Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 11:30

Nguồn nhân lực chất lượng cao: Tiền đề cho phát triển logistics

Là ngành “xương sống” của nền kinh tế, nhưng thực trạng nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu của ngành logistics Việt Nam đang là thách thức không nhỏ. Đặc biệt, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là tiền đề, mấu chốt cho sự phát triển của các doanh nghiệp (DN) logistics Việt Nam trong điều kiện hội nhập sâu rộng.

Doanh nghiệp “khát” nhân lực

Ông Nguyễn Thành Phương - Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ - cho biết, Sao Đỏ đang tập trung đầu tư phát triển lĩnh vực mới là logistics với quy mô quy hoạch khoảng 170ha tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (Hải Phòng). Tuy nhiên, tập đoàn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao. “Các địa phương nên hình thành và liên kết với những trường đào tạo chuyên ngành về logistics, đặc biệt liên kết với nhà đầu tư từ nước ngoài trong việc đào tạo nguồn nhân lực này” - ông Nguyễn Thành Phương nói.

Nhân lực ngành logistics còn nhiều hạn chế

Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), ngoài khó khăn về vốn, DN logistics Việt Nam đang phải đối mặt với tình hình thiếu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, lao động được đào tạo bài bản trong lĩnh vực dịch vụ logistics. Theo kết quả khảo sát của hiệp hội, số lao động được đào tạo bài bản về dịch vụ logistics chỉ chiếm khoảng 5 - 7% số lao động hiện đang làm việc trong lĩnh vực này…

Quy mô đào tạo chính quy dài hạn và đào tạo ngắn hạn chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực logistics của DN. Do đó, 85,7% DN Việt Nam phải tự đào tạo, bồi dưỡng nhân lực logistics thông qua thực tế công việc. Đặc biệt, một số DN logistics quy mô lớn đã tự đầu tư trung tâm đào tạo nhân lực logistics và quản lý chuỗi cung ứng riêng để bảo đảm mục tiêu phát triển.

Hóa giải nỗi lo “hụt” lao động

Rõ ràng, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành logistics đang ngày càng trở nên cấp thiết, khi ngành logistics Việt Nam đang có bước phát triển nhanh với tốc độ lên đến 13 - 15%. Tại Quyết định số 200/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ ra 6 nhóm nhiệm vụ chủ yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, trong đó, nhóm nhiệm vụ thứ 5 là đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực. Gần đây, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 708/QĐ-BCT phê duyệt Kế hoạch cải thiện chỉ số hiệu quả logistics Việt Nam với 7 nhóm nhiệm vụ, trong đó, nhóm nhiệm vụ bổ trợ nhấn mạnh các nội dung liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực.

Theo nhiều chuyên gia, để xây dựng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam, đòi hỏi sự tham gia và cam kết tích cực của các bên liên quan bao gồm Chính phủ, chính quyền địa phương, các công ty logistics và trường dạy nghề. Theo đó, Chính phủ cần rà soát và tiếp tục thực hiện các chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động logistics. Đặc biệt, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên trách với DN nhằm xác định chính xác nhu cầu lao động và tuyển dụng. Bên cạnh đó, nhà nước cần xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề đối với lĩnh vực logistics, hỗ trợ các trường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc lĩnh vực logistics…

PGS.TS Lê Quốc Tiến - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam - cho rằng, để nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics, cần kiên trì phát triển nguồn nhân lực giảng viên giảng dạy về logistics; thu hút các chuyên gia về logistics trong nước và quốc tế tham gia giảng dạy, đào tạo; liên kết chặt chẽ với DN xây dựng chương trình đào tạo, thực hành, thực tập…

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): Trong thời gian tới, Việt Nam cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics, bởi những người làm về logistics của chúng ta hiện nay được đào tạo từ các nguồn khác nhau và chưa có một nền tảng kiến thức đào tạo một cách chắc chắc, bài bản về logistics.
Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Tin cùng chuyên mục

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Nhân sự ngày 21/11: Công bố lí do kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Nhân sự 19/11: Quốc hội ban hành nghị quyết nhân sự; Bộ Công Thương bổ nhiệm Phó Vụ trưởng

Nhân sự 18/11: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế; Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND tỉnh

Nhân sự Trung ương tuần qua: Bộ Chính trị điều động cán bộ từ địa phương

Nhân sự địa phương: Hà Nội, Nam Định bổ nhiệm cán bộ; tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Nhân sự 15/11: Ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường bị kỷ luật cảnh cáo; Ban Dân vận có nhân sự mới

Bắt người mẫu An Tây, ca sĩ Chi Dân: Lời xin lỗi muộn màng và bài học đắt giá cho nghệ sĩ

Nhân sự 14/11: Bộ Giao thông Vận tải điều động Vụ trưởng; Ninh Bình, Trà Vinh bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt

Nhân sự ngày 13/11: Công bố lí do đề nghị kỷ luật đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Trường Đại học Điện lực thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

Nhân sự 12/11: Bộ Chính trị điều động lãnh đạo; Thái Bình, Trà Vinh, Đắk Nông bổ nhiệm Giám đốc Sở

Nhân sự 11/11: Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Quốc phòng, tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Bộ Nội vụ thông tin về lệ phí thi tuyển, xét tuyển công chức

Nhân sự Trung ương: Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông điều động nhân sự lãnh đạo

Luật Việc làm (sửa đổi): Kỳ vọng cho thị trường lao động bền vững

Hỗ trợ việc làm cho người lao động ngoài nước trở về