Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ngập cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và câu chuyện quy hoạch hệ thống thoát nước

Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây ngập không thể đổi lỗi do mưa lớn. Cần nhìn nhận lại quy hoạch hệ thống thoát nước tính đến dư địa ứng phó mưa cực đoan hay chưa?
Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây ngập nước: Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu gì? Đà Nẵng: Khung cảnh chưa từng thấy sau trận mưa lụt lịch sử

Chuyện lạ: Cao tốc mới thông xe bị ngập

Rạng sáng 29/7, hàng loạt xe ô tô lưu thông trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tại Km25 đoạn qua xã Sông Phan (huện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) đã bị ngập sâu, chết máy dẫn đến việc ùn tắc nghiêm trọng trên cao tốc kéo dài hàng km. Để đảm bảo an toàn, hạn chế ùn tắc, lực lượng công an đã phải chốt chặn lối vào cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây để tránh các điểm ngập.

Đến 8h sáng cùng ngày, nước rút, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây lưu thông trở lại.

Ngập cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và câu chuyện quy hoạch hệ thống thoát nước
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây rạng sáng 29/7 (Ảnh:MXH)

Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây ngập được cho là do trận mưa lớn, kéo dài trước đó, nước không thoát kịp, tràn vào cao tốc gây ngập nghiêm trọng.

Ban Quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư, thuộc Bộ Giao thông vận tải) cho biết đoạn tuyến bị ngập tại lý trình Km25+419, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây. Độ dốc khu vực này từ 0,8 – 2,18%. Công trình được bố trí hệ thống rãnh thoát nước dọc bên đường, có 1 cống thoát nước ngang 2,5x2,5m. Đến nay, các hạng mục thoát nước này đã hoàn tất đúng theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Báo cáo về nguyên nhân sự cố vụ việc, đơn vị này cho rằng từ ngày 27 – 29/7, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận liên tục có mưa lớn kéo dài. Nhất là đêm 28/7 mưa liên tục với lượng mưa lớn dẫn dến ngập cụ bộ tại lý trình Km25+419 phạm vi 100m, điểm ngập sâu nhất khoảng 70 cm.

Theo Đài Khí tượng thủy văn Bình Thuận, trong ngày 28/7, lượng mưa phổ biến trên địa bàn tỉnh từ 30 – 90 mm, riêng ở khúc vực thượng nguồn và khu vực cao tốc có ngượng mưa khá lớn.

Bên cạnh đó, khu vực đoạn cao tốc bị ngập là lòng chảo, 2 bên là đồi, đường cao tốc trũng xuống phía dưới so với 2 bên đường.

Trong ngày 29/7, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long khẩn trương báo cáo nguyên nhân, giải pháp khắc phục trước ngày 3/8; đồng thời kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan, đặc biệt là tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra (nếu có).

Ngập cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và câu chuyện quy hoạch hệ thống thoát nước

Không thể liên tục đổ lỗi "mưa lớn gây ngập" khi cao tốc mới vừa thông xe mà phải xem xét lại thiết kế thoát nước đã tính đúng và đủ với lượng mưa thực tế tại khu vực hay chưa (Xe tại bị ngập, trôi, chết máy trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, Ảnh: MXH)

Vì đâu?

Mưa lớn gây ngập không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên, mưa lớn gây ngập cao tốc là điều xưa nay hiếm.

Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết dài 99km, nối hai tỉnh Đồng Nai – Bình Thuận mới thông xe chính thức hồi cuối tháng 4/2023. Khu vực cao tốc chạy qua là khu đồi núi, xa dân cư. Đồng ý là sẽ có những đoạn đường trũng do đặc thù địa hình. Tuy nhiên, khi giải thích mưa lớn gây ngập cao tốc vẫn là lý do khiên cưỡng.

Cao tốc mới đưa vào khai thác hồi cuối tháng 4/2023, nghĩa là các quy hoạch, thiết kế thoát nước là mới đây khi đầu tư lập quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng cao tốc. Như vậy không thể đổ lỗi do yếu tố lịch sử đã quy hoạch, thiết kế lâu không còn phù hợp.

