Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nghệ An: Trên 3.600ha sắn bị bệnh, người dân thiệt hại lớn

Người dân trồng sắn tại Nghệ An đang hết sức lo lắng khi bệnh khảm lá lây lan mạnh, phủ rộng đến trên 3.600ha và đang tiếp tục gia tăng.

Theo thống kê từ Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An, toàn tỉnh hiện trồng trên 11.800ha sắn, trong đó có trên 3.600ha nhiễm bệnh khảm lá. Bệnh khảm lá sắn khiến sản lượng sắn nguyên liệu giảm 30 - 40% so với không nhiễm bệnh nên gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân ở vùng nguyên liệu.

Theo người dân trồng sắn, nơi đây là vùng nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy với diện tích trên 9.000ha, với năng suất bình quân đạt trên 268 tạ/ha sắn nguyên liệu. Các huyện như Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu… là địa phương có diện tích nhiễm bệnh khảm lá sắn cao nhất.

Nghệ An: Trên 3.600ha sắn bị bệnh, người dân thiệt hại lớn
Vườn sắn của một hộ dân tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An bị nhiễm bệnh khảm lá

Huyện Thanh Chương có tổng diện tích sắn khoảng 2.000ha, và xuất hiện nhiều nhất tập trung tại các xã Thanh Ngọc, Thanh Hòa, Thanh Nho... với tổng diện tích nhiễm bệnh khoảng gần 20ha.

Huyện Tân Kỳ có diện tích 2.400ha sắn nhưng đã có tới 1.700ha nhiễm bệnh khảm lá. Hiện, người dân đang tập trung nhổ bỏ, tiêu hủy và xử lý đất trồng.

Ông Trịnh Thạch Lam, Trưởng phòng Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến bệnh khảm lá sắn đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng.

Để xử lý bệnh, Chi cục đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các địa phương hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng gặp một số khó khăn như: nguồn giống sạch bệnh trên địa bàn tỉnh là rất ít bởi hầu hết các địa phương đều đã có diện tích xuất hiện bệnh khảm lá sắn. Trong khi đó, người dân chủ yếu sử dụng lại nguồn giống đã bị bệnh để trồng lại, không mua giống tại các vùng sạch, an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An đã hướng dẫn.

Bên cạnh đó, theo hướng dẫn, với các vùng có trên 70% diện tích bị bệnh cần tiêu hủy để hạn chế lây lan. Tuy nhiên, trên diện tích sắn bị nhiễm bệnh người dân vẫn thu hoạch từ 60 - 70% sản lượng nên hầu hết bà con nông dân không chủ động tiêu hủy mà vẫn để vậy để thu hoạch, vớt vát nguồn vốn đã đầu tư.

Thực tế, ghi nhận tại nhiều địa phương, sau khi bệnh khảm lá khoai mì xuất hiện, người dân thường bỏ vườn không chăm sóc, không thu gom tiêu hủy cây nhiễm bệnh theo hướng dẫn hoặc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật để trừ bọ phấn trắng (môi giới truyền bệnh). Từ đó, bệnh càng lây lan rộng hơn.

Nghệ An: Trên 3.600ha sắn bị bệnh, người dân thiệt hại lớn
Với các diện tích sắn bị nhiễm bênh khảm lá, sản lượng giảm từ 30 - 40% nên gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân

Anh Trần Văn Nhâm ở xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương cho biết, bà con ở đây chủ yếu trồng sắn phục vụ cho nhà máy ở huyện. “Năm nay 7,5ha sắn vừa nảy mầm khỏi mặt đất đã xuất hiện bệnh khảm lá, đến nay, trên 4ha sắn đã nhiễm bệnh. Vừa rồi, hơn nửa diện tích sắn nhiễm bệnh phải nhổ bỏ, tiêu hủy, mất trắng cả trăm triệu đồng, chờ cuối vụ thu hoạch được bao nhiêu ăn bấy nhiêu…”.

Tương tự, vườn sắn của gia đình chị Trần Thị Hoa ở xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn có 4ha sắn nguyên liệu. Thời điểm này, phần lớn diện tích sắn của gia đình đều bị bệnh khảm lá. Không chỉ gia đình chị Hoa, nhiều hộ dân khác trong xã cũng lâm vào cảnh tương tự khiến người dân đứng ngồi không yên.

Theo chị Hoa, nếu không bị bệnh, với giá sắn cao gần 2.000 đồng/kg, người trồng có thể thu lãi từ 20 - 25 triệu đồng/ha. Nhưng, với việc cây sắn nhiễm bệnh khảm lá như hiện nay sẽ khiến người trồng thiệt hại rất lớn.

Ông Trần Quốc Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn cho biết, đến thời điểm hiện nay, do bệnh khảm lá sắn có những hộ mất đến 80%, những hộ ít thì mất từ 10 - 20% diện tích cây sắn nguyên liệu. Vì bệnh khảm lá do virus gây ra nên không thể cứu chữa được.

Cũng theo ông Trịnh Thạch Lam, để hạn chế bùng phát bệnh khảm lá sắn, sau khi thu hoạch sắn, người dân cần vệ sinh, tiêu hủy sạch nguồn bệnh trên đồng ruộng; tuyệt đối không sử dụng nguồn giống tại các diện tích đã bị bệnh để trồng lại cho vụ sau. Các địa phương vùng trồng sắn cần chủ động tìm kiếm các nguồn giống sạch bệnh từ các địa phương chưa có diện tích nhiễm bệnh hoặc tự chọn lựa những cây chưa bị bệnh ở trên đồng ruộng để làm giống trồng lại.

Các ruộng sắn bị bệnh nặng trên 70% diện tích cần tiêu hủy, nếu còn thời vụ thì sử dụng nguồn giống sạch trồng lại, nếu đã hết thời vụ có thể chuyển sang trồng các cây màu ngắn ngày khác. Bên cạnh đó, người dân cần thường xuyên giám sát ruộng sắn để phát hiện sự gây hại của bọ phấn trắng, nếu số lượng bọ phấn nhiều phải sử dụng biện pháp hóa học để phòng trừ, hạn chế sự lây lan sang các diện tích khác.

Thời điểm này, sắn vừa lên khỏi mặt đất từ 15-20 cm, nguồn bệnh chủ yếu đang ở trong thân cây, trong các hom giống đã bị bệnh. Sắp tới, khi nắng lên, bọ phấn trắng phát triển mạnh thì chắc chắn, diện tích nhiễm bệnh khảm lá sẽ tăng nhanh nếu không xử lý triệt để, kịp thời”, ông Trịnh Thạch Lam khuyến cáo.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng cao

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng cao

Thanh Hóa: Kinh tế tập thể tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho khu vực nông thôn

Thanh Hóa: Kinh tế tập thể tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho khu vực nông thôn

Điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Thái Bình đề xuất hỗ trợ phục hồi làng nghề truyền thống

Thái Bình đề xuất hỗ trợ phục hồi làng nghề truyền thống

Quảng Ninh: Nỗ lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt, bảo vệ môi trường

Quảng Ninh: Nỗ lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt, bảo vệ môi trường

Đồng Nai: Tân Phó Bí thư Thành ủy Biên Hòa là ai?

Đồng Nai: Tân Phó Bí thư Thành ủy Biên Hòa là ai?

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu được giao điều hành Tỉnh ủy Nghệ An

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu được giao điều hành Tỉnh ủy Nghệ An

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Bắc Ninh kiên quyết xử lý các đơn vị làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bắc Ninh kiên quyết xử lý các đơn vị làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Cần Thơ: Cơ hội trải nghiệm gian hàng ảo tại Tech4Agri CanTho 2024

Cần Thơ: Cơ hội trải nghiệm gian hàng ảo tại Tech4Agri CanTho 2024

Lai Châu: Phát động cuộc thi tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Lai Châu: Phát động cuộc thi tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 6

Thừa Thiên Huế: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 6

Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Đòn bẩy' phát triển sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Thanh Hóa tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc

Thanh Hóa tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc

Xem thêm