Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 18:38

Những ứng dụng độc hại trên Google Play người dùng nên xóa ngay để tránh bị theo dõi

Trang Komando đã liệt kê 11 ứng dụng trên Google Play từng có tiền lệ thu thập dữ liệu, phát tán phần mềm độc hại… và khuyến cáo người dùng nên xóa ngay.

Dưới đây là danh sách 11 ứng dụng độc hại trên Google Play mới được cập nhật bạn nên xóa để tránh bị theo dõi:

Pinduoduo: Ứng dụng mua sắm của Trung Quốc này đã bị Google khỏi cửa hàng vì có chứa phần mềm độc hại.

CamScanner, một ứng dụng quét tài liệu khá phổ biến với hơn 100 triệu lượt tải xuống nhưng chứa một loại phần mềm độc hại. CamScanner đã bị Mỹ đưa vào danh sách các ứng dụng bị cấm do lo ngại chính phủ Trung Quốc theo dõi công dân Mỹ.

Temu (thuộc sở hữu của công ty mẹ Pinduoduo), ứng dụng mua sắm này cũng bị cáo buộc bán toàn sản phẩm chất lượng thấp.

Shein, ứng dụng thời trang của tỷ phú Chris Xu (Trung Quốc) cũng mang tai tiếng vì có hàng hóa kém chất lượng, sao chép, chất liệu không rõ ràng…

TurboVPN, ứng dụng này cũng từng bị phát hiện có chứa lỗi bảo mật, làm, rò rỉ DNS, khiến quyền riêng tư của người dùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

TikTok, Lemon8 và CapCut đều thuộc sở hữu của ByteDance, một công ty có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc), nơi chính phủ có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng.

43 ứng dụng độc hại chạy quảng cáo ẩn bạn nên xóa ngay lập tức

43 ứng dụng bị nhiễm phần mềm độc hại trên Google Play đã được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu bảo mật McAfee. Những ứng dụng độc hại này chủ yếu các ứng dụng phát nội dung trực tuyến, tổng hợp tin tức… như TV/DMB Player, Music Downloader, News and Calendar…

Theo các nhà nghiên cứu, các phần mềm độc hại này được thiết kế để hiển thị quảng cáo bí mật khi màn hình điện thoại đang tắt, khiến thiết bị sẽ nhanh hết pin, tiêu thụ nhiều dữ liệu Internet và có hành vi gian lận đối với các nhà quảng cáo.

Sau khi được cài đặt trên thiết bị, phần mềm quảng cáo sẽ đợi vài tuần để đánh lừa người dùng sau đó mới kích hoạt hoạt động gian lận quảng cáo.

McAfee cho biết, những người vận hành phần mềm có thể điều chỉnh từ xa thời gian “ngủ đông” và các thông số khác thông qua Firebase Storage hoặc Messaging.

Hiện tại Google đã xóa tất cả các ứng dụng độc hại trong danh sách khỏi cửa hàng ứng dụng sau khi nhận được báo cáo của McAfee. Tuy nhiên, nếu người dùng đã lỡ cài đặt trước đó thì các ứng dụng độc hại này sẽ vẫn tồn tại trên điện thoại.

Danh sách các ứng dụng bị nhiễm phần mềm độc hại mà bạn nên xóa ngay lập tức:

  • band.kr.com (hơn 10.000 lượt tải xuống)
  • com.dmb.media (hơn 100.000 lượt tải xuống)
  • dmb.onair.media (hơn 10.000 lượt tải xuống)
  • easy.kr (hơn 100.000 lượt tải xuống)
  • kr.dmb.onair (hơn 5.000 lượt tải xuống)
  • livedmb.kr (hơn 50.000 lượt tải xuống)
  • stream.kr.com (hơn 100 lượt tải xuống)
  • com.breakingnews.player (hơn 10.000 lượt tải xuống)
  • jowonsoft.android.calendar (hơn 10.000 lượt tải xuống)
  • com.music.free.bada (hơn 100.000 lượt tải xuống)
  • com.musicdown (hơn 5.000 lượt tải xuống)
  • new.kr.com (hơn 100.000 lượt tải xuống)
  • baro.com (hơn 10.000 lượt tải xuống)
  • baro.live.tv (hơn 50.000 lượt tải xuống)
  • baro.onair.media (hơn 10.000 lượt tải xuống)
  • kr.baro.dmb (hơn 100.000 lượt tải xuống)
  • kr.live (hơn 1.000 lượt tải xuống)
  • newlive.com (hơn 50.000 lượt tải xuống)
  • onair.baro.media (hơn 10.000 lượt tải xuống)
  • freemusic.ringtone.player (hơn 100.000 lượt tải xuống)
  • best.kr.com (hơn 100.000 lượt tải xuống)
  • com.pado.music.mp3 (hơn 100.000 lượt tải xuống)
  • com.app.allplayer (hơn 50.000 lượt tải xuống)
  • com.onair.shop (hơn 50.000 lượt tải xuống)
  • eight.krdmb.onair (hơn 10.000 lượt tải xuống)
  • free.kr (hơn 10.000 lượt tải xuống)
  • kr.dmb.nine (hơn 100.000 lượt tải xuống)
  • kr.live.com (hơn 10.000 lượt tải xuống)
  • kr.live.onair (hơn 100.000 lượt tải xuống)
  • kr.live.tv (hơn 50.000 lượt tải xuống)
  • kr.media.onair (hơn 100.000 lượt tải xuống)
  • kr.onair.media (hơn 1.000 lượt tải xuống)
  • live.kr.onair (hơn 10.000 lượt tải xuống)
  • live.play.com (hơn 50.000 lượt tải xuống)
  • new.com (hơn 50.000 lượt tải xuống)
  • newlive.kr (hơn 100.000 lượt tải xuống)
  • onair.best (hơn 50.000 lượt tải xuống)
  • com.m.music.free (hơn 500.000 lượt tải xuống)
  • good.kr.com (hơn 100.000 lượt tải xuống) n
  • ew.music.com (hơn 1.000 lượt tải xuống)
  • play.com.apps (hơn 100.000 lượt tải xuống)
  • com.alltrot.player (hơn 50.000 lượt tải xuống)
  • com.trotmusic.player (hơn 5.000 lượt tải xuống)

