Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nhật Bản sẽ cắt giảm mạnh viện trợ dành cho Trung Quốc

Theo giới truyền thông Nhật Bản, vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Maehara chỉ thị Bộ ngoại giao tiến hành cải cách chính sách triển khai viện trợ ODA đối với chính phủ Trung Quốc, phương hướng cắt giảm mạnh nguồn vốn ODA.

CôngThương - Tờ báo cho biết, đây là một trong chính sách đối ứng của Nhật Bản đối với quốc gia có GDP vượt nước này. Ngoài ra, tờ báo cũng trích dẫn lời phát biểu của các quan chức liên quan của chính phủ Nhật Bản: “mục đích vốn viện trợ ODA cho Trung Quốc và viện trợ cho các quốc gia đang phát triển không nhất quán”. Đồng thời, cho rằng biện pháp này có liên quan mạnh mẽ với hướng dư luận của Nhật Bản đối với Trung Quốc sau sự kiện va chạm tàu đánh cá Trung Quốc và Nhật Bản tại hòn đảo DiaoYu tháng 9 năm ngoái.

Về bài báo này của giới truyền thông Nhật Bản, người phát ngôn hội nghị lần 4 khóa 11 của Ủy ban quốc gia Trung Quốc ZhaoQi trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí Nhật bày tỏ: “Nhật Bản nói cần phải cắt giảm ODA hợp lý không phải là là quan điểm của năm nay, mà là ý kiến của nhiều năm trước, mặc dù tôi không nhìn thấy phát ngôn mới của Bộ trưởng ngoại giao Nhật nhưng tôi cũng không hề bất ngờ”.

Vốn viện trợ ODA của Nhật Bản đối với Trung Quốc bắt đầu từ năm 1979, bao gồm 3 nhóm: vốn vay yên Nhật, các khoản viện trợ không hoàn lại, vốn viện trợ kỹ thuật; trong đó, vốn vay yên Nhật đối với Trung Quốc chiểm trên 90% toàn bộ vốn ODA. Do khoản vay yên Nhật này đã chấm dứt vào năm 2007, do đó, khoản viện trợ cần cắt giảm của Bộ trưởng ngoại giao Maehare thực chất là khoản viện trợ không hoàn lại và khoản viện trợ kỹ thuật. Vào năm 2009, hai khoản vay này lần lượt là 1,3 tỷ yên Nhật và 3,3 tỷ yên.

Đánh giá tích cực: Ý nghĩa viện trợ của Nhật Bản

Năm 1979, khi đương nhiệm thủ tướng Nhật Bản Masayoshi Ohira trong chuyến thăm Trung Quốc đã tuyên bố đợt viện trợ vốn vay yên Nhật đầu tiên dành cho Mỹ với tổng giá trị là 330,9 tỷ yên Nhật; thực hiện lần vay vốn yên Nhật đợt 2 trong giai đoạn 1984-1989, vốn cam kết phía Nhật là 470 tỷ yên; sau đó, do tỷ giá đồng Yên tăng mạnh nên tăng thêm 70 tỷ yên, dùng trong kế hoạch phát triển cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc, tổng vốn tăng lên là 540 tỷ yên; đợt vốn vay yên Nhật lần 3,4 có giá trị lần lượt là 810 tỷ yên và 970 tỷ yên. Kể từ sau năm 2001, Nhật Bản bắt đầu cắt giảm khoản vay yên Nhật dành cho Trung Quốc, khi đó cắt giảm 25%, tức là 161,366 tỷ yên, năm 2002 cắt giảm khoảng 121,214 tỷ yên. Năm 2007, Nhật Bản cuối cùng dừng vốn vay yên Nhật dành cho Trung Quốc.

“Nên đưa ra những lời đánh giá tích cực về vấn đề viện trợ ODA dành cho Trung Quốc”. Giáo sư nghiên cứ các vấn đề quốc tế thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc Châu Vĩnh Sinh bày tỏ quan điểm với tờ The first financial news, giai đoạn đầu cải cách mở cửa, Trung Quốc thiếu vốn, Nhật Bản đã cung cấp vốn với lãi suất thấp dài hạn, trong một mức độ nhất định đã giải quyết được vấn đề vốn của Trung Quốc, việc xây dựng lượng lớn cơ sở hạ tầng của Trung Quốc nhờ có vốn vay yên Nhật đều đã được tiến hành nhanh chóng, tốc độ xây dựng hiện đại hóa Trung Quốc từ đó được đẩy nhanh.

Giáo sư Học viện kinh tế thuộc Đại học Phúc Đán, Trần Kiến Anh cũng đưa ra lời bình tích cực về nguồn ODA của Nhật Bản dành cho Trung Quốc: “vốn vay yên Nhật được phân vào nhiều hạng mục khác nhau; do đó, nhân dân Trung Quốc chắc chắn không biết những khoản vay này đã mang lại một sự giúp đỡ quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc”.

