Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nghị quyết và thực tiễn phải song hành

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương về "Góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng", PGS.TS Phạm Xuân Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có bài viết đăng trên báo Hà Nội mới, xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.  
Nghị quyết và thực tiễn phải song hành
Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ năng lực, phẩm chất đạo đức luôn hoàn thành nhiệm vụ trên từng vị trí công tác là yêu cầu đối với các cấp ủy Đảng. Ảnh: Trần Hải

Nghị quyết và thực tiễn phải song hành

Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng có tiêu đề: "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Có thể hình dung tư tưởng chính trị của Đại hội XII phản ánh qua các chủ trương lớn để đạt mục tiêu "sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại". 5 chủ trương bao trùm mang tính chiến lược của Đảng là:

- Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới.
- Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định.
- Xây dựng nền tảng một nước công nghiệp.

Trong 5 chủ trương trên thì "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh" là cốt lõi, là nền tảng quyết định sự thành công của các chủ trương còn lại. Bước vào thời kỳ chuẩn bị nền tảng cho một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thì "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh", một vấn đề đã được đề cập và vẫn đang là một trong những chủ trương quan trọng của Đại hội XII, được xác định đầu tiên trong tiêu đề Dự thảo Báo cáo chính trị. Bởi lẽ, trên chặng đường đổi mới, "một bộ phận không nhỏ" đảng viên của Đảng đã biến chất, thoái hóa; làm cho sức mạnh của Đảng bị giảm sút; làm cho niềm tin nơi dân bị giảm sút.

Mặt khác, giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội được tiến hành trong điều kiện vừa nghiên cứu, vừa thực hiện và vừa điều chỉnh cho phù hợp với quy luật phát triển. Chính vì thế, sự tồn vong của chế độ, sức mạnh nội lực quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và muốn vững mạnh, trước hết phải trong sạch.

Đảng ta là một tổ chức chính trị của những người cộng sản Việt Nam, trong đấu tranh giành độc lập và bảo vệ độc lập dân tộc, nhiều đảng viên trung kiên đã hy sinh cuộc đời mình cho mục tiêu cao cả là giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Chính họ là nguồn sức mạnh cuốn hút hàng triệu quần chúng đi theo Đảng và tấm gương tự trọng, trung thực của họ đã làm nên "Đảng là đạo đức, là văn minh". Một Đảng có những đảng viên như thế, Đảng đó phải trong sạch, Đảng đó sẽ quy tụ được trí tuệ xã hội để làm nên sức mạnh, Đảng đó phải được dân tin, dân theo, dân ủng hộ.

Trong ba mươi năm đổi mới, những thành tựu về mọi mặt của đất nước không tách rời năng lực cầm quyền của Đảng trong xu thế phát triển của thời đại. Điều đó phản ánh qua nội lực quốc gia, qua thế và lực của đất nước trên trường quốc tế hôm nay. Tôi thiển nghĩ rằng, đất nước sẽ mạnh hơn, nhân dân sẽ giàu hơn, thế và lực của đất nước sẽ tăng nếu như không có tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí...; nếu như tội phạm và tệ nạn xã hội không còn diễn biến phức tạp; đạo đức xã hội không bị tổn thương; nếu như dân chủ được thực hành trên thực tế từ trong Đảng ra ngoài xã hội một cách thường xuyên, chân thành; nếu như kỷ cương, phép nước được giữ nghiêm...

Thực trạng hạn chế, yếu kém đã được Dự thảo Báo cáo chính trị nêu ra, chắc chắn gắn liền với trước hết là trách nhiệm lãnh đạo của Đảng. Dự thảo đã thẳng thắn chỉ ra để nghiêm túc tìm giải pháp khắc phục và phải khắc phục bằng được. Bởi lẽ, thực trạng ấy đang là trở lực ngăn cản sự phát triển, một trở lực tồn tại ngay trong lòng hệ thống Đảng. Cho nên, để khắc phục nguyên nhân của mọi nguyên nhân này, Đảng ta tiếp tục chủ trương "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh". Đây là chủ trương lớn của Đại hội XII.