Người dùng có thể kiểm tra ứng dụng nào ngốn pin nhiều nhất trên điện thoại bằng cách truy cập vào Settings (cài đặt) Battery (pin) Battery Usage (sử dụng pin).

Sau khi xác định được ứng dụng độc hại, người dùng chỉ cần chuyển sang mục quản lý ứng dụng, chọn các ứng dụng này rồi nhấn Uninstall để xóa.

34 ứng dụng đánh cắp dữ liệu người dùng bạn nên xóa ngay lập tức

Wladimir Palant, một nhà nghiên cứu bảo mật mới đây đã phát hiện hơn 34 ứng dụng được thiết kế để đánh cắp dữ liệu người dùng, hiển thị quảng cáo… trên trình duyệt Google Chrome.

Vị chuyên gia này cảnh báo người dùng đang sử dụng trình duyệt Google Chrome, hãy ngay lập tức kiểm tra lại toàn bộ các tiện ích mở rộng và gỡ bỏ 34 ứng dụng độc hại này nếu có.

Để kiểm tra, bạn hãy mở trình duyệt Chrome, gõ vào thanh địa chỉ dòng lệnh chrome://extensions và nhấn Enter. Tại trang mới hiện ra, người dùng tìm xem những ứng dụng đã cài đặt có nằm trong danh sách 34 ứng dụng đánh cắp dữ liệu người dùng ở dưới đây hay không, nếu có hãy nhấn Remove để xóa các ứng dụng độc hại.

Dưới đây là 34 ứng dụng bạn nên xóa ngay lập tức:

  • Autoskip for Youtube
  • Soundboost
  • Crystal Ad block
  • Brisk VPN
  • Clipboard Helper
  • Maxi Refresher
  • Quick Translation
  • Easyview Reader view
  • PDF toolbox
  • Epsilon Ad blocker
  • Craft Cursors
  • Alfablocker ad blocker
  • Zoom Plus
  • Base Image Downloader
  • Clickish fun cursors
  • Cursor A custom cursor
  • Amazing Dark Mode
  • Maximum Color Changer for Youtube
  • Awesome Auto Refresh
  • Venus Adblock
  • Adblock Dragon
  • Readl Reader mode
  • Volume Frenzy
  • Image download center
  • Font Customizer
  • Easy Undo Closed Tabs
  • Screence screen recorder
  • OneCleaner
  • Repeat button
  • Leap Video Downloader
  • Tap Image Downloader
  • Qspeed Video Speed Controller
  • HyperVolume
  • Light picture-in-picture

Theo thống kê của Avast, trước khi bị phát hiện các ứng dụng độc hại đã được tải xuống 87 triệu lần. Chúng không bị chú ý trong thời gian dài do hứa hẹn cung cấp nhiều chức năng hữu ích.

Mặc dù không nghiêm trọng như trojan ngân hàng Android, phần mềm gián điệp hoặc Fleeceware, nhưng những ứng dụng độc hại kể trên nếu không được giám sát sẽ gây khó chịu nếu không muốn nói là rất nguy hiểm.

Loạt ứng dụng độc hại thu thập dữ liệu người dùng, hãy xóa ngay nếu đang cài đặt

Các chuyên gia bảo mật tại McAfee vừa phát hiện một loại mã độc mới đã xâm nhập vào cửa hàng Google Play thông qua 60 ứng dụng khác nhau, có tên gọi là Goldoson.

Theo Bleeping Computer, các ứng dụng bị nhiễm mã độc này đã có khoảng hơn 100 triệu lượt tải xuống.

Các chuyên gia cho biết những phần mềm độc hại này có thể tự động truy cập vào quảng cáo trong nền mà không cần sự cho phép của người dùng. Ngoài ra, chúng còn thu thập dữ liệu trên các ứng dụng đã cài đặt, kết nối WiFi và Bluetooth của thiết bị cũng như vị trí GPS của người dùng.

Tùy vào việc ứng dụng đó được cấp những quyền truy cập nào mà mức độ thu thập dữ liệu sẽ khác nhau. Các chuyên gia tại McAfee cho biết, ít nhất 10% ứng dụng trên thiết bị có thể bị mã độc Goldoson thu thập dữ liệu nhạy cảm.

Hãng công nghệ cũng đưa ra cảnh báo tới người dùng, nếu đã vô tình cài đặt các phần mềm này, cần xem xét và xóa chúng khỏi thiết bị để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân quan trọng.

Song Hà (tổng hợp)
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ thông tin

Tin cùng chuyên mục

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Người dùng thích ứng ra sao sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học?