Ông Châu Vĩnh Sinh cho rằng, những dự án tái thiết vốn vay yên Nhật đầu tiên nhất như bệnh viện hữu nghị Trung Nhật, tuyến đường sắt Bắc Kinh, đường sắt điện khí hóa Bắc Kinh-Tân Hoàng mà rất nhiều người dân biết Trung Quốc biết đến , nhưng sau đó kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển, các dự án lớn ngày càng nhiều; mặc dù giới truyền thông Trung Quốc tăng cường tuyên truyền, nhưng những dự án sử dụng vốn vay yên Nhật vẫn không được biết đến nhiều.

Khi lên khi xuống: những vướng mắc trong tình cảm của người dân

Do vốn vay yên Nhật được biết đến ở Trung Quốc không quá nhiều, giới truyền thông Nhật Bản cũng đã từng đổ lỗi cho chính phủ Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc cố ý tuyên truyền vốn ODA của Nhật Bản dành cho Trung Quốc, do đó đã liên tục lấy chính trị làm nhiễu vốn ODA. Năm 2004, nội các và chính phủ Nhật Bản nhiều lần bày tỏ muốn ngừng vốn ODA, tuy nhiên sau cuộc đàm phán giữa chủ tịch Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi, chính phủ Nhật Bản đã thay đổi sẽ không dừng lại.

Tháng 3/2006, chính phủ Nhật Bản lại tuyên bố đóng băng vốn vay yên Nhật dành cho Trung Quốc trong năm tài chính 2005. Tháng 5 khi đó, ngoại trưởng hai nước Trung-Nhật gặp gỡ, nội các Koizumi đã nâng hi vọng trong quan hệ Trung Nhật, đến tháng 6 tuyên bố xóa bỏ việc đóng băng. Việc lặp đi lặp lại liên tục như vậy ở phía Nhật Bản khiến vốn ODA trở thành tượng trưng mang tính giai đoạn trong quan hệ Trung-Nhật và tình cảm giữa nhân dân hai nước.

“ODA vốn là một sự việc tốt nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị Trung – Nhật; tuy nhiên, do sự biến động như vậy, tình cảm hai nước được thúc đẩy theo chiều hướng tiêu cực”. Ông Trần Kiến An bày tỏ, phía Nhật Bản cho rằng, khi Thủ tướng Nhật Bản thăm Trung Quốc, Trung Quốc ít khi bày tỏ cảm ơn, trên phương tiện truyền thông cũng không được tuyên truyền rộng rãi, do đó, khoản tiền này chi tiêu không hợp lý, chủ trương cắt giảm hay dừng cung cấp ODA luôn tồn tại. Tuy nhiên, về sự kì kèo và không ngừng lặp lại như vậy của Nhật Bản, nhân dân Trung Quốc luôn phàn nàn.

Châu Vĩnh Sinh cho rằng, Trung Quốc đã nhiều lần công khai ODA, Nhật Bản chơi bài ODA thực ra là  một loại đầu cơ chính trị hóa.

Trong chính phủ Nhật Bản cũng có những ý kiến khác nhau về việc cắt giảm ODA đối với Trung Quốc. Tờ báo “tin tức hàng ngày” của Nhật Bản cho biết, một số quan chức Bộ Ngoại giao cho rằng: “ODA là công cụ tất yếu trong việc ngoại giao với Trung Quốc. Nhân dịp bình thường hóa quan hệ ngoại giao trong năm tới tròn 40 năm là cơ hội để cải thiện quan hệ, tại sao phải lại đưa ra những thông tin sai lệch đối với Trung Quốc?”

DĐDN

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội

Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để các dự án điện gió ngoài khơi thành công

Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An Thái Thanh Quý giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An Thái Thanh Quý giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Đại biểu Quốc hội: Xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Đại biểu Quốc hội: Xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm UAE, Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm UAE, Qatar và Saudi Arabia

Đại biểu Quốc hội: GDP tăng 7% cả năm 2024 là hoàn toàn khả thi

Đại biểu Quốc hội: GDP tăng 7% cả năm 2024 là hoàn toàn khả thi

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp

Điều động Bí thư Quảng Bình Vũ Đại Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Điều động Bí thư Quảng Bình Vũ Đại Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Đại biểu Quốc hội: Thành quả tăng trưởng đóng góp chủ yếu từ công nghiệp

Đại biểu Quốc hội: Thành quả tăng trưởng đóng góp chủ yếu từ công nghiệp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp gỡ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp gỡ 'thẻ vàng IUU'

Thủ tướng Chính phủ kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia

Thủ tướng Chính phủ kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia

Ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi số đến năm 2030-2045

Ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi số đến năm 2030-2045

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc

Miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội đối với ông Bùi Văn Cường

Miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội đối với ông Bùi Văn Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari bin Abdul

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari bin Abdul

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án

75 năm đoàn kết Việt - Lào: Biểu tượng mẫu mực cho tình hữu nghị quốc tế

75 năm đoàn kết Việt - Lào: Biểu tượng mẫu mực cho tình hữu nghị quốc tế

Đề nghị văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân

Đề nghị văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân

Bộ Quốc phòng bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Bộ Quốc phòng bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Xem thêm