Vị trí của chủ trương hết sức quan trọng, nhưng đây không phải lần đầu được nhắc đến mà 46 năm trước đã được Người sáng lập và lãnh đạo Đảng ta là Chủ tịch Hồ Chí Minh di huấn: Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân (Di chúc). Thuật ngữ "xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch vững mạnh" khá phổ biến trong các văn kiện của cấp bộ Đảng các cấp trong mấy thập kỷ nay. Song không phải hôm nay cần khám phá nội hàm mới trong khái niệm này, mà cần xác định rõ ràng, cụ thể về việc làm thế nào để Đảng ta trong sạch và vững mạnh.

Theo thiển nghĩ của tôi, để tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, trước hết, mọi đảng viên phải biết tự trọng, tự giác, gương mẫu, trong sáng, dám dấn thân, biết cống hiến hy sinh vì việc chung, biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trước khi nói đến phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Trong chiến tranh cách mạng, đa số đảng viên làm được thế, nhưng hôm nay, trong thời bình, không ít đảng viên bị gục ngã bởi “viên đạn” lợi ích với chất công phá là lòng tham và hiện nay một bộ phận không nhỏ đảng viên của Đảng bị vật chất cám dỗ dẫn đến thoái hóa, biến chất. Tổ chức Đảng mạnh phải có đảng viên có đạo đức, bản lĩnh và trí tuệ. Đó là những tố chất tạo nên bản chất văn hóa tổ chức Đảng. Song, văn hóa này do từng đảng viên, từng tổ chức Đảng góp sức, góp trí mà thành. Vũ khí vạn năng là "Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng" (Di chúc). Trong Đảng không đoàn kết, Đảng không có sức mạnh. Đánh giá tình hình, Dự thảo Báo cáo chính trị nêu: Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí... chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Vì sao thế? Phải chăng, trong tổ chức Đảng chưa thực hành dân chủ rộng khắp, chưa nghiêm chỉnh tự phê và phê bình nên chưa ngăn chặn, đẩy lùi được những thoái hóa biến chất? Nơi nào có đảng viên thoái hóa, nơi đó bản lĩnh và sức chiến đấu của đảng viên yếu kém. Hiện tượng mũ ni che tai, dĩ hòa vi quý trong sinh hoạt đảng, xét đến cùng là mầm mống làm suy yếu Đảng, hay nói khác đi là góp phần tự diễn biến một cách êm dịu.

Chừng nào còn có biểu hiện tư duy theo nhiệm kỳ, tư duy lợi ích nhóm, chừng nào đảng viên thoái hóa chưa vượt qua được sự cám dỗ vật chất, lòng tham vẫn ngự trị trong tư tưởng, tình cảm của họ, chừng ấy họ còn làm cho Đảng không trong sạch, sức mạnh cầm quyền của Đảng bị giảm sút. Trong sinh hoạt Đảng, đã đến lúc kỷ luật Đảng phải là kỷ luật sắt song hành cùng pháp luật nghiêm minh.

Sự trong sạch là tố chất để Đảng tập hợp trí tuệ. Trí tuệ và bản lĩnh của Đảng biểu hiện qua tính kỷ luật của nguyên tắc dân chủ, tập trung và qua việc khởi xướng, hoạch định những chủ trương, đường lối gắn với cuộc sống và đi vào cuộc sống một cách hiệu quả.

