Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Những nghệ nhân cuối cùng giữa Thủ đô nặng lòng “giữ hồn cốt” đồ chơi trung thu truyền thống

Những món đồ chơi trung thu truyền thống đang dần mai một, không còn sự hấp dẫn giữa bạt ngàn đồ chơi hiện đại, ngoại nhập với đủ sắc màu, kiểu dáng.
Trung thu 2016: Nét đẹp từ những món đồ chơi truyền thống Đồ chơi Trung thu truyền thống chiếm lĩnh thị trường

Dẫu vậy, trong con ngõ nhỏ nơi phố cổ tấp nập vẫn có những nghệ nhân ngày đêm miệt mài làm ra những chiếc mặt nạ giấy bồi với mong muốn “giữ lửa” cho đồ chơi truyền thống để trẻ em có một tuổi thơ đúng nghĩa.

Nặng lòng với đồ chơi truyền thống

Trung thu trong kí ức của nhiều thế hệ là cả xóm cùng nhau phá cỗ dịp trăng rằm tháng 8, là những món đồ chơi như chiếc đèn ông sao, cây đèn cù, đèn lồng tự chế từ lon, vỏ hộp… Những món đồ tuy giản dị, mộc mạc nhưng lại là kí ức tuổi thơ của biết bao thế hệ.

Trước tốc độ phát triển nhanh chóng của thời đại, cuộc sống xô bồ, hối hả, con người được tiếp cận với nhiều thứ mới mẻ, hiện đại, khiến những món quà thân thuộc đó dần bị lãng quên, tuổi thơ của những đứa trẻ ngày nay gắn liền với công nghệ, với những món đồ công nghiệp hóa.

Mặc cho những thăng trầm của thị trường đồ chơi truyền thống, vợ chồng nghệ nhân ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan – những nghệ nhân cuối cùng ở khu phố cổ, vẫn duy trì sản xuất, tiếp nối nghề gia truyền làm mặt nạ giấy bồi do cha ông để lại.

Những nghệ nhân cuối cùng giữa Thủ đô nặng lòng “giữ hồn cốt” đồ chơi trung thu truyền thống

Trong căn nhà nhỏ, nằm sâu ở phía cuối hành lang tại ngõ 73 phố Hàng Than (quận Ba Đình, Hà Nội) vừa là nơi sinh sống vừa là nơi ông Hòa bà Lan ngày ngày cặm cụi xé giấy, nặn khuôn tạo ra những chiếc mặt nạ cổ truyền, gìn giữ “món” nghề gia truyền đã có thâm niên được hơn 40 năm.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Lan cho hay, trước sự “lên ngôi” của đồ chơi ngoại nhập, đồ chơi công nghệ, vợ chồng bà vẫn không nản chí, không từ bỏ hành trình đem đồ chơi truyền thống đến gần hơn với thế hệ con cháu.

Những nghệ nhân cuối cùng giữa Thủ đô nặng lòng “giữ hồn cốt” đồ chơi trung thu truyền thống

Nói về các công đoạn làm mặt nạ giấy bồi, nữ nghệ nhân chia sẻ: “Đầu tiên phải chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu đó là giấy và bột, đem bột nấu cùng nước lã, phải quấy kĩ, không được để vón cục, nấu tới khi ngả màu vàng, có độ nhuyễn và kết dính thì cho ra thành phẩm là hồ. Khi đã đủ dụng cụ, bắt đầu bồi mặt nạ vào khuôn, giấy bồi phải xé nhỏ, tỉ mỉ miết từng lớp, cứ một lớp giấy là một lớp keo, như vậy mặt nạ mới giữ được độ cứng cáp. Sau đó, gấp mép, cẩn thận lấy ra mang đi phơi khô tự nhiên, tùy thuộc vào thời tiết sẽ khô nhanh hay chậm, thường tôi sẽ phơi khoảng 5-6 tiếng. Cuối cùng thì pha màu, lấy bút vẽ để vẽ, sơn các chi tiết, sơn lớp nào lại phơi khô lớp đó như vậy mới không bị nhòe khi sơn chồng các lớp với nhau”.