Bên cạnh đó, vì các cao tốc được xây dựng phần lớn xẻ ngang đồi núi (đặc biệt là ở khu vực miền Trung), nên so với đường bộ thông thường thì cao tốc thường có thiết kế nền cao hơn.

Khi thiết kế, quy hoạch xây dựng đường nói chung, cao tốc nói riêng phải có tính đến hệ thống thoát nước ở từng Km và hệ thống thoát nước chung, hệ thống thoát nước lân cận. Trong đó, bao gồm việc tính toán lượng mưa cực đại tại từng khu vực cũng như có dự phòng lượng mưa lớn hơn.

Tuy nhiên, thực tế cống thoát nước tại vị trí ngập trên cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết chỉ rộng 2,5 m, lại ở khu vực trũng mưa lớn kèm đất đá có thể làm chậm quá trình lưu thông nước và dẫn đến ùn ứ nước ngập. Như vậy, trong thiết kế, quy hoạch thoát nước cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã tính đến yếu tố này hay chưa?

Mưa lớn nước thoát không kịp gây ngập nhưng như vậy có đồng nghĩa với việc khi thiết kế cao trình, chưa tính đến hoặc tính toán chưa “tới” khu vực hệ thống tiêu thoát nước? Hoặc rộng hơn hơn là chưa tính đến trường hợp gia tăng mưa cực đoan do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Ngập cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và câu chuyện quy hoạch hệ thống thoát nước
Thiết kế đường bộ nói chung, cao tốc nói riêng cần chuẩn bị dư địa để ứng phó với ngập lụt và gia tăng lượng mưa cực đoan (Ảnh: Ngập cao quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh hồi tháng 9/2022)

Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp “cứ mưa lớn là ngập”.

Mỗi năm đến mùa mưa lũ tại miền Trung, nhiều đoạn thuộc Quốc lộ 1A đoạn qua các địa phương như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Huế, Quảng Nam… thường xuyên bị ngập sâu, giao thông bị nước lũ chia cắt.

Hồi tháng 10/2022, mưa lớn tại TP. Đà Nẵng trong đêm 14/10 với lượng mưa hàng trăm mm đã gây ngập 70.000 nhà dân, hơn 2.000 xe ô tô và trên 30.000 xe máy bị ngập nước. Ước tính thiệt hại do đợt mưa lũ này gây ra là gần 1.500 tỷ đồng.

Cần phải nhìn nhận thực tế là thời tiết, khí hậu đang biến đổi theo chiều hướng gia tăng lượng mưa cực đoan. Vì vậy, thay vì đổ lỗi cho thời tiết, việc cần làm là có giải pháp thích ứng với biển đổi khí hậu.

Nên chăng cần đánh giá lại hệ thống tiêu thoát nước trên toàn bộ cao tốc. Trong đó, không chỉ tính đến khả năng tiêu thoát nước ở tại khu vực cao tốc mà còn tính đến khu vực lân cận để có dự báo về tổng lượng mưa lớn và năng lực thoát nước tương ứng theo hướng có chuẩn bị dư địa để ứng phó với ngập lụt.

Bình An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Những người lính thời bình

Những người lính thời bình

Dù không mưa bom bão đạn, không tiếng súng xuyên đêm, trong thời bình vẫn có những chiến sỹ hy sinh thân mình để bảo vệ đồng đội, nhân dân.
Từ vụ bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng: Để từ thiện không phải là một

Từ vụ bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng: Để từ thiện không phải là một 'nghề' bất chính

Vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng không chỉ là vấn đề bạo hành trẻ em, lợi dụng lòng thương mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về 'nghề' từ thiện.
Cây trồng đúng quy trình, cây đổ cũng đúng quy trình!

Cây trồng đúng quy trình, cây đổ cũng đúng quy trình!

Nhìn loạt gốc cây không có bầu đất, trơ vài cọng rễ, trong khi lá lại um tùm, mất cân đối giữa ngọn và gốc, tôi hiểu vì sao cây dễ bị bão quật đổ như vậy.
Người dân mong muốn gì sau hàng trăm cây xanh ở thành phố Thanh Hóa đổ gãy?