Nếu không giữ vững kỷ luật Đảng, nếu không có bản lĩnh đấu tranh loại trừ những hiện tượng làm suy yếu Đảng, thì những biểu hiện như: Nói không đi đôi với làm; nói hay làm dở; làm việc tùy tiện, vô nguyên tắc trong mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng, nhất là công tác cán bộ vẫn tồn tại, dẫn đến mất lòng tin nơi dân, gây tổn hại cho chế độ, làm nghèo đất nước; tình trạng thu vén lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình, họ hàng, lợi ích nhóm không thể đẩy lùi; nếu không có nghị quyết sát thực tế và đi vào cuộc sống thì 5 năm sau chúng ta lại phải nhắc đến những hạn chế, yếu kém hiện đang tồn tại. Vì thế, tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong 5 năm tới phải được nhận thức như một vấn đề cấp thiết. Hy vọng các nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ Đại hội XII sẽ đi vào cuộc sống. Nhất là 2 nhiệm vụ đầu tiên đã được tập trung cao độ bản lĩnh, trí tuệ, tổ chức để thực hiện:

1. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

2. Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Hai nhiệm vụ này nếu không được cụ thể hóa bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả với quyết tâm cao, có kiểm tra, giám sát thì nội dung nhiệm vụ nêu trên chỉ là khẩu hiệu. Công tác xây dựng đội ngũ ngay từ đầu khóa XI cũng đã được đề cập, nhưng triển khai không phải không có điều tiếng khi không bám sát tiêu chí "đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ". Đảng cần bản lĩnh ngăn chặn, loại bỏ mầm mống "con vua thì lại làm vua", nếu không tài cán hơn người. Đây là lợi ích gia đình, họ hàng, đây là tham nhũng quyền lực, mà tham nhũng quyền lực là tham nhũng gây thiệt hại lớn nhất cho đất nước, nhân dân sao không thấy. Phải bảo vệ uy tín, danh dự của Đảng trước nhân dân!

Về đổi mới bộ máy toàn bộ hệ thống chính trị đã được đề cập nhiều trong nhiều năm qua. Thực trạng hiện tại của hệ thống là cồng kềnh, nhân lực từ Trung ương tới cơ sở cấp xã rất lớn, nhiệm vụ có chỗ trùng lặp, khâu lãnh đạo không gắn sâu với thực tiễn; lãng phí nguồn nhân lực, không giải phóng được nguồn nhân lực cho sản xuất, dịch vụ; chi phí ngân sách quá lớn. Đây là bài toán lớn, khi giải sao cho có đáp số "tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" như nhiệm vụ thứ hai đã chỉ ra. Đó là trách nhiệm của Ban Chấp hành nhiệm kỳ khóa XII.

Hai nhiệm vụ nêu trên là then chốt mang tính quyết định đến sự thành công của những nhiệm vụ còn lại.

Những kỳ tích nhân dân ta đã làm nên dưới sự lãnh đạo của Đảng là to lớn và vĩ đại, nhưng để xứng đáng hơn nữa với máu xương của biết bao đồng bào, chiến sĩ, Đại hội XII của Đảng cần phải tạo tiền đề vững chắc để đưa chủ trương "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh" trở thành hiện thực trong cuộc sống. Đặc biệt, Đại hội có những quyết sách sao cho những yếu kém trầm trọng thuộc về con người trong Đảng sẽ không còn trong báo cáo đánh giá tình hình dịp Đại hội XIII.

Chỉ có trong sạch, vững mạnh, Đảng ta mới đủ nội lực, đủ uy tín để phát huy sức mạnh toàn dân tộc; trên nền sức mạnh ấy kết hợp với sức mạnh thời đại mới đủ khả năng đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; khi đó, mới nâng cao thế và lực để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định. Nếu không, sẽ không có đầy đủ tiền đề, điều kiện để sớm đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Thông qua tiếp cận nội dung trên, hy vọng và tin tưởng Đại hội lần thứ XII của Đảng thực hiện hiệu quả quan điểm: Bám sát thực tiễn để xây dựng Nghị quyết Đại hội XII sát với thực tiễn đất nước, để Nghị quyết đại hội và cuộc sống đất nước được song hành như hình với bóng.

