Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nhà tù Sơn La - Chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam: Kỳ 2: Cuộc đấu tranh tuyệt thực 12 ngày đêm

Tại Nhà tù Sơn La đã diễn ra cuộc đấu tranh tuyệt thực kéo dài 12 ngày đêm tại hầm xà lim với tuyên bố của thực dân Pháp: "Không để lọt hạt cơm, giọt nước".
Quy hoạch tổng thể bảo tồn Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La Nhà tù Sơn La - Chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam: Kỳ 1: Địa ngục trần gian

156 con người dưới hầm sâu 110m2

Để dễ bề cai trị, thực dân Pháp cho xây dựng hệ thống phòng giam tù nhân tại Nhà tù Sơn La rất kiên cố và trang bị các ổ khóa, cùm chân, cùm tay để kìm kẹp, tra tấn. Đáng sợ hơn, chúng dùng vi trùng sốt rét như một thứ vũ khí để giết dần tù nhân.

Âm mưu đó đã lộ rõ trong bức mật thư của tên Công sứ Sơn La Xanh Pu-lôp, gửi cho thống sứ Bắc kỳ năm 1932: “…Xin ngài cứ tiếp tục gửi chính trị phạm lên Sơn La, bọn này nếu ở Hỏa Lò là những hạng hung hăng khó trị, thì rồi đây lên tới Sơn La, chỉ trong vòng 6 tháng thôi, vi trùng sốt rét sẽ làm cho chúng suy nhược và trở lên hiền hòa…”.

Ngoài ra, chúng còn dọa dẫm tù nhân: “Nếu ở Hỏa Lò, các anh lo đối phó với Chính phủ thì lên Sơn La, các anh phải lo đối phó với sốt rét”. Khi đó, Nhà tù Sơn La được ví như “Chiếc quan tài nắp mở, chỉ chờ người tù tắt thở đem chôn”.

Minh chứng cho thấy, một trong những nơi giam cầm, tra tấn tù nhân dã man nhất chính là xà lim ngầm. Trong đợt mở rộng nhà tù năm 1930, thực dân Pháp đã cho xây dựng khu xà lim ngầm sâu trong lòng đất là 3,5m, diện tích 110m2 với 5 xà lim cá nhân, 2 xà lim tập thể, một phòng hỏi cung. Phía trên được xây dựng 2 tầng, 1 tầng là bếp ăn và 1 tầng là kho lượng thực. Với việc ngụy trang kín kẽ, rất khó để có thể phát hiện ra khu hầm ngầm này.

Nhà tù Sơn La - Chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam: Kỳ 2: Cuộc đấu tranh tuyệt thực 12 ngày đêm
Khu xà lim ngầm được xây sâu 3,5m trong lòng đất, phía trên được xây dựng 2 tầng, tầng trên là bếp ăn và tầng dưới là kho lượng thực.

Mỗi xà lim cá nhân thường dùng để phạt giam có sàn nằm dài 1,6m, rộng 60cm, cuối sàn nằm gắn cùm chân. Ngay đầu bệ nằm chúng cho khoét một hốc liền kề với bục, phía trên để cơm, nước uống; phía dưới để bô đựng phân. Mỗi xà lim cá nhân chỉ có một lỗ thông hơi ở phía sát trần có gắn song sắt và lưới mắt sàng nhìn ra đường lính đi tuần. Khi cánh cửa gỗ đóng lại thì mỗi xà lim cá nhân trở thành một cái hộp kín, tù nhân phải nằm co và cũng khó phân biệt ngày và đêm.

Khu hầm ngầm này còn có 2 xà lim tập thể ở hai đầu, trong đó có một xà lim tối. Mỗi xà lim có một sàn nằm có gắn cùm tập thể, một hốc nhỏ để bô đựng phân, bên trên để cơm và nước; xà lim tối không có lỗ thông hơi, tường được sơn bằng hắc ín, chỉ có một cửa ra vào. Mỗi khi cánh cửa sắt khép lại phòng giam sẽ trở thành một hộp kín không phân biệt được ngày hay đêm, chúng dùng để giam những tù nhân mà chúng cho là đặc biệt nguy hiểm.

Tại khu xà lim ngầm này, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã bị phạt giam vào năm 1935. Khi đồng chí Nguyễn Lương Bằng tổ chức đấu tranh để tù nhân được làm chủ bếp ăn và tủ thuốc trong nhà tù để chủ động cho việc chăm sóc sức khỏe cho anh em tù nhân nhưng giám ngục không đồng ý, chúng đã phạt giam đồng chí Nguyễn Lương Bằng và một số tù nhân dưới hầm tối.

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã cứa vào cổ tay để lấy máu hòa vào nước viết lên tường “Đả đảo chế độ tù đày hà khắc, cách mạng Việt Nam thành công muôn năm”. Đến giờ ăn trưa, đồng chí tiếp tục lấy dao cạo rạch lưỡi, tuyệt thực, anh em trong hầm hò la, phản đối việc phạt giam vô lý của cai ngục. Tình thế bắt buộc giám ngục phải xuống nước, đưa đồng chí vào nhà thương còn anh em khác được thả ra khỏi hầm tối.

Đặc biệt, tại đây cũng là nơi xảy ra một sự kiện lịch sử oanh liệt, đó là cuộc đấu tranh ngày 13/5/1941. Nguyên nhân xảy ra cuộc đấu tranh là do giám ngục thực hiện chính sách tăng cường khủng bố, tăng định mức khoán trong các công việc khổ sai, đánh vô cớ kíp xe nước và phạt hầm tối.

Chi bộ Nhà tù Sơn La đã quyết định tổ chức một cuộc đấu tranh bằng hình thức tuyệt thực để đòi lại một số quyền lợi cho tù nhân và đưa tù nhân lên khỏi hầm ngầm. Chi bộ nắm được âm mưu của cai ngục nhằm gây sự với tù nhân để tù nhân phản kháng sẽ lấy cớ đàn áp. Nên buổi trưa hôm đó, đi lao động khổ sai về, cơm đã được bày ra sân nhưng anh em tù nhân không ăn.

Theo kế hoạch, sau khi tuyên bố, anh em tập trung về trại lớn cũ, ban lãnh đạo sắp xếp chỗ nằm cho từng người: Khỏe nằm ngoài, yếu nằm trong và dặn dò các đồng chí giữ vững tinh thần sẵn sàng đối phó nếu chúng dở trò khủng bố.

Đồng chí Trần Đình Long (sau này phụ trách công tác đối ngoại trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa) đã đứng lên tuyên bố với giám ngục: "Chúng tôi tuyệt thực và không đi làm để phản đối ông Công sứ đánh đập, bắt giam hầm Cát xô mấy người xe nước một cách vô lý".

Nhà tù Sơn La - Chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam: Kỳ 2: Cuộc đấu tranh tuyệt thực 12 ngày đêm
Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp thiết kế 49 phòng giam to nhỏ khác nhau.

Trưa ngày 13/5/1941, khi các tù nhân cộng sản tuyên bố nhịn ăn, khác như dự tính, tên Công sứ Cút - xô đã ra lệnh dồn tất cả 156 tù nhân xuống xà lim ngầm, bình thường chỉ giam tối đa 15 người. Lúc đầu, tù nhân tưởng rằng chúng làm như vậy để tiện cho việc kiểm tra lục soát, không ngờ Cút - xô định "chôn sống" hơn một trăm con người.

Căn hầm chật hẹp, ẩm thấp, ngột ngạt chỉ có 6 lỗ cửa nhỏ trông lên mặt đất, không khí vốn đã thiếu lại thêm hơi người càng ngột ngạt, khó thở. Hầm ngầm vốn ẩm ướt lạnh lẽo nay biến thành một lò nung nóng bức, nhiều đồng chí phải cởi hết quần áo, đứng áp vào tường đá cố lấy một chút hơi mát.

Sau đó Cút - xô ra lệnh "Không để lọt một hạt cơm, giọt nước vào hầm ngầm. Nếu ai trái lệnh sẽ bị bắn ngay!" và hăm dọa sẽ lấy gạch xây lấp cửa hầm. Sự việc xảy ra hoàn toàn khác với dự kiến của ta, ta chỉ tuyên bố nhịn ăn, nhưng kẻ địch bắt nhịn uống và giam chặt dưới hầm sâu, thiếu không khí với số lượng tù nhân là 156 người.

Dưới xà lim tại cửa ra vào cai ngục cho đặt 1 thùng đựng phân, theo cuốn hồi ký của các cựu tù chính trị: "Thùng phân đó được giao cho 1 đồng chí làm công tác vệ sinh, đồng chí nào có nhu cầu sẽ đi vào ống bơ, ống bương truyền tay nhau ra đổ vào thùng đựng phân đó để làm công tác vệ sinh, tuy nhiên đến ngày thứ 3 thùng đựng phân đầy và tràn ra ngoài sinh ra dòi bọ, chúng tôi nằm chỉ cần trở mình cũng nghe tiếng nổ lép bép của những con giòi bọ trắng, thậm chí nó còn bò vào tai, mắt mũi…”.

Xin được kể một câu chuyện vui: "Có một anh tên là Khánh, anh nhận nhiệm vụ phụ trách thùng phân và vì không còn chỗ nên anh ngồi luôn lên nắp thùng phân đó, ai có nhu cầu thì đi vào ống bơ truyền tay nhau ra, anh sẽ đổ vào thùng. Anh em tù nhân suy tôn anh là vua, ngồi trên ngai vàng, nhưng đến ngày thứ 3 thì thùng phân đầy, tràn ra, anh Khánh đã phải xin thoái vị. Trong những ngày đấu tranh gian khổ đó, câu chuyện vui đã tiếp thêm tinh thần lạc quan cho anh em tù nhân".

Bài học kinh nghiệm sâu sắc

Trong hầm tối thiếu ánh sáng và không khí nên sức khỏe anh em giảm sút rất nhiều. Trong 3 ngày đầu, tù nhân không được một giọt nước, một hạt cơm nào cả, đói, nóng, khát các đồng chí thậm chí đã phải dùng đến nước tiểu của mình để uống, nhưng sau đó nước tiểu cũng không còn.

Đến ngày thứ 4 - 5 tù nhân đã đồng thanh hò la: "Nước, Nước" bằng cả tiếng Pháp và tiếng Việt. Cảm động trước tinh thần đấu tranh của tù nhân, một số lính khố xanh người địa phương đã xin Công sứ đưa nước cho tù nhân uống nhưng tên Công sứ không đồng ý.

Trước tình hình đó, đồng chí Tô Hiệu - Bí thư Chi bộ nhà tù đã cảm hoá được một số lính khố xanh vào ca trực bí mật múc nước tại bể đổ theo lối cửa chính xuống cho tù nhân, các đồng chí dồn hết những ống bơ để đựng nước, thậm chí lấy cả quần áo thấm nước dự trữ.

Nhà tù Sơn La - Chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam: Kỳ 2: Cuộc đấu tranh tuyệt thực 12 ngày đêm
Những bức tường kiên cố được xây bằng đá lẫn gạch, có độ dày từ 40-60cm, mái được lợp bằng ngói hoặc tôn, không có hệ thống trần khiến nơi đây nóng nực vào mùa hè và lạnh thấu da thịt vào mùa đông.

Nhân dân phố chợ Chiềng Lề rất căm phẫn khi biết được tin Cút - xô giam hàng trăm tù chính trị dưới hầm tối, đã bí mật gửi tiếp tế đường phên ủng hộ anh em tù nhân, các đồng chí đã chia nhau mỗi người chỉ được một mẩu bằng đầu ngón tay, ăn vào cảm thấy rất mát ruột, góp phần cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục đấu tranh.

Ngày thứ 6 đồng chí Tô Hiệu đã lén múc được một ống bương nước ở bể nước ngầm, giấu trong áo, đi theo đường tuần tiếp tế cho anh em qua cửa sổ xà lim. Do những song cửa này gắn lưới mắt sàng nên các đồng chí phải dùng chính quần áo của mình thấm nước để vắt chia nhau từng giọt.

Đến ngày thứ 7, thấy sức lực anh em tù nhân đã giảm sút nghiêm trọng vì thiếu ăn, thiếu uống nên Chi bộ đã bàn bạc quyết định tạm dừng cuộc đấu tranh. Nhưng cai ngục ra lệnh phạt giam thêm 5 ngày nữa và cho lính lấy nước bẩn chảy từ trên đồi xuống để tù nhân uống, đưa cơm cứng cho tù nhân ăn với âm mưu để tù nhân thiệt mạng vì bệnh đường ruột. Nhưng tù nhân kịch liệt phản đối không ăn thứ cơm và uống thứ nước đó. Sau 12 ngày đêm, thực dân Pháp mới thả tù nhân ra khỏi xà lim ngầm.

Qua nhiều ngày bị giam cầm trong hầm tối, sức khỏe tù nhân suy kiệt có đồng chí ngã gục, không thể bước lên bậc thang của hầm ngầm. Cuộc đấu tranh kéo dài suốt 12 ngày đêm và may mắn không một ai hy sinh. Tuy không đạt hiệu quả cao như mong muốn nhưng với tinh thần đấu tranh kiên cường của những người tù chính trị tại nhà tù Sơn La, là một bài học kinh nghiệm sâu sắc để chi bộ Nhà tù Sơn La tổ chức các cuộc đấu tranh sau này.

Sự kiên cường, sức chiến đấu bền bỉ của 156 tù nhân cộng sản đã thổi bùng lên ý chí cách mạng, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước bất khuất và khát vọng hoà bình tại Nhà tù Sơn La, giống như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “...biến cái rủi thành cái may, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa việc đó lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn trở được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng; nó rèn luyện cho người cách mạng càng thêm cứng rắn. Mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua...”.

Tiếp Kỳ 3: Biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Tĩnh: Nước sông Ngàn Phố vượt báo động 2, nhiều nơi ngập sâu

Hà Tĩnh: Nước sông Ngàn Phố vượt báo động 2, nhiều nơi ngập sâu

Do mưa lớn kéo dài, mực nước trên sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh) dâng cao, vượt mức báo động 2; sông Ngàn Sâu và sông La đang tiếp tục lên, nhiều nơi bị ngập sâu.
Hà Nội: Khởi công nâng cấp Tỉnh lộ 429a, Cụm công nghiệp Kim Bài

Hà Nội: Khởi công nâng cấp Tỉnh lộ 429a, Cụm công nghiệp Kim Bài

Ngày 20/9, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp Kim Bài.
Nam Định phân bổ 8 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại do bão số 3

Nam Định phân bổ 8 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại do bão số 3

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nam Định phân bổ phân bổ kinh phí (đợt 2) 8 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều khu vực bị cắt điện cả ngày vào cuối tuần

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều khu vực bị cắt điện cả ngày vào cuối tuần

Theo thông báo lịch cắt điện của Tổng công ty Điện lực miền Nam, cuối tuần nhiều khu dân cư và đơn vị thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ mất điện cả ngày.
TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

TP. Hồ Chí Minh được cho phép thí điểm cơ chế đặc thù, trong đó có dự án năng lượng tái tạo, song quá trình hiện thực hóa Nghị quyết 98 gặp không ít thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã Quyết nghị thông qua chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ trên địa bàn TP. Vũng Tàu (khu đất trên đường 3/2).
Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 29 khu công nghiệp được quy hoạch, trong đó có 17 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 3.146 ha.
Quảng Nam thống nhất hướng tuyến đường dây 500kV Thạnh Mỹ - Rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi

Quảng Nam thống nhất hướng tuyến đường dây 500kV Thạnh Mỹ - Rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản thống nhất thỏa thuận hướng tuyến đường dây 500kV Thạnh Mỹ - Rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi.
Lúa ngập úng nghiêm trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo khẩn

Lúa ngập úng nghiêm trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo khẩn

Mưa lớn gây thiệt hại nặng nề cho vụ lúa hè thu, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu lập đoàn kiểm tra thực tế tình hình thu hoạch lúa.
Hà Tĩnh: Chủ động di dân, không để thiệt hại về người do bão số 4 gây ra

Hà Tĩnh: Chủ động di dân, không để thiệt hại về người do bão số 4 gây ra

Trước tình hình mưa lớn kéo dài, lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai các phương án để ứng phó, trong đó chú trọng công tác di dân đến nơi an toàn.
Cần Thơ: Vì sao chưa quyết toán 63 dự án đã hoàn thành?

Cần Thơ: Vì sao chưa quyết toán 63 dự án đã hoàn thành?

Theo UBND TP. Cần Thơ, trên địa bàn thành phố có 63 dự án đã hoàn thành nhưng chưa nộp hồ sơ quyết toán với tổng khối lượng đã nghiệm thu 6.685 tỷ đồng.
Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Khu công nghiệp Bàu Cạn - Tân Hiệp (giai đoạn 1), huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vừa được đồng ý chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 1.000 ha.
Quy hoạch Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành cửa khẩu thông minh có hạ tầng hiện đại

Quy hoạch Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành cửa khẩu thông minh có hạ tầng hiện đại

Mục tiêu đến năm 2045, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn trở thành động lực thúc đẩy Lạng Sơn thành thành phố biên giới xanh gắn với cửa khẩu thông minh
Xuất hiện hàng loạt kỷ lục chưa từng có tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Xuất hiện hàng loạt kỷ lục chưa từng có tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024 hiện đang giữ hàng loạt kỷ lục đặc biệt, chưa từng có so với các năm trước về trọng lượng, thời gian nuôi dưỡng các "ông trâu"...
Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương là sự kiện quan trọng nhằm giới thiệu tầm nhìn, định hướng tổng thể phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư.
Hà Tĩnh: Hàng chục ngôi nhà bị tốc mái do ảnh hưởng bão số 4

Hà Tĩnh: Hàng chục ngôi nhà bị tốc mái do ảnh hưởng bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có mưa to, gió lớn đã làm tốc mái hàng chục mái nhà, nhiều cây cối, tài sản khác bị hư hại.
Cận cảnh sập cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 ở Hoà Bình

Cận cảnh sập cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 ở Hoà Bình

Khoảng 1h sáng 19/9 đã xảy ra vụ sập cầu trên đường tỉnh 445 thuộc tổ 2, phường Kỳ Sơn, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Mưa lớn trên diện rộng, nhiều huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có nguy cơ bị sạt lở

Mưa lớn trên diện rộng, nhiều huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có nguy cơ bị sạt lở

Lực lượng chức năng của tỉnh Thanh Hóa đang triển khai các giải pháp phòng, chống sạt lở đất ở các huyện miền núi nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Bắc Ninh: Tăng tỷ lệ nội địa hóa doanh nghiệp để nâng sức cạnh tranh

Bắc Ninh: Tăng tỷ lệ nội địa hóa doanh nghiệp để nâng sức cạnh tranh

Không chỉ địa phương mà các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng mong muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nguy cơ sạt lở, Quảng Nam di dời khẩn cấp 51 hộ dân ngay trong đêm

Nguy cơ sạt lở, Quảng Nam di dời khẩn cấp 51 hộ dân ngay trong đêm

Huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) di dời 51 hộ dân với 164 nhân khẩu ở các điểm dân cư có nguy cơ sạt lở cao về nơi trú ẩn an toàn.
Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu nông sản, gắn nông nghiệp với du lịch… là những giải pháp Ninh Thuận đã triển khai nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phát động thi đua chung tay khắc phục hậu quả bão số 3

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phát động thi đua chung tay khắc phục hậu quả bão số 3

Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lào Cai phát động Đợt thi đua 'Lào Cai chung tay khắc phục hậu quả cơn bão số 3' trên địa bàn.
Ninh Thuận tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024

Ninh Thuận tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 sẽ diễn ra 03 ngày, từ ngày 27/9/2024 đến 29/9/2024 tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
Hoà Bình: Sập cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445

Hoà Bình: Sập cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445

Khoảng 1h sáng ngày 19/9, đã xảy ra vụ sập cầu trên đường tỉnh 445 thuộc tổ 2, phường Kỳ Sơn, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Vì sao Công ty TNHH Cosco Shiping Lines chưa được tiêu huỷ lốp xe cũ thu hồi container?

Vì sao Công ty TNHH Cosco Shiping Lines chưa được tiêu huỷ lốp xe cũ thu hồi container?

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản phản hồi về đề nghị tiêu huỷ lốp xe cũ, thu hồi vỏ container của Công ty TNHH Cosco Shiping Lines Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động