Ngày này năm xưa 3/6: Ngày truyền thống ngành Công nghiệp Việt Nam
Chuyên mục Ngày này năm xưa trên Vuasanca tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương; sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các sự kiện quốc tế ngày 3/6.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
Ngày 3/6/1290, ngày mất của Trần Hoảng. Ông là Vua thứ hai nhà Trần, miếu hiệu Thánh Tông, sinh ngày 13/10/1240 tại làng Tức Mạc, phủ Thiên Trường, Nam Định. Ông ở ngôi 21 nǎm, truyền ngôi cho con là Nhân Tông rồi làm Thái thượng hoàng. Khi quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai và thứ ba, ông đã cùng vua con lãnh đạo cuộc kháng chiến thắng lợi. Sau đó, ông về Bắc cung tu Phật, chuyên tâm soạn kinh sách Phật. Ông còn để lại các tác phẩm: Di hậu lục, Cờ cửu lục, Thiền tông liễu ngộ ca, và 6 bài thơ ghi chép ở Đại Việt sử ký toàn thư và Việt âm thi tập.
Ngày 3/6/1941, Tạp chí "Tri Tân" ra số đầu tiên tại Hà Nội. Đây là tuần báo chuyên khảo cứu về vǎn hoá và lịch sử dân tộc của nhiều học giả có tên tuổi đương thời. Tờ báo tồn tại cho đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nǎm 1945.
Ngày 3/6/1957, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh 017-SL thành lập các quân khu: Quân khu Đông Bắc trên cơ sở khu Đông Bắc thuộc Liên khu Việt Bắc; Quân khu Hữu Ngạn ở hữu ngạn Sông Hồng; Quân khu Tả Ngạn ở tả ngạn Sông Hồng; Quân khu Tây Bắc.
Ngày 3/6/1963, hàng trăm sinh viên Huế biểu tình phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp tôn giáo; cảnh sát giải tán đám đông bằng hơi cay. Sau đó, chính quyền Ngô Đình Diệm ra lệnh phong tỏa chùa Từ Đàm (Huế) và chùa Xá Lợi (Sài Gòn). Đây là một trong những dấu mốc đánh dấu căng thẳng đỉnh điểm trong “Biến cố Phật giáo 1963”.
Ngày 3/6/1975, Quốc hội khóa V nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa họp kỳ họp thứ nhất. Đây là kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất Bắc-Nam đầu tiên của nước ta sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã bầu Chủ tịch quốc hội Trường Chinh, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Phó chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Ngày 3/6/1989, ngày mất của nhà thơ, nghệ sĩ nhân dân Thế Lữ tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, sinh ngày 6/10/1907 tại Hà Nội. Ông có chân trong Tự lực vǎn đoàn, là một trong những người khởi xướng phong trào Thơ mới. Sau cách mạng Tháng Tám nǎm 1945, Thế Lữ chuyển sang hoạt động sân khấu, đã viết một số kịch bản và dịch một số vở kịch của các tác giả nước ngoài. Các tác phẩm chính của Thế Lữ gồm có: "Mấy vần thơ", "Vàng và máu", "Bên đường thiên lôi", "Gió trǎng ngàn", "Trại Bồ Tùng Linh". Bài thơ nổi tiếng "Nhớ rừng" của ông chính là tâm sự đương thời trước nỗi đau làm người dân thuộc địa.
Ngày 3/6/2009, Công ty cổ phần Tân Cảng - Cái Mép đón chuyến tàu đầu tiên |
Ngày 3/6/2009, Công ty cổ phần Tân Cảng - Cái Mép đón chuyến tàu đầu tiên. Tân Cảng - Cái Mép là cảng nước sâu đầu tiên của Việt Nam đón tàu mẹ và có tuyến dịch vụ vận tải trực tiếp sang bờ Tây nước Mỹ. Việc cảng nước sâu Tân Cảng - Cái Mép đi vào hoạt động và các hãng tàu triển khai tuyến dịch vụ trực tiếp sang Mỹ đã thu hút sự chú ý rất lớn của các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam và thế giới. Việc triển khai tuyến chạy thẳng từ Việt Nam tới các Cảng khu vực châu Mỹ góp phần tích cực vào việc giảm chi phí và thời gian vận chuyển hàng và giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Ngày 3/6/1996, ban hành Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa Achentina và Chính phủ CHXHCN Việt Nam về hợp tác kinh tế và thương mại.
Ngày 3/6/1996, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 1486/1996/QĐ-BCN về việc thành lập Hội đồng xét duyệt chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO).
Ngày 3/6/1999, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 30/1999/QĐ-BCN Về việc thành lập Công ty Cơ khí Hoá chất Hà Bắc.
Ngày 3/6/1999, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 31, 32, 33 Về việc thành lập Công ty Điện lực Đồng Nai, Công ty Cơ điện Thủ Đức, Công ty Cơ điện Thủ Đức trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
Ngày 3/6/2002, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2002/NĐ-CP về Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
Ngày 3/6/2005, Chính phủ ban hành Quyết định số 459/QĐ-TTg về ngày truyền thống ngành Công nghiệp Việt Nam |
Ngày 3/6/2005, Chính phủ ban hành Quyết định số 459/QĐ-TTg về ngày truyền thống ngành Công nghiệp Việt Nam.
Ngày 3/6/2008, Quốc hội thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngày 3/6/2008, Quốc hội thông qua Luật thuế giá trị gia tăng.
Ngày 3/6/2013, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3584/QĐ-BCT về việc bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng (đá hoa), felspat, cao lanh và magnezit đến năm 2015, có xét đến năm 2025.
Ngày 3/6/2013, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3582/QĐ-BCT phê duyệt "Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Đông Nam bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".
Sự kiện quốc tế
Ngày 3/6/1923, phụ nữ Italy bắt đầu có quyền bầu cử.
Ngày 3/6/1940, không quân phát xít Đức ném bom thành phố Paris, khiến 254 người thiệt mạng, phần lớn trong số đó là dân thường.
Ngày 3/6/1942, Nhật Bản bắt đầu chiến dịch quần đảo Aleutian trong Chiến tranh thế giới thứ II bằng việc ném bom đảo Unalaska. Đây là lãnh thổ duy nhất của Mỹ bị chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ II. Mỹ đã triển khai chiến dịch đổ bộ tái chiếm quần đảo vào đầu năm 1943.
Ngày 3/6/1970, gene nhân tạo đầu tiên được tái tổ hợp trong phòng thí nghiệm. Tác giả của công trình này là Tiến sĩ H. Gobind Kharana thuộc Trường Đại học Wisconsin. Thành công này đánh dấu một bước tiến mới trên con đường tổng hợp vật chất di truyền trong thực vật, động vật và con người.
Ngày 3/6/1875, nhạc sĩ người Pháp Gióocgiơ Bidê mất tại Bugivan gần Pari. Nhạc sỹ sinh ngày 25/10/1838 tại Pari. Với nhiều vở Ôpêra, đặc biệt là vở "Cácmen" (theo truyện của Mêrimê) ông đạt tới đỉnh cao nhất của nghệ thuật Ôpêra theo chủ nghĩa hiện thực của Pháp và thế giới ở cuối thế kỷ XIX.
Ngày 3/6/2017, vụ tấn công khủng bố trên Cầu London (London Bridge) khiến 8 người thiệt mạng. Nhóm khủng bố gồm 3 tên là Khuram Shazad Butt (27 tuổi), Rachid Redouane (30 tuổi) và Youssef Zaghba (22 tuổi).
Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 3/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành chính thức được nhận việc làm phụ bếp trên tàu Admiral Latouche Tréville (Đô đốc Latouche Tréville). Nguyễn Tất Thành nhận thẻ nhân viên của tàu với tên mới là Văn Ba, được trả mức lương 45 Franc/tháng. Admiral Latouche Tréville là một trong 6 chiếc tàu cỡ lớn chuyên chạy tuyến Pháp - Đông Dương, vừa chở hàng vừa chở khách, thuộc quyền sở hữu của hãng Năm Sao. Vào thời điểm đó, tàu Admiral Latouche Tréville đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Marseille, Pháp.
Nguyễn Tất Thành nhận thẻ nhân viên của tàu với tên mới là Văn Ba, được trả mức lương 45 Franc/tháng. Ảnh minh họa |
Ngày 3/6/1926, từ Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc gửi báo cáo cho Quốc tế Cộng sản về những công việc đã làm kể từ khi tới Thái Lan, bao gồm tổ chức Hội Liên hiệp nông dân của những đồng bào Việt Nam sống tại Thái Lan, một tổ thiếu nhi, một tổ phụ nữ cách mạng, một trường huấn luyện chính trị và xuất bản tờ Báo Thanh Niên. Báo cáo cũng đề cập đến Hội Liên hiệp các thuộc địa ở Paris, 2 tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) và Việt Nam Hồn và yêu cầu được cung cấp báo chí và tài liệu tuyên truyền.
Ngày 3/6/1946, trong hành trình thăm Pháp, trả lời một tờ báo lớn ở Cancutta về vấn đề “Liên bang Đông Dương” và “Liên hiệp Pháp”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ quan điểm: “Thực là một sự mỉa mai nếu lại đặt cho Đông Dương một viên toàn quyền, song tôi hy vọng rằng cuộc đàm phán chính thức ở Paris sẽ có kết quả tốt... Việt Nam không có tham vọng gì về đất đai của hai nước láng giềng…”.