Theo Báo Hà Nội mới
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Xây dựng nông thôn mới gắn liền nâng cao đời sống nhân dân

Xây dựng nông thôn mới gắn liền nâng cao đời sống nhân dân

5 năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn và đời sống người nông dân đã có nhiều thay đổi. Đây cũng chính là tiền đề, động lực để các địa phương tiếp tục xác định đẩy mạnh công việc này trong nhiệm kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, để làm được việc này cần phải đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân.
Đoàn đại biểu Đại hội Đảng lần thứ XII vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Đại hội Đảng lần thứ XII vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay (20/1), tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cùng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và các đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khắc phục bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực

Trước thềm Đại hội XII của Đảng, là nhà giáo nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu khoa học, được chứng kiến những bước thăng trầm của đất nước trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, những đổi thay trong xã hội những năm gần đây, cũng như trong ngành giáo dục - đào tạo (GDĐT) và khoa học - công nghệ (KHCN), tôi tin tưởng Đại hội lần này sẽ có những định hướng phù hợp nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của GDĐT và KHCN, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, khắc phục những bất cập hiện nay.
Làm thế nào để cả xã hội đừng

Làm thế nào để cả xã hội đừng 'quay cuồng' vào thi cử

TS Đặng Huỳnh Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Phải làm sao cho cả xã hội đừng có quay cuồng vào thi cử mà tập trung cho con em rèn luyện về đạo đức, nhân cách và có phương pháp tự học.
Vuasanca
: Góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng

Vuasanca : Góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng

Thực hiện Hướng dẫn số 01-HD/BCSĐ ngày 20/8/2015 và Hướng dẫn số 02-HD/BCSĐ ngày 16/9/2015 của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương hướng dẫn về việc điều chỉnh thời gian thảo luận, góp ý kiến các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng, sáng nay (30/10), Đảng bộ Vuasanca đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng. Toàn bộ cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo Công Thương đã tham gia và góp ý sôi nổi cho các dự thảo văn kiện.

Tin cùng chuyên mục

Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm”

Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm” 2

Các chính sách xã hội phải xuất phát từ thực tế đời sống của dân, bảo đảm nguyên tắc công bằng, tiến bộ, bình đẳng xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm”.

Bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai

Dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã đặt vấn đề "Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai". Đây là một chủ trương đúng đắn, thiết thực của Đảng và Nhà nước. Để góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội, phóng viên đã ghi lại một số ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên về vấn đề này.
Không tính được đầu ra, sản phẩm giáo dục “ế ẩm”?

Không tính được đầu ra, sản phẩm giáo dục “ế ẩm”?

Theo nhiều chuyên gia, việc sinh viên ra trường không có việc làm, thậm chí nhiều thủ khoa cũng thất nghiệp là do ngành giáo dục không quy hoạch đầu ra
Phát huy sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước

Phát huy sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước

Trong dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng có đề cập: "Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào định cư ở nước ngoài ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, góp phần tăng cường hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng; tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; có cơ chế chính sách thu hút đồng bào hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng và bảo vệ đất nước".

Thể chế hóa quyền dân chủ để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Phần XII, Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng với tiêu đề "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc" đã nêu ra phương hướng, nhiệm vụ: "Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam, tăng cường quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc".
Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra và phòng chống tham nhũng

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra và phòng chống tham nhũng

Dự thảo báo cáo chính trị và Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đánh giá các kết quả đạt được, các hạn chế yếu kém trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng chống tham nhũng.
Vì sao có cán bộ không dám nói

Vì sao có cán bộ không dám nói 'tiếng dân' 2

Ông Nguyễn Túc: Nhiều người ở trong cấp ủy, phụ trách công tác dân vận, mặt trận nhưng không dám nói trung thực tiếng nói của dân.
Xây dựng con người - vấn đề quan trọng bậc nhất về văn hóa

Xây dựng con người - vấn đề quan trọng bậc nhất về văn hóa

Trong Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng như trong Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020), chúng ta có thể nhận thấy vấn đề văn hóa được quan tâm đặc biệt, trong đó vấn đề xây dựng con người được đặt lên hàng đầu trong các vấn đề về văn hóa. Điều đó hoàn toàn đúng đắn cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
Thông tin hội nhập là giải pháp quan trọng

Thông tin hội nhập là giải pháp quan trọng

Thời gian qua, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, đời sống của nhân dân tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo (gọi tắt là vùng đặc biệt khó khăn) đã có nhiều thay đổi đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều cách biệt với các địa bàn khác, ước tính tỷ lệ hộ nghèo cao gấp hơn 3 lần bình quân cả nước.
Phát triển kinh tế biển, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo

Phát triển kinh tế biển, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo

Việt Nam có 3.200km bờ biển, có các vùng biển và thềm lục địa khoảng 1.000.000km2 với gần 3.000 đảo nằm rải rác từ Bắc đến Nam trên Biển Đông, bao gồm các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Biển, đảo Việt Nam có vai trò quan trọng về kinh tế, quân sự, chính trị, giữ vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các thế hệ người Việt Nam từ xưa luôn dựa vào biển và bảo vệ biển để mưu sinh và phát triển đất nước.

'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều' 1

Muốn phát huy sức mạnh toàn dân tộc không chỉ là kêu gọi, động viên một chiều mà phải giải quyết hài hòa lợi ích của người dân

Coi trọng, đổi mới công tác dân tộc

Tiếp xúc, trao đổi với một số cán bộ và người dân tộc về Đại hội XII của Đảng, họ nói: Đó là Đảng của ta, việc của Đại hội bàn và quyết định cũng là vì dân, là việc của dân, nhưng ý của Đảng phải hợp với lòng dân, vì Đảng và Bác Hồ "lấy dân làm gốc", dân là chủ nước nhà. Đồng thời, họ cũng có tâm tư, có quan tâm một số vấn đề về dân tộc, mong muốn gửi tới Đại hội XII của Đảng. Suy nghĩ từ thực tiễn của nước ta và kinh nghiệm của thế giới, tôi xin phản ánh mong muốn đó và đề nghị với Đảng như sau:

Cần có chiến lược cải thiện tầm vóc và thể trạng người Việt Nam

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng, với mục VIII- “Quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội”, thể hiện quan điểm mới về tư duy và sự chủ động của Nhà nước ta trong xử lý các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển.
"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Vấn đề trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng không nên đặt thành mục tiêu nguyên tắc, càng không phải là nguyên tắc cơ bản. Đức - Tài, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ là quan trọng hơn hết".

Vấn đề then chốt trong công cuộc đổi mới

Theo PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc, nội dung “Xây dựng Đảng” trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XII của Đảng được trình bày đầy đủ, toàn diện, thẳng thắn, cả kết quả, hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới và dài hạn hơn.
Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Sau khi nghiên cứu bản Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng về: “Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới”, trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí cao với bố cục và nội dung Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng. Tôi có mấy ý kiến bổ sung góp phần làm rõ thêm: Tăng cường quốc phòng -an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. 

Tập trung trí tuệ, tâm huyết, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện quan trọng của Đảng

Từ ngày 15-9-2015, Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Dự thảo Báo cáo "Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020" đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.

Vấn đề nhân sự trong xây dựng Đảng

Đảng lãnh đạo đất nước bằng thực hiện hai nhiệm vụ chính: Thứ nhất, đề ra đường lối chính trị cho công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước theo mục tiêu cơ bản: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhằm đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân, trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Thứ hai, xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ tinh thần và năng lực thực hiện đường lối chính trị trên.
Văn hóa - Nhân tố đảm bảo cho phát triển bền vững

Văn hóa - Nhân tố đảm bảo cho phát triển bền vững

Văn hóa chính là nguồn tài nguyên đặc biệt, nguồn tài nguyên vô tận, càng khai thác càng phát triển.

Cần có tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học để đánh giá cán bộ

Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XII của Đảng nêu: “Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu nhất qua nhiều nhiệm kỳ nhưng chưa có những tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học để khắc phục”. Đánh giá cán bộ đúng là việc khó, nhưng không có nghĩa không làm được. Chúng tôi rất đồng tình với Dự thảo Báo cáo Chính trị đã nêu, nguyên nhân của việc này là do chưa có những tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động