Người dân mong muốn gì sau hàng trăm cây xanh ở thành phố Thanh Hóa đổ gãy?

Mặc dù bão số 3 không trực tiếp vào tỉnh Thanh Hóa, nhưng hàng trăm cây xanh ở TP. Thanh Hóa đã bị đổ gãy, người dân cho rằng nguyên nhân do không cắt tỉa cành.
Làm gì để không còn tình trạng bạo hành như ở “Mái ấm Hoa Hồng”?

Làm gì để không còn tình trạng bạo hành như ở “Mái ấm Hoa Hồng”?

Vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng (quận 12, TP. Hồ Chí Minh) không chỉ là vấn đề bạo lực mà còn liên quan đến việc lợi dụng lòng tốt của cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Khi

Khi ''Mái ấm Hoa Hồng" trở thành địa ngục

Những hành vi, thái độ đối xử không mang tính người đã xảy ra ở Mái ấm Hoa Hồng! Điều này không chỉ gây ra nỗi kinh hoàng mà còn xen lẫn sự đau xót...
Viết trong ngày khai giảng: Hãy để năm học mới luôn là niềm kỳ vọng

Viết trong ngày khai giảng: Hãy để năm học mới luôn là niềm kỳ vọng

Hàng triệu học sinh, nhà giáo trên mọi miền cả nước đã có một ngày khai giảng tràn ngập niềm vui cùng sự kỳ vọng lớn lao về một năm học mới.
Băn khoăn trong quản lý dạy thêm và học thêm?

Băn khoăn trong quản lý dạy thêm và học thêm?

Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến được cho là vẫn khó có thể quản lý việc dạy thêm, học thêm.
Dạy thêm và học thêm: Chuyện có khó bàn?

Dạy thêm và học thêm: Chuyện có khó bàn?

Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, câu chuyện dạy thêm, học thêm tiếp tục được quan tâm, nhất là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo có dự thảo thông tư mới.
Lòng yêu nước: Ngọn lửa bất diệt, soi sáng con đường lịch sử dân tộc

Lòng yêu nước: Ngọn lửa bất diệt, soi sáng con đường lịch sử dân tộc

Trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 vừa qua, lòng yêu nước của nhân dân ta lại được thể hiện rõ nét qua nhiều hành động ý nghĩa, những phong trào sôi nổi và đầy tự hào.
Từ vụ nam sinh đường lên đỉnh Olympia: Cần làm gì để giáo dục, bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ?

Từ vụ nam sinh đường lên đỉnh Olympia: Cần làm gì để giáo dục, bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ?

Từ vụ nam sinh đường lên đỉnh Olympia, có thể thấy, việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là việc quan trọng hơn bao giờ hết.
Chỉ bàn làm, không bàn lùi: Giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển hạ tầng giao thông

Chỉ bàn làm, không bàn lùi: Giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển hạ tầng giao thông

Từ thành công của đường dây 500 kV mạch 3, tinh thần ‘Chỉ bàn làm, không bàn lùi’ là giải pháp để tiếp tục thực hiện các dự án phát triển hạ tầng giao thông.
Bài học đắt giá sau những phát ngôn của nam sinh: Cần thành khẩn xin lỗi, sửa sai để tiến bộ

Bài học đắt giá sau những phát ngôn của nam sinh: Cần thành khẩn xin lỗi, sửa sai để tiến bộ

Sự việc đáng tiếc của cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đã trở thành bài học đắt giá nhưng điều quan trọng là cần sửa thành khẩn xin lỗi, sửa sai để tiến bộ.
Cát nơi ‘đắp chiếu

Cát nơi ‘đắp chiếu', chỗ 'phơi sương’ - nghịch lý công tác quản lý khai thác khoáng sản tại Lâm Đồng

Hàng triệu mét khối cát nạo vét từ lòng hồ thuỷ lợi, thuỷ điện tại Lâm Đồng đang 'đắp chiếu', 'phơi sương' không thể đưa ra thị trường vì chờ đấu giá.
Đừng đánh mất khoảnh khắc khi chỉ nhìn thế giới thu gọn qua

Đừng đánh mất khoảnh khắc khi chỉ nhìn thế giới thu gọn qua 'con mắt' điện thoại

Điện thoại thông minh - bạn đồng hành ghi lại mọi khoảnh khắc nhưng ranh giới giữa sử dụng hợp lý và lạm dụng, lệ thuộc vào nó vẫn là điều đáng để suy ngẫm.
Giao dịch lan đột biến tiền tỷ: Chuyện nực cười từng

Giao dịch lan đột biến tiền tỷ: Chuyện nực cười từng 'đột tử' vì sao lại được 'hồi sinh' tạo sóng?

Giao dịch lan đột biến 20 tỷ lại gây ồn ào, phải chăng là chiêu tạo sóng, thổi giá mới?. Trong khi trước đó, nhiều người từng tán gia bại sản vì loại cây này.
Đổi nhà 20 tỷ lấy lan đột biến,

Đổi nhà 20 tỷ lấy lan đột biến, 'cơn sốt' quay trở lại hay chiêu 'lùa gà'?

Từ đầu năm 2024 đến nay, các giao dịch về lan đột biến bắt đầu có dấu hiệu “sốt” trở lại khi xuất hiện nhiều cuộc ngã giá từ vài triệu đến hàng chục tỷ đồng.
Giải pháp nào để phát triển trò chơi điện tử

Giải pháp nào để phát triển trò chơi điện tử 'made in Vietnam'?

Để phát triển ngành trò chơi điện từ tại Việt Nam, điểm mấu chốt đến từ việc thay đổi nhận thức và tăng cường nguồn lực cho loại hình giải trí này.
Công trình của niềm tin, sức mạnh đại đoàn kết

Công trình của niềm tin, sức mạnh đại đoàn kết

Dòng điện từ đường dây 500kV mạch 3 đã thông suốt liên miền, mang theo niềm tin, niềm tự hào của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.
Đường dây 500KV mạch 3: Lời cam kết mạnh mẽ với nhà đầu tư nước ngoài

Đường dây 500KV mạch 3: Lời cam kết mạnh mẽ với nhà đầu tư nước ngoài

Đường dây 500KV mạch 3 vận hành sau thời gian thi công kỷ lục là lời cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài về bảo đảm ổn định nguồn điện.
Đấu giá quyền sử dụng đất: Bao giờ “cò” hết đất diễn?

Đấu giá quyền sử dụng đất: Bao giờ “cò” hết đất diễn?

Những phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở ngoại thành Hà Nội khiến dư luận choáng váng gần đây đang đặt ra câu hỏi về quản lý một bộ phận môi giới bất động sản.
Trang Trần quỳ gối cạnh cờ ba sọc: Đừng vô ơn

Trang Trần quỳ gối cạnh cờ ba sọc: Đừng vô ơn ''đổ thêm 'dầu vào lửa''

Bị phát hiện quỳ gối cạnh cờ ba sọc, Trang Trần quay sang thách thức, như ''đổ thêm dầu vào lửa” trước cơn giận dữ của cư dân mạng.
Sản phẩm OCOP chưa “trưởng thành” khó vào siêu thị

Sản phẩm OCOP chưa “trưởng thành” khó vào siêu thị

Kỳ vọng vào siêu thị nhưng cũng lại mong muốn “một mình một đường ray”, khiến sản phẩm OCOP chưa thể đến với người tiêu dùng qua kênh phân phối hiện đại.
Vụ hoa hậu Phương Lê: Cần có chế tài hành chính để hành vi

Vụ hoa hậu Phương Lê: Cần có chế tài hành chính để hành vi 'chế' lời Quốc ca không tái diễn

Việc cần có chế tài hành chính để xử lý hành vi 'chế' lời Quốc ca như của Phương Lê không những cần thiết, mà đã được nhiều quốc gia áp dụng và có hiệu quả.
Nghịch lý trong hoạt động tuyển dụng: Văn hóa đọc chưa được coi trọng đúng mức

Nghịch lý trong hoạt động tuyển dụng: Văn hóa đọc chưa được coi trọng đúng mức

Hầu hết các chủ doanh nghiệp không hoặc chưa hình thành văn hóa đọc khiến cho các hồ sơ ứng tuyển của ứng viên cao cấp trở nên vô tác dụng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động