Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 08:43

Nhà nước và doanh nghiệp cần chung tay xây dựng thương hiệu nông sản

Thông tin gạo ST25 bị một số doanh nghiệp tại Mỹ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ đang tiếp tục gióng lên một hồi chuông cảnh báo về việc cần thiết phải xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam.

Nhiều bất cập trong xây dựng thương hiệu nông sản

Bình luận về thông tin gạo ST25 bị một số doanh nghiệp Mỹ nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ, ông Vũ Xuân Trường, chuyên gia thương hiệu (Viện Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh và thương hiệu – BCSI) thẳng thắn cho biết, nếu ST25 đang gặp vấn đề nêu trên thì đó là điều không có gì mới. Lĩnh vực nông sản của chúng ta đã có rất nhiều trường hợp tương tự như cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre, cà phê Buôn Ma Thuột…

“Đối với các thương hiệu nông sản nổi tiếng, chúng ta mới đặt được nền móng ban đầu, còn việc xây dựng và phát triển thương hiệu chưa làm được nhiều. Thực tế cho thấy việc bảo vệ thương hiệu nông sản ở nước ta còn tồn tại rất nhiều bất cập. Những vụ việc như đánh mất chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa nông sản không còn là câu chuyện mới nhưng làm thế nào để hạn chế tình trạng này là vấn đề không đơn giản”, ông Trường cho biết.

Gạo ST25 được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới

Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, hiện nay có khoảng hơn 20% nhãn hiệu nông sản Việt Nam được đăng ký, song tình trạng các nhãn hiệu hàng hóa bị xâm phạm ngày càng tăng. Chưa kể, bảo hộ sở hữu trí tuệ có một nguyên tắc cơ bản là bảo hộ theo lãnh thổ. Vì vậy, nhãn hiệu của chúng ta được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì chỉ có giá trị bảo hộ tại Việt Nam, không được bảo hộ tại lãnh thổ nước khác. Việc chúng ta không đăng ký ở một nước khác đồng nghĩa với khả năng nhãn hiệu (hay chỉ dẫn địa lý) của chúng ta có thể bị đăng ký bởi một DN nước họ và họ trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu, độc quyền sở hữu nhãn hiệu đó cho sản phẩm đã được đăng ký.

Ông Trường chia sẻ thêm, để hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho DN, ở cấp độ vĩ mô ta đã có Chương trình Thương hiệu Quốc gia được ra đời từ năm 2003. Tuy nhiên, DN Việt Nam vẫn còn khá thờ ơ với chương trình này. Một số liệu thống kê cho biết, có đến 80% DN Việt chỉ chi ra 5% doanh số cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Chính bởi vậy, các sản phẩm nông sản của ta dù có chất lượng cao nhưng vẫn chưa tìm được vị trí xứng đáng ở cả thị trường nội địa và quốc tế.

Cần sự chung tay

Từ câu chuyện của gạo ST25, ông Vũ Xuân Trường khuyến cáo, để có thể bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam trên cả thị trường nội địa và quốc tế, cần sự chung tay của cả các cơ quan quản lý Nhà nước và DN. Theo đó, về phía Nhà nước, cần chú trọng những giải pháp như quy hoạch vùng sản xuất và thiết lập các vùng chuyên canh sản xuất. Bên cạnh đó, tăng cường mối quan hệ thông tin giữa những người nông dân trực tiếp sản xuất với các nhà khoa học để nâng cao năng suất lao động, gia tăng sản lượng, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao và đồng đều. Ngoài ra, tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại cho ngành nông sản.

Đối với các DN, cần quan tâm đến một số giải pháp gồm nâng cao nhận thức về xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu. Đồng thời, đầu tư cho máy móc, trang thiết bị hiện đại kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tăng thêm giá trị cho hàng nông sản. Ngoài ra, đầu tư cho nghiên cứu thị trường nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp. Xây dựng các quy chuẩn cho sản phẩm nhằm bảo đảm về tính minh bạch của quy trình sản xuất, từ đó tạo tấm “giấy thông hành” cần thiết cho hàng nông sản. Tiếp theo, chủ động quảng bá thương hiệu nông sản của DN ra thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, với các thương hiệu mới khi xâm nhập bất cứ một thị trường nào cũng đều gặp phải rất nhiều khó khăn. Do đó, các thương hiệu mới có thể liên kết với các thương hiệu đã có tên tuổi nhằm tận dụng sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, kỹ thuật để thâm nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Về phía cơ quan chức năng, Theo Bộ Công Thương, hiện chúng ta có khoảng 55 thương vụ trải đều các thị trường xuất khẩu quan trọng của hàng hóa Việt Nam và khi doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu, tham tán thương mại tại các nước sở tại sẽ có trách nhiệm hỗ trợ cụ thể. Thứ nhất là hướng dẫn quy trình thủ tục của nước sở tại, với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương mại. Thứ hai là cung cấp tư vấn ban đầu: thủ tục ra sao, đi đến gặp gỡ những cơ quan nào, quy trình thẩm định chi tiết…

Còn theo đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông tin mới nhất là có khoảng 22 nước trên thế giới sẽ bảo hộ thương hiệu gạo quốc gia “Vietnam Rice”. 22 nước đó gồm nhiều thị trường khá quan trọng như: Trung Quốc, Philippines, thị trường châu Phi và một số nước EU. Đây là tài sản vô hình khi chúng ta đã xác lập quyền bảo hộ trí tuệ ở nước ngoài.

Trong thời gian sắp tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chủ trương kêu gọi các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp cùng tham gia sâu hơn để cùng chia sẻ quyền lợi từ thương hiệu quốc gia “Vietnam Rice”, bên cạnh nhãn hiệu của từng doanh nghiệp.

Phương Lan
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Tin cùng chuyên mục

Nutricare khẳng định vị trí tiên phong Thương hiệu quốc gia Dinh dưỡng Y học 8 năm liên tiếp

Phân bón Đầu Trâu tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Tập đoàn BRG tiếp tục được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia Việt Nam'

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

SASCO lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia: Nâng tầm vị thế thương hiệu Việt

Bộ Công Thương phối hợp với Báo Nhân Dân ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia

Dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngành sơn

Veston May 10 - hành trình 20 năm góp phần xây dựng Thương hiệu quốc gia

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Vinamilk ‘xuất ngoại’ kỷ lục và câu chuyện rạng danh thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Kinh nghiệm và bài học thực tiễn để đòi lại nhãn hiệu tại Việt Nam

Chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc logo: Tại sao khó và cần làm gì?

Sắp diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á tại Indonesia

Nhãn hiệu xung đột với bản quyền: Cơ chế nào để xử lý hiệu quả?

Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia