Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nhân rộng mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng

Cùng với quy mô dân số và tỷ lệ đô thị hóa tăng cao đã tạo ra nhiều áp lực và thách thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm… Nhân rộng mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng, ngăn chặn suy dinh dưỡng sẽ giúp đạt được ít nhất 12 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), giúp tạo ra một thế giới lành mạnh, thịnh vượng, ổn định và không ai bị bỏ lại phía sau.
Xanh hóa nông nghiệp: Cần thích ứng và giảm thiểu Hiện thực hoá mục tiêu 5 triệu hộ nông dân có gian hàng trên sàn thương mại điện tử

Chính sách mới tập trung phát triển nông sản hàng hóa để bán

Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng 2019 - 2020 cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở vùng miền núi là 38% vẫn còn ở mức rất cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Đáng chú ý, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em là người dân tộc thiểu số vẫn cao gấp 2 lần so với nhóm trẻ em là người Kinh (31,4% so với 15%); tại 10 tỉnh có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể cấp còi cao nhất cả nước thì 60% trẻ là người dân tộc thiểu số.

Mặt khác, tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm sau thiên tai, đòi hỏi phải có những mô hình sản xuất nông nghiệp bảo đảm cung ứng lương thực, thực phẩm tại chỗ, đáp ứng đủ chất dinh dưỡng.

HTX trồng rau sạch tại Mộc Châu, Sơn La
HTX trồng rau sạch tại Mộc Châu, Sơn La

Chia sẻ tại Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai Chương trình nghiên cứu về Nông nghiệp cho dinh dưỡng và sức khỏe (A4NH) diễn ra mới đây, PGS.TS Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam- nhận định, hầu hết các chính sách của ngành nông nghiệp đang tập trung vào phát triển nông sản hàng hóa để bán, chưa có mục thúc đẩy phát triển nông nghiệp để tiêu dùng tại địa phương cho cân đối. "Đối với bà con miền núi có điểm yếu là đất thì rộng mà bà con không biết trồng rau ở vườn nhà. Bà con trước đây thường hay đi hái trên rừng, bây giờ trên rừng không còn để hái thì họ tiêu dùng rau rất ít", PGS.TS Đào Thế Anh cho biết.

Để giải quyết vấn đề đói về dinh dưỡng, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia "Không còn nạn đói" đến năm 2025, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT))- cho biết: Năm 2019, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các bên liên quan thí điểm xây dựng 3 mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tại các tỉnh Lào Cai, Quảng Ngãi, Trà Vinh để đánh giá, tổng kết, xây dựng chính sách, rà soát lại các quy chế phối hợp.

Trong năm 2020, Bộ NN&PTNT đã mở rộng từ 3 mô hình sang 11 mô hình ở các xã, thôn, bản khó khăn; đồng thời, phối hợp với 8 tỉnh mở rộng mô hình, lấy ngân sách địa phương thực hiện, nâng tổng số mô hình lên thành 19.

Ngày 30/3/2020, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 1170/QĐ-BNN-KTHT hướng dẫn các tỉnh xây dựng dự án điểm nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng để đánh giá, tổng kết và mở rộng ra tất cả các tỉnh thực hiện chương trình từ năm 2021.

Với những cam kết xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam “minh bạch, trách nhiệm, bền vững", ông Lê Đức Thịnh cho rằng, đây sẽ là cơ hội để lồng ghép, thực hiện các mục tiêu và các hoạt động của Chương trình hành động quốc gia "Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025. “Thay vì sản xuất những sản phẩm quy mô lớn, chúng ta có thể tận dụng rất tốt những sản phẩm nông sản đặc thù, đặc sản giàu dinh dưỡng và vi chất ở các địa phương. Việc triển khai thực hiện sẽ có 2 cấp độ gồm: xây dựng các mô hình để lấy làm cơ sở để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; tuyên truyền, mở rộng các mô hình này”, ông Thịnh cho biết thêm.

Cần hướng vào thực hành nông nghiệp sinh thái

Sự phát triển toàn cầu và trong khu vực đã mang lại cho Việt Nam sự tăng trưởng vượt bậc trong thập kỷ qua. Khi kinh tế được cải thiện, quy mô dân số và tỷ lệ đô thị hóa cũng tăng theo, khiến Việt Nam phải nhanh chóng bắt kịp những thay đổi và trong quá trình này, cũng tạo ra nhiều áp lực và thách thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Nhằm giúp phát hiện tiềm năng phát triển nông nghiệp để mang lại lợi ích dinh dưỡng và sức khỏe, bình đẳng giới cho người nghèo, trong 5 năm qua, Tổ chức tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) đã triển khai Chương trình Nông nghiệp cho Dinh dưỡng và Sức khỏe (A4NH) tại Việt Nam.

Theo đó, A4NH đã phối hợp với các bên liên quan để tìm ra các điểm đầu vào cho quá trình chuyển đổi sang chế độ ăn uống lành mạnh; tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng; cung cấp bằng chứng cho quá trình hoạch định chính sách, đưa các kết quả nghiên cứu sang can thiệp và tác động giúp cải thiện sức khỏe con người. “Quan hệ đối tác chặt chẽ giữa chương trình A4NH và các đối tác tại Việt Nam, được điều phối bởi Liên minh Bioversity CIAT và Viện Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ A4NH thực hiện được các mục tiêu trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm cấp quốc gia và cấp vùng hướng tới chế độ ăn uống lành mạnh và chất lượng hơn’’, bà Inge Brouwer- Phó giáo sư, Đại học Wageningen (Hà Lan)- phụ trách quản lý hợp phần Hệ thống thực phẩm lành mạnh của A4NH- cho biết.

Kết quả của quá trình hoạt động nhiều năm của A4NH tại Việt Nam đã đóng góp vào lộ trình chuyển đổi hệ thống lương thực của Việt Nam, trong cam kết của Việt Nam sau Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực thực phẩm của Liên hợp quốc (UNFSS). Nghiên cứu về hệ thống thực phẩm từ nông thôn đến thành thị do A4NH hỗ trợ ở miền Bắc giúp cung cấp thông tin tổng quan về những thách thức và cơ hội, hỗ trợ cho quá trinh xây dựng chính sách và lập kế hoạch kinh tế xã hội sau Hội nghị thượng đỉnh UNFSS.

Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng 2019-2020, nhìn về tổng thể chế độ ăn và bữa ăn của người dân Việt Nam mang tính truyền thống và có hợp lý cân bằng dinh dưỡng với nguồn thực phẩm phong phú. Người dân đã cải thiện và đa dạng trong chế độ ăn uống với xu hướng giảm tỷ lệ tiêu thụ ngũ cốc, tăng tỷ lệ thịt, cá, sữa, trứng, trái cây, rau quả.

Theo PGS.TS Đào Thế Anh, trong thời gian tới, mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng cần hướng vào thực hành nông nghiệp sinh thái, sử dụng các cây, con bản địa để trồng trong vườn nhà theo hướng hữu cơ, phục vụ nhu cầu ở địa phương là chính. Đồng thời, sử dụng mô hình nông lâm kết hợp để đa dạng hóa các sản phẩm ở địa phương kết hợp cả trồng trọt, chăn nuôi. "Chúng tôi đang có dự án giúp cho hai tỉnh Sơn La và Điện Biên xây dựng chiến lược chuyển đổi sang nông nghiệp sinh thái bền vững, không chạy theo canh tác cây ngô trên đất dốc, phá hoại môi trường như những năm trước" – PGS.TS Đào Thế Anh nói.

Trong thời gian tới, các sáng kiến của One CGIAR về Một sức khỏe (One Health) và và sáng kiến “Chế độ ăn uống lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm” (SHiFT) sẽ xác định việc lồng ghép các chế độ ăn lành mạnh bền vững đồng thời bảo vệ sức khỏe toàn diện, môi trường và sinh kế trên tất cả các lĩnh vực.

Các chuyên gia cũng nhận định, những sáng kiến này giúp các quốc gia chuyển đổi tốt hơn từ các hệ thống lương thực hiện nay, đồng thời thích ứng với các động lực toàn cầu và những thay đổi về môi trường. Điều này giúp bảo vệ đa dạng sinh học và tiếp cận các cơ hội sinh kế, bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu các chế độ ăn uống và dinh dưỡng tốt hơn, hỗ trợ phát triển nông nghiệp.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu nông sản, gắn nông nghiệp với du lịch… là những giải pháp Ninh Thuận đã triển khai nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với bão số 4

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với bão số 4

Áp thấp nhiệt đới có khả năng hình thành bão số 4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan ngại nhất là mưa lớn có thể gây ngập lụt đô thị.
Hà Nội: Xót xa vườn đào Nhật Tân bị bao phủ bởi màu vàng bùn đất

