Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ninh Bình: Phát triển du lịch xanh trên nền tảng giá trị văn hóa

Là vùng đất giàu bản sắc văn hóa, di tích lịch sử, khai thác giá trị văn hóa, xây dựng ngành du lịch xanh, phát triển bền vững giúp du lịch Ninh Bình cất cánh.
Du lịch Ninh Bình: Sẽ hình thành liên minh kích cầu Ninh Bình: Tổ chức tuần du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" từ ngày 27/5 đến 4/6

Phát triển du lịch xanh

Du lịch xanh gắn với bảo tồn tính đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên và các giá trị, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể là mục tiêu chủ đạo trong phát triển du lịch ở Ninh Bình. Ninh Bình đã và đang trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước bởi cách làm du lịch bài bản với chiến lược xuyên suốt là phát triển du lịch xanh, bền vững; du lịch dựa vào cộng đồng.

Ninh Bình: Phát triển du lịch xanh trên nền tảng giá trị văn hóa
Quần thể Bái Đính - một trong những điểm đến nổi tiếng của du lịch Ninh Bình

Trong những giai đoạn gần đây, Ninh Bình đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, chương trình phát triển du lịch. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2020-2025) xác định, đầu tư hạ tầng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn là một trong 3 khâu đột phá chiến lược, tạo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ; chuyển công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng sang phát triển du lịch, tạo mô hình tăng trưởng "xanh".

Trong đó phải kể đến Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045. Kết luận số 07-KL/TU ngày 12/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong phát triển du lịch. Đến nay, các địa phương trong tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm, chú trọng và tích cực bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử; khoanh vùng cấm khai thác đá vôi, khai thác rừng đặc dụng trên núi đá.

Quan điểm này đã giúp Ninh Bình thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch thành điểm đến “an toàn- thân thiện- hấp dẫn” như: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu du lịch sinh thái Tam Cốc – Bích Động; Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long; Vườn quốc gia Cúc Phương, vườn chim Thung Nham, chùa Bái Đính.

Ninh Bình: Phát triển du lịch xanh trên nền tảng giá trị văn hóa
Khu du lịch sinh thái Tràng An phát triển dựa trên sự tôn trọng giá trị tự nhiên, giá trị lịch sử, văn hóa

Ông Bùi Văn Mạnh – Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cho biết: Ninh Bình luôn coi giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể là nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch. Du lịch xanh, bền vững, du lịch dựa vào cộng đồng, tôn trọng giá trị tự nhiên, giá tri lịch sử, văn hóa của địa phương. Nhờ vậy, Ninh Bình luôn được các chuyên trang du lịch quốc tế bình chọn là điểm đến du lịch hấp dẫn.Gần đây nhất, Ninh Bình được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong 32 địa điểm du lịch tuyệt vời nhất năm 2023.

Chiến lược xuyên suốt của Ninh Bình là phát triển du lịch xanh, phát triển du lịch bền vững và dựa vào cộng đồng với 3 trụ cột chính là: Người dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Để phát triển du lịch đúng hướng, Ninh Bình đang đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường.

Khi đầu tư phát triển du lịch phải tôn trọng giá trị tự nhiên, tôn trọng giá trị lịch sử văn hóa của địa phương một cách tối đa. Từ đó, Ninh Bình giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi trường để tạo ra tài nguyên phát triển bền vững sản phẩm du lịch. Hiện nay, Ninh Bình đang đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường. Ninh Bình được đánh giá là mô hình điểm về bảo đảm hài hòa giữa phát triển và bảo vệ tài nguyên môi trường”- ông Bùi Văn Manh cho hay.

Mới đây, Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức lễ khởi động dự án "Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam". Trong dự án này, UNDP đã chọn Ninh Bình và Quảng Nam là hai địa phương thí điểm áp dụng các giải pháp, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa.

Ninh Bình được lựa chọn để thí điểm dự án này bởi theo đánh giá chung của UNDP và Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Ninh Bình là địa phương từ nhận thức đến hành động của các cấp lãnh đạo, đến từng địa phương, từng người dân đều xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển "du lịch xanh", bền vững để làm bệ đỡ cho các ngành, các lĩnh vực "tăng trưởng xanh".

Phát huy vai trò nòng cốt của cộng đồng trong phát triển du lịch xanh

Ninh Bình được tạo hóa ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, độc đáo và sở hữu những di sản văn hóa - lịch sử có giá trị đồ sộ, với 1.821 di tích, trong đó có 298 di tích cấp tỉnh, 81 di tích cấp quốc gia (trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt) và 01 di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, là nguồn tài sản vô giá để phát triển du lịch.

Nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh hiện có, tỉnh đã thiết lập một mô hình hợp tác hiệu quả, chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Trong đó, đặc biệt coi trọng sự đồng thuận và tham gia tích cực, trách nhiệm của người dân địa phương, vì họ vừa là di sản sống, vừa trực tiếp bảo vệ, giữ gìn di sản và tài nguyên du lịch.

