền vững về môi trường và lao động, phối hợp với nhiều tổ chức trên thế giới để triển khai thực hiện. Qua thực tế triển khai, ngành dệt may đang gặp nhiều vấn đề, trong đó, nguồn cung nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu là hạn chế lớn, tỷ lệ nội địa hóa của ngành hiện mới đạt 30 - 35%. Đồng thời, chưa có quy hoạch không gian phát triển các khu công nghiệp lớn, có xử lý nước thải tập trung. Nhiều địa phương vẫn không “mặn mà” với việc cấp phép các dự án dệt, nhuộm. Chi phí cho phát triển bền vững tăng cao nên nhiều doanh nghiệp chưa quyết tâm hoặc chưa đủ nguồn lực cũng là thách thức lớn.

Để doanh nghiệp xây dựng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn, đáp ứng và thích nghi với Chiến lược dệt may mới của EU, ông Trương Văn Cẩm cho rằng: Doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về kinh doanh tuần hoàn; tìm hiểu kỹ những thách thức và cơ hội khi đổi mới hoạt động kinh doanh sang mô hình tuần hoàn. Đồng thời, có bước đi thích hợp tập trung vào những khâu có thế mạnh, như: Tuần hoàn nước, điện áp mái... Đặc biệt, cần tính toán lợi ích - chi phí, lộ trình chuyển đổi cho phù hợp…

Chiến lược dệt may mới là một hành động của EU vì mục tiêu loại bỏ văn hóa “tiêu thụ và vứt bỏ”, các sản phẩm có “vòng đời ngắn” và nền kinh tế “tạo rác”.
Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng Hiệp định CPTPP, dệt may tăng xuất khẩu sang thị trường mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Hệ sinh thái FTA: Giải pháp tốt cho ngành dệt may tận dụng Hiệp định UKVFTA

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga