Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ngày này năm xưa 22/11: Thành lập Vụ Pháp chế; Quy định hệ thống tiêu chí chương trình thương hiệu quốc gia

Ngày này năm xưa 22/11, thành lập Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương); Quy định hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Ngày này năm xưa 21/11: Thông qua Luật Hoá chất; ban hành Nghị định hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Ngày này năm xưa 19/11: Phê duyệt Quy hoạch Trung tâm điện lực; bàn giao Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn Ngày này năm xưa 20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam; khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Mơ

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Vuasanca tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 22/11 trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

* Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 22/11/1916, ngày sinh của Giáo sư Phạm Huy Thông. Ông là một tác giả đáng chú ý trong phong trào Thơ Mới với các tập thơ và kịch thơ: Yêu đương, Anh Nga, Tần Ngọc, Tiếng địch sông Ô...

Ngày 22/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp. Sắc lệnh quy định cách thức tổ chức chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước.

Chính quyền ở mỗi địa phương sẽ có hai cơ quan: Thay mặt cho dân là Hội đồng nhân dân, do phổ thông đầu phiếu bầu ra, và vừa thay mặt cho dân, vừa đại diện cho Chính phủ là Uỷ ban hành chính, do Hội đồng nhân dân đề cử. Sắc lệnh quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính mỗi cấp.

Ngày này năm xưa 22/11:
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trao tặng Bằng khen cho tập thể Vụ Pháp chế

Ngày 22/11/1982, thành lập Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương. Trong 41 năm qua, với sự chỉ đạo sát sao của Ban Cán sự đảng, Đảng ủy và lãnh đạo Bộ Công Thương, sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong và ngoài Bộ, sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của lãnh đạo, công chức Vụ Pháp chế qua các thời kỳ, Vụ Pháp chế đã từng bước phát triển và trưởng thành, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ngày càng hiệu quả, chất lượng.

Vụ Pháp chế luôn giữ vai trò nòng cốt là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương trong công tác xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính thống nhất, khả thi, minh bạch trước khi được ban hành và đi vào thực tiễn cuộc sống.

Ngày 22/11/1997, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 08/1997/QĐ-BCN về việc chuyển giao Viện Điều dưỡng Vũng Tàu trực thuộc Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam về trực thuộc Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công nghiệp.

Ngày 22/11/2004, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 137/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Dệt Đông Nam thành Công ty cổ phần Dệt Đông Nam; Quyết định 141/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Dệt lụa Nam Định thành Công ty cổ phần Dệt lụa Nam Định; Quyết định 140/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Sản xuất thiết bị điện thành Công ty cổ phần Chế tạo thiết bị điện; Quyết định 138/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Khoáng chất công nghiệp và Cơ khí mỏ thành Công ty cổ phần Khoáng sản và Cơ khí.

Ngày 22/11/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 302/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Cà Mau; Quyết định 303/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Gia Lai.

Cùng ngày, Bộ Thương mại ban hành Quyết định 2776/2005/QĐ-BTM uỷ quyền cho ban quản lý khu kinh tế Nhơn Hội quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngày 22/11/2006, Quyết định 39/2006/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm.

Ngày 22/11/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 53/2012/QĐ-TTg về việc ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.

Ngày 22/11/2012, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 7082/QĐ-BCT về việc ban hành Quy chế hoạt động Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.

Ngày 22/11/2014, Bộ Công Thương ban hành Công văn số 11747/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.

Ngày 22/11/2019, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 33/2019/TT-BCT quy định Hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Theo Thông tư, tiêu chí đối với sản phẩm đăng ký xét chọn gồm: Là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam theo quy định của pháp luật; sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Về tiêu chí đối với doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký xét chọn: Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam; là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ của sản phẩm đăng ký xét chọn; có thời gian hoạt động tối thiểu từ 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn; tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh, bảo vệ môi trường, lao động, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ về tài chính, thuế và các nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước.

Các tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam bao gồm: Chất lượng; đổi mới sáng tạo; năng lực tiên phong.

* Sự kiện quốc tế

Ngày 22/11/1916: Nhà văn người Mỹ Jack London qua đời. Ông là một trong những tác giả rất được yêu thích trên toàn thế giới. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng đã được dịch ra tiếng Việt như: "Tình yêu cuộc sống", "Tiếng gọi nơi hoang dã", "Nanh trắng", "Martin Eden"…

Ngày 22/11/1943, Lebanon chính thức tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, sau khi giành độc lập, những bất ổn chính trị đẩy quốc gia này tới những cuộc nội chiến và khủng hoảng kéo dài hàng chục năm. Mãi đến năm 2016, đất nước Lebanon mới chính thức được bình yên.

Ngày 22/11/1963, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát tại thành phố Dallas, bang Texas. Ông Kennedy được xác định bị Lee Harvey Oswald bắn trọng thương khi đang tham gia diễu hành vận động bầu cử.

Ngày 22/11/2005, Angela Merkel trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Đức. Sau 4 nhiệm kỳ lãnh đạo nước Đức, Angela Merkel đã rời khỏi cương vị người đứng đầu chính phủ vào năm 2021. Bà đã để lại những di sản chính trị có ảnh hưởng sâu sắc đến nước Đức nói riêng và Liên minh châu Âu (EU) nói chung.

Angela Merkel được người dân Đức xem như một vị lãnh đạo vĩ đại. Bà cũng liên tục góp mặt trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới do Tạp chí Forbes bình chọn.

* Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 22/11/1956, 7 giờ 30 phút, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự và chứng kiến lễ Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc, nhân chuyến thăm hữu nghị Việt Nam của Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Thủ tướng Chu Ân Lai dẫn đầu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm cán bộ, công nhân Nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội (năm 1959)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm cán bộ, công nhân Nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội (năm 1959)

Cùng ngày, Bác Hồ họp Hội nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng nghe báo cáo về Hội nghị cán bộ tỉnh và Hội nghị Tỉnh ủy Phú Thọ; tình hình ở Vĩnh Phúc; kế hoạch công tác của các đoàn thể quần chúng; việc điều động cán bộ bổ sung cho các khu ủy, tỉnh ủy; công tác sửa sai và một số vấn đề khác.

Ngày 22/11/1957, Bác Hồ dừng chân nghỉ tại Irkutsk. Tại đây, Người gửi điện cảm ơn các vị lãnh đạo Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Liên Xô đã dành tình cảm nồng nhiệt cho Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian Đoàn dự lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười.

Cũng cùng ngày, Bác Hồ rời Irkutsk đi Trung Quốc và dừng chân nghỉ ở đây (từ ngày 23/11 đến ngày 24/12/1957) theo lời mời của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Ngày 22/11/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục dự Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế. Trong ngày, Người gửi điện mừng tới Tổng thống nước Cộng hoà Lebanon Fuad Chehab, nhân dịp kỷ niệm ngày Cộng hoà Lebanon tuyên bố độc lập.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Nhằm chống lãng phí tài nguyên, đại biểu Quốc hội đề nghị sử dụng tro xỉ các nhà máy nhiệt điện thay thế vật liệu san lấp nền đường giao thông.
Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng:

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Vụ công ty GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng từ tiền góp tài sản của hơn 7.500 khách hàng dấy lên hồi chuông báo động trong quản lý, giám sát công ty huy động vốn.
Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Công an TP. Hồ Chí Minh đang tạm giữ ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây do liên quan đến ma tuý. Trước đó, nhiều nghệ sĩ cũng từng dính dáng đến tệ nạn xã hội này.
Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Giá vàng đang trượt dốc mạnh kể từ khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngã ngũ. Trong khi đó, nhu cầu huy động vốn của ngân hàng tăng cao, dấy lên cuộc đua lãi suất.
Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Giá vàng trong nước những ngày gần đây liên tục nhảy múa, tăng giảm liên tục chỉ trong ngày hoặc thậm chí vài giờ... kéo theo sự "quay cuồng" của người mua.

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Nhằm hỗ trợ người nghèo tham gia 'lưới' an sinh, hơn 1.200 sổ bảo hiểm xã hội, 9.260 thẻ bảo hiểm y tế tổng giá trị gần 16 tỷ đồng được trao tặng sau bão Yagi.
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Sửa đổi Luật Hóa chất: Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) đang trình Quốc hội cho ý kiến được đánh giá sẽ góp phần nâng cao công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Thất bại nhưng không nản, người phụ nữ U60 bán nhà để hiện thực khát vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới đã bắt đầu gặt hái được những thành công.
Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định 2960/QĐ-BCT ngày 6/11 về phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'

Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh Lai Châu) đã huy động cán bộ chiến sĩ giúp đỡ hộ dân sinh sống tại huyện Nậm Nhùn khắc phục, sửa chữa nhà ở bị xuống cấp…
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Với phương châm “mưa dầm thấm đất” của kỹ sư Lê Trọng Phước Sơn, hiện đang công tác tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, các vụ tai nạn về điện được giảm thiểu.
Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Trước xu thế phát triển ô tô điện, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để đồng bộ, mở rộng quy mô hệ thống trạm sạc.
Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đánh giá cao và đồng thuận với Luật Điện lực (sửa đổi), ông khẳng định chính sách đã rõ ràng, thực thi sớm sẽ đảm bảo an ninh điện.
Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng, Luật Điện lực (sửa đổi) cần thông qua càng sớm càng tốt đối với những nội dung đã rõ ràng và nhận được sự đồng thuận cao.
Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Chưa hết năm 2024 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã chắc chắn có một năm báo hỷ khi riêng kim ngạch 10 tháng của năm 2024 đã vượt kỷ lục của cả năm 2023.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho rằng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đáp ứng các mục đích, mục tiêu và quan điểm xây dựng luật của Đảng, Nhà nước đề ra.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Không chỉ đảm bảo an ninh, an toàn hóa chất, nhiều ý kiến kỳ vọng Luật Hóa chất (sửa đổi) sẽ tạo ra những thay đổi mới trong nền kinh tế Việt Nam.
Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đã đến lúc cần phải chấm dứt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có liên quan khi để các dự án đội vốn, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách.
Đồng Nai: Minh

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân

Sau 4 năm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ việc tặng rau miễn phí cho người lao động khó khăn, cuộc sống của anh Phạm Hồng Minh (Minh “râu”) có nhiều thay đổi.
Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Bộ Công Thương vừa ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong bộ thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO.
Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban tổ chức, kết thúc đợt 2 (tháng 10), tính đến ngày 31/10, đã có hơn 4.500 thành viên cả trong và ngoài ngành Công Thương tham gia cuộc thi.
Từ vụ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Thời gian qua, nhiều kẻ xấu đội lốt hoạt động tâm linh, dùng chiêu trò mê tín dị đoan trên mạng xã hội với mục đích lừa đảo, trục lợi bất chính.
Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Lần đầu tiên một cá nhân trốn thuế nhiều tỷ đồng khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử đã bị cơ quan công an tiến hành lập hồ sơ truy tố.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động