Hà Nội: Xót xa vườn đào Nhật Tân bị bao phủ bởi màu vàng bùn đất

Sau nhiều ngày bị nước lũ nhấn chìm, vườn đào Nhật Tân, Phú Thượng (Hà Nội) chết khô và bị bao phủ một màu vàng của lớp bùn đất trôi dạt.
Ngành lúa gạo thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ

Ngành lúa gạo thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ

Hơn 200 nghìn ha lúa bị ngập úng do bão số 3, gây thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng; còn rau màu và cây ăn quả bị hư hại, gây thiệt hại khoảng 1.250 tỷ đồng.
Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Vừa được công nhận là cây công nghiệp chủ lực quốc gia, ngành dừa Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn từ sự trở lại của sâu đầu đen.

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi xanh nông nghiệp: Cần lực đẩy từ cơ chế thị trường

Chuyển đổi xanh nông nghiệp: Cần lực đẩy từ cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường đóng vai trò quan trọng trong thực hiện đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh trong nông nghiệp.
4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

Các hồ chứa thủy điện đang thực hiện xả điều tiết tính đến 8 giờ ngày 16/9: Tuyên Quang (1 cửa), Thác Bà (2 cửa), Trung Sơn (3 cửa), Bản Vẽ (3 cửa).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Thiệt hại do bão, lũ gây ra vẫn còn rất lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Thiệt hại do bão, lũ gây ra vẫn còn rất lớn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra là trên 31.596 tỷ đồng.
Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Bão Yagi và mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tác động đến tăng trưởng. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sau bão là hoạt động cấp thiết.
Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Do ảnh hưởng của bão Yagi kèm mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, các ruộng trồng hoa của người dân làng Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã bị tàn phá nặng nề.
Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, tính đến 7h00 ngày 13/9, đã có 1.848 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi.
Chợ làng biển

Chợ làng biển 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi

Bình minh, hàng chục tàu thuyền khai một đêm đánh bắt hải sản bắt đầu đổ về chợ Châu Thuận Biển bán cá, tạo nên một khu chợ 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi.
VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

Góp ý Nghị định cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng thiệt hại do thiên tai, VCCI lo tiền hỗ trợ chậm đến tay người dân.
Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 từ đêm ngày 7/9/2024 các khu vực trên địa bàn Hàm Yên (Tuyên Quang )đã có mưa to gây nhiều thiệt hại về người cũng như nhà ở.
Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện về việc đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 14 giờ ngày 12/9/2024.
Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Xã Sa Nghĩa (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) đã phấn đấu và đạt 19/19 tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Vỡ đê tại Tuyên Quang đã gây ngập úng 40ha, hiện còn 11 hộ bị cô lập, thiệt hại Lúa 15 ha, Ngô 4,5 ha, Cà gai 2,5 ha, Ao cá 4,5 ha, Mía 0,4 ha.
Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân các khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tỉnh Hà Giang khẩn trương di dời 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Tổng hợp báo cáo cập mới nhất từ các địa phương, tính đến 19h00 ngày 10/9, tại 9 tỉnh/thành đã xảy ra 25 sự cố đê điều do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ.
Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Trong 12 giờ qua, trên sông Gâm, lũ tiếp tục lên đạt đỉnh rồi duy trì ở mức cao, trên sông Lô tại Hàm Yên và TP. Tuyên Quang lũ tiếp tục lên.
Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Sơn La đã làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng, nhiều tuyến đường bị tắc...; ước tổng thiệt hại 70 tỷ đồng.
Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa

Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa 'bì bõm' lội trong nước

Lần đầu tiên thủy điện Tuyên Quang mở hết 8 cửa xả đáy, người dân vùng hạ du trong đó có Chiêm Hóa 'bì bõm' lội trong nước lũ.
Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Chiều ngày 9/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định thông tin đê Yên Lập vỡ sau sự cố sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) là sai sự thật.
Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Đài Khí tượng thủy văn Tuyên Quang cảnh báo từ hôm nay 9/9, trên sông Gâm tại Chiêm Hóa, lũ tiếp tục lên với biên độ 1-2m, đỉnh lũ trên mức báo động 3.
Đã có 59 người chết và mất tích do bão số 3

Đã có 59 người chết và mất tích do bão số 3

Tính đến 11 giờ 30 hôm nay 9/9, số người chết và mất tích do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão đã tăng lên 59 người.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động