Ninh Bình: Phát triển du lịch xanh trên nền tảng giá trị văn hóa
Rừng Quốc gia Cúc Phương- điểm đến được nhiều du khách ưa thích

Để phát triển du lịch xanh, Ninh Bình xác định phải lấy người dân là trung tâm của sự phát triển. Đối với doanh nghiệp, khi đầu tư và hoạt động phải tôn trọng tối đa yếu tố tự nhiên, yếu tố lịch sử văn hóa để phục dựng lại cũng như phát triển các sản phẩm dịch vụ phù hợp với điều kiện tự nhiên và bảo vệ môi trường ở từng địa điểm.

Theo đó, Ninh Bình đã thiết lập một mô hình hợp tác hiệu quả, chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Khi khách du lịch đến với bất kỳ điểm du lịch nào ở Ninh Bình sẽ thấy việc giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp được chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân tích cực thực hiện”- Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Văn Mạnh chia sẻ

Điển hình như tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, ngoài vẻ đẹp của núi non, sông nước, của những cánh đồng lúa thì môi trường trong lành, sự thân thiện của người dân làm du lịch đã tạo nên ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đã chú trọng tuyên truyền, vận động thực hiện công tác vệ sinh môi trường, nâng cao nhận thức, thái độ phục vụ của người dân đối với du khách khi đến tham quan điểm du lịch Tam Cốc – Bích Động cũng như các điểm du lịch khác trên địa bàn.

Qua đó, người dân trở thành những hướng dẫn viên, tuyên truyền viên tích cực trong việc quảng bá hình ảnh du lịch và định hướng phát triển du lịch xanh của địa phương tới du khách. Đồng thời, người dân phối hợp với chính quyền địa phương, Ban Quản lý khu du lịch tích cực thực hiện các biện pháp thu gom rác thải, bảo vệ môi trường.

Hay như tại rừng Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình triển khai các công cụ quản lý kinh tế trong công tác bảo tồn, như thu kinh phí từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để đầu tư trồng rừng thay thế. Tỉnh thử nghiệm và nhân rộng mô hình cho thuê môi trường rừng để khai thác du lịch, phục vụ nhu cầu về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thay dần hình thức đầu tư bằng tiền của nhà nước. Đồng thời, Tỉnh tăng cường công tác kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ các loài nguy cấp, quý, hiếm.

Đến với Ninh Bình hôm nay, du khách không ngừng tìm kiếm và trải nghiệm văn hóa bản địa trong đó phát triển du lịch xanh, bảo tồn hệ sinh thái cảnh quan thiên nhiên, di tích, di sản, giá trị văn hóa đã làm nên điều khác biệt trong hành trình trải nghiệm của du khách.

Năm 2023, ngành Du lịch Ninh Bình dự kiến đón hơn 5,35 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 5.150 tỷ đồng. Đến năm 2025, ngành Du lịch phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch, Ninh Bình trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn; phấn đấu đón 8 triệu lượt khách; tổng doanh thu du lịch ước đạt 8.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho khoảng 23.000 lao động.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: du lịch Ninh Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương mạnh và giàu từ biển.

Tin cùng chuyên mục

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Việc tối ưu hóa các giải pháp logistics giúp Tiền Giang nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư.
Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Với 775 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD, hiện Hàn Quốc đứng thứ 5 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tại tỉnh Quảng Ninh những năm qua, kinh tế tập thể từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức hợp tác.
TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

Hàng chục câu hỏi của doanh nghiệp xuất khẩu liên quan đến chính sách, tiếp cận vốn vay, lãi suất, ngoại tệ, thủ tục tiếp cận vốn… đã được giải đáp.
TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, ước tính IIP tháng 10 tăng 8,9% so cùng kỳ.
Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của từng địa phương và đã trở thành một trong những kênh quảng bá hiệu quả nhất cho du lịch Quảng Ninh.
Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bình Dương không chỉ khẳng định giá trị mà còn là "bệ đỡ" để sản phẩm khẳng định thương hiệu.
Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Những năm qua, Quảng Ninh đã dành nhiều sự quan tâm, thông qua các chính sách đã hỗ trợ thiết thực bà con dân tộc thiểu số.
Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Với những chính sách hỗ trợ của Quảng Ninh, sự vào cuộc của người dân, nguồn lợi từ phát triển rừng đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên, có kinh tế khá giả.
Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành danh mục dự án thu hút đầu từ vào Khu Công nghệ cao trong giai đoạn 2024 -2030.
Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Quảng Ninh đang đẩy mạnh hoạt động livestream, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Tiền Giang có nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo quy mô lớn, song năng lực chưa tương xứng tiềm năng, cần hỗ trợ từ nhiều phía để phát triển bền vững.
TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

Quảng Ninh đang tập trung triển khai các thủ tục theo quy định để sớm khởi động Dự án Cảng cá Hòn Gai kết hợp khu neo đậu tránh trú bão và khu hậu cần nghề cá.
Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Chiều ngày 28/10, UBND huyện Mường Tè (Lai Châu) tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2024.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Vượt qua mọi khó khăn thách thức do chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024 ước đạt 23.730 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Sau khi hứng chịu những thiệt hại nặng nề do bão Yagi gây ra, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực khôi phục sản xuất, nuôi trồng thủy sản.
Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Dự án Chỉnh trang trục đường Thùy Vân, TP. Vũng Tàu có quy mô hơn 19 ha, tổng mức đầu tư 1.094 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước 30/4/2025.
Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp nhằm chuyển đổi phương thức phát triển du lịch từ "nâu" sang "xanh", gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động