Những nghệ nhân cuối cùng giữa Thủ đô nặng lòng “giữ hồn cốt” đồ chơi trung thu truyền thống

Không được đào tạo qua bất cứ trường lớp mỹ thuật nào nhưng thời gian gắn bó với nghề đã tôi luyện ông Hòa, bà Lan trở thành những người họa sĩ thực thụ, mang những nét vẽ độc đáo, có hồn lên từng chiếc mặt nạ có hình hài giống Chí Phèo, Thị Nở, chú Tễu, con trâu, con lợn…

Dẫu cho làm thủ công tốn nhiều thời gian, công sức, mỗi ngày chỉ có thể hoàn thiện khoảng 10 chiếc mặt nạ, nhưng những nghệ nhân ấy vẫn cẩn thận, chỉn chu bởi mong muốn sản phẩm đến tay khách hàng không phải những món đồ chơi vô tri, những món đồ bình thường mà nó là “hồn cốt”, là cái tâm, là nỗi lòng của những người thợ tâm huyết với nghề.

Gắn bó với những chiếc mặt nạ giấy bồi hơn nửa đời người, những nghệ nhân như ông Hòa bà Lan đều có nỗi lo, trăn trở không chỉ đồ chơi truyền thống mai một mà sẽ chẳng còn nhiều thế hệ con cháu có đam mê với nghề, sẵn sàng gìn giữ, phát huy những tinh hoa ông cha để lại.

“Để giữ và tồn tại lâu với nghề, người thợ cần phải đặt tâm của mình vào công việc. Ngoài yếu tố chính đó, còn cần phải rèn rũa sự tỉ mỉ, chỉn chu, cẩn thận và tính kiên nhẫn mới sống với nghề lâu dài. Chúng tôi coi công việc này là đam mê, là cái duyên, cái nghiệp của mình nên đặt hết tâm huyết vào làm” bà Lan nói.

Niềm vui trước sự “hồi sinh”

Những năm gần đây, đồ chơi truyền thống dần tìm lại vị thế trong thị trường, vào mỗi dịp như ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu những cửa hàng trên các con phố như Lương Văn Can, Hàng Mã, Hàng Lược bày bán nhiều mặt hàng đồ chơi truyền thống với số lượng lớn.

Những nghệ nhân cuối cùng giữa Thủ đô nặng lòng “giữ hồn cốt” đồ chơi trung thu truyền thống

Nhận thấy tâm lí khách hàng thay đổi, khách hàng ưu tiên tìm mua những sản phẩm đồ chơi truyền thống, thủ công với nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho trẻ nhỏ, đối với đôi vợ chồng nghệ nhân phố cổ, điều này là nguồn động lực lớn, là niềm vui tuổi xế chiều để họ quyết tâm giữ nghề.

“Tất cả công đoạn làm mặt nạ của gia đình tôi đều được làm thủ công bằng tay nên nguyên liệu phải lựa chọn kĩ để khi làm không ảnh hưởng đến sức khỏe. Như bột để làm hồ được làm từ củ sắn, giấy để bồi mặt nạ thì tôi đều tận dụng từ những quyển sách, quyển vở của các cháu trong nhà để làm, vừa không độc hại, vừa tiết kiệm được chi phí” - ông Hòa chia sẻ.

Sau hai năm ảnh hưởng dịch bệnh, thị trường mặt nạ giấy khởi sắc trở lại cũng là lúc “hàng nhái” xuất hiện ngày càng nhiều, nhiều người sản xuất sẵn sàng dùng nguyên liệu kém chất lượng, nhái thương hiệu để “kiếm lời”. Mặc cho giá thành rẻ, lợi nhuận cao, ông Hòa vẫn cần cù, miệt mài làm từng công đoạn, lựa chọn những nguyên liệu tốt nhất để tạo nên sản phẩm “Chúng tôi làm vì đam mê, còn sức đến lúc nào thì còn giữ nghề đến lúc đó, chúng tôi quan trọng chất lượng hơn số lượng và lợi nhuận” - ông Hòa tâm sự.

Những nghệ nhân cuối cùng giữa Thủ đô nặng lòng “giữ hồn cốt” đồ chơi trung thu truyền thống

Thời gian gần đây, các mặt hàng, nguyên liệu trên thị trường tăng giá chóng mặt, dù làm thủ công, tỉ mỉ, cầu kì từng công đoạn nhưng gia đình ông Hòa vẫn giữ nguyên giá bán, mỗi chiếc mặt nạ chỉ dao động từ 35.000 đồng đến 150.000 đồng/chiếc, để ai cũng có thể mua hàng, đồ chơi truyền thống đến gần hơn với tuổi thơ của những đứa trẻ ngày nay.

