Do đó, mỗi năm, dự kiến Việt Nam sẽ thiếu tới 15 tỷ USD tài trợ cho hạ tầng, trong đó tài chính và tài trợ của khu vực tư nhân sẽ có vai trò thiết yếu, khi mức nợ công của Việt Nam được thiết lập ở mức 60% GDP.
Những năm gần đây, Việt Nam đã phát triển được công suất đáng kể điện gió và điện mặt trời nhưng hoạt động phát triển này chủ yếu được thực hiện với tài trợ của các ngân hàng trong nước và khu vực, hoặc các ngân hàng đánh giá rủi ro doanh nghiệp, chứ không phải rủi ro dự án. Cơ cấu tài trợ cũng thường dựa trên hình thức giảm thiểu rủi ro tín dụng, thường là bảo lãnh, của ngân hàng trong nước hoặc nhà tài trợ dự án.
Tình trạng phụ thuộc vào hỗ trợ giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong nước hoặc nhà tài trợ dự án khiến cho việc phát triển dự án quy mô lớn không khả thi. Ngoài ra, hạn chế về thanh khoản, lãi suất cao, thiếu nguồn tài trợ dài hạn, và giới hạn theo ngành của khu vực ngân hàng trong nước sẽ dẫn tới phụ thuộc nợ nước ngoài nhiều hơn để tài trợ cho phát triển hạ tầng trong thập kỷ tới.
Khi các dự án điện mới quy mô lớn (điện LNG, điện gió ngoài khơi và các nguồn năng lượng tái tạo khác) dự kiến sẽ được phát triển chủ yếu trên cơ sở IPP (các dự án điện độc lập), chứ không phải theo hình thức đối tác công-tư (PPP), tình trạng không có nguồn tài trợ dự án quốc tế dẫn tới rủi ro trọng yếu về phát triển và nguồn tài trợ cho Việt Nam trong ngắn hạn...
Ước tính mỗi năm, Chính phủ Việt Nam cần chi tiêu từ 25-30 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng ngành điện |
Từ những tồn tại trên, nhóm Công tác Cơ sở hạ tầng đưa ra khuyến nghị, Chính phủ cần bắt đầu thực hiện chương trình cải thiện sự tham gia với các tổ chức hàng đầu thuộc khu vực tư nhân và các định chế tài chính đa phương để giải phóng nguồn tài trợ dự án cần thiết cho các dự án cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030. Cùng với đó, đánh giá về cách thức áp dụng với dự án PPP và ở một mức độ nhất định đối với dự án IPP. Đây là giải pháp khả thi để phát triển dự án hạ tầng và cần làm rõ tương tự để cải tiến Luật PPP...
Liên quan đến việc triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm, Nhóm Công tác Cơ sở hạ tầng đều ủng hộ và hoan nghênh việc triển khai các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng có vai trò hỗ trợ phát triển kinh tế và thương mại trong nước. Đồng thời, đánh giá cao và ủng hộ việc triển khai các dự án: Nạo vét luồng hàng hải Cái Mép, vì dự án sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của cảng Cái Mép; Đường vành đai 3, đường vành đai Bến Lức Long Thành, và cầu Phước An nối Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam với cụm cảng Cái Mép; Phát triển năng lực vận chuyển hàng hóa mới và bổ sung tại Cảng hàng không Quốc tế Long Thành…