Giữa những khó khăn, áp lực cạnh tranh, ở cái tuổi xế chiều thay vì nghỉ ngơi, vợ chồng nghệ nhân vẫn miệt mài, cặm cụi giữ nghề, hạnh phúc vẫn hiện rõ trong ánh mắt của đôi vợ chồng làm mặt nạ giấy bồi cuối cùng ở Thủ đô. Họ hài lòng với công việc của mình, lấy công làm lãi để duy trì cuộc sống, công việc và thói quen hàng ngày. Niềm hạnh phúc tưởng chừng khó giải thích ấy thực ra vô cùng giản dị.

Những nghệ nhân cuối cùng giữa Thủ đô nặng lòng “giữ hồn cốt” đồ chơi trung thu truyền thống

Đồ chơi truyền thống mang dáng dấp, tâm hồn con người Việt Nam qua bao thế hệ. Mỗi món đồ chơi được làm ra chứa đựng biết bao sự kết tinh mồ hôi, công sức, có cả tình yêu, lòng nhiệt huyết, những lo lắng, trăn trở của người đang miệt mài gìn giữ chúng. Dù cuộc sống luôn thay đổi nhưng những chiếc mặt nạ giấy bồi, những món đồ chơi truyền thống vẫn sẽ còn sống mãi bởi có những đôi bàn tay khéo léo của những con người đã dành cả đời nặng lòng “giữ lửa”.

Trà My
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3:

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3, năm 2024 với chủ đề 'Dòng chảy di sản'.
Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất tại TP. Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức tại Vạn Phúc City với nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn và độc đáo.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Tối ngày 23/11, đã diễn ra chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Chiều 23/11, tại Nhà Triển lãm số 16 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm.
Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận di sản “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế”.
Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hóa không chỉ là ký ức, mà là sức mạnh sống động giúp định hình bản sắc, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Còn hơn 1 tháng nữa mới đến Noel nhưng không khí đã ngập tràn trên khắp phố Hàng Mã (Hà Nội). Thị trường đồ trang trí đa dạng, nhưng không biến động giá.
Cà Mau: Khai mạc Hội đua vỏ lãi tại thị trấn biển lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Cà Mau: Khai mạc Hội đua vỏ lãi tại thị trấn biển lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 21/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã diễn ra ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng năm 2024.
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị tri thức trong đời sống

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị tri thức trong đời sống

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII tiếp tục được tổ chức nhằm lan tỏa giá trị tri thức, văn hoá trong đời sống xã hội, đồng thời nâng tầm cho mỗi cuốn sách.
Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Tối ngày 16/11, tỉnh Cà Mau vừa khánh thành công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954.
Hội thảo

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Chiều ngày 15/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau đã tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử".
Sắp diễn ra triển lãm tranh

Sắp diễn ra triển lãm tranh 'Tôi vẽ Hà Nội' và sự thăng hoa ngành công nghiệp văn hóa đương đại

Triển lãm tranh "Tôi vẽ Hà Nội" sẽ diễn ra ngày 20/11 tại Trung tâm Triển lãm Hà Nội, nhắn nhủ về một Hà Nội bình yên và tình yêu bất tận trong mỗi chúng ta.
Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Giữa “dòng chảy” đương đại, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường, “hồn quê” được lưu giữ như một giá trị quý báu trong tranh của họa sĩ Quỳnh Thơm.
Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Theo Ban tổ chức, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 sẽ được diễn ra từ ngày 28/11 đến ngày 4/12 với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa.
Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Phố Phở sẽ như cẩm nang cho thế hệ trẻ hiểu lịch sử, thông qua món phở sẽ hiểu hơn bản sắc văn hóa nghệ thuật ẩm thực người Hà Nội xưa và nay.
Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Sáng 10/11, tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ tu bổ, tôn tạo Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Diễn đàn quốc gia thường niên ‘Văn hóa với doanh nghiệp’ tổ chức chiều ngày 10/11 nhằm khai thác, phát huy nguồn lực văn hoá, phát triển đất nước.
Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Sáng 9/11, diễn ra lễ ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’ của tác giả Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối 7/11, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) chính thức khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - cất cánh".
Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11), Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ chính thức khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm. Sự kiện có chủ đề "Điện ảnh: sáng tạo - cất cánh".
Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Tỉnh Quảng Nam tổ chức kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Trác - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, nguyên Phó Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.
Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gần 1.000 nghệ nhân mang đến những tiết mục biểu diễn đặc sắc, để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai.
Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku (Gia Lai) được tổ chức từ ngày 15-17/11 với những hoạt động hấp dẫn, hứa hẹn mang đến nhiều ấn tượng cho du khách.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động