Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nợ công bền vững - Dư địa cho các chính sách tài khoá mở rộng

Nợ công của Việt Nam được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và tổ chức quốc tế đánh giá là bền vững và tạo dư địa để thực hiện các chính sách tài khóa mở rộng.
Nợ công của Việt Nam trong GDP đang có xu hướng giảm Quản lý nợ công: Đã có nhiều cải cách, song vẫn còn phân tán Năm 2024, dự kiến Chính phủ cần vay 676.057 tỷ đồng

Điểm sáng trong điều hành chính sách tài khóa

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian qua, các chỉ tiêu an toàn nợ công của Việt Nam tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ trong giới hạn được Quốc hội phê chuẩn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và góp phần củng cố dư địa chính sách tài khóa.

Báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho thấy, nợ công của Việt Nam có xu hướng giảm dần​, từ 61,4% GDP (năm 2017) xuống còn 58,3% GDP (năm 2018), 55,9% GDP năm 2020 và đến năm 2021 là 43,1%. Năm 2022, mức nợ công được dự tính tương đương với năm 2021, khoảng 43-44% GDP. Quy mô nợ công đến cuối năm 2023 khoảng 37% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trần 60% Quốc hội đề ra. Nợ Chính phủ khoảng 34% GDP, thấp hơn nhiều so với trần 50%. Mức dư nợ này thấp hơn nhiều so với mức trung bình năm 2023 của các quốc gia có mức xếp hạng tín nhiệm BB là 52,8% GDP và BBB là 54,9% GDP, trong khi mức tín nhiệm của Việt Nam còn thấp hơn 1 bậc so với mức tín nhiệm BBB.

Cơ cấu nợ tích cực, dư nợ trong nước tăng lên, chiếm khoảng 71% dư nợ Chính phủ góp phần giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Nợ trong nước chủ yếu là trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn phát hành dài, giảm thiểu rủi ro vay đảo nợ. Kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu Chính phủ dự kiến năm 2023 khoảng 12,4 -12,5 năm, đảm bảo mục tiêu từ 9 - 11 năm theo Nghị quyết của Quốc hội số 23/2021/QH15 về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ được điều hành thận trọng, đảm bảo phối hợp hài hòa với điều hành chính sách tiền tệ. Lãi suất phát hành bình quân cả danh mục trái phiếu Chính phủ dự kiến năm 2023 khoảng 3,3%/năm, giảm 0,18 điểm phần trăm so với mức năm 2022 trong bối cảnh lãi suất toàn cầu vẫn duy trì xu hướng tăng.

Bộ Tài chính cũng cho biết, nợ nước ngoài giảm dần trong cơ cấu vay của Chính phủ. Danh mục nợ nước ngoài hiện hành chủ yếu vẫn là các khoản vay kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi; góp phần tăng tính bền vững nợ trước biến động tỷ giá của các ngoại tệ mạnh trên toàn cầu.

Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi chạm đáy giai đoạn COVID-19
Nợ công của Việt Nam có xu hướng giảm dần​

Việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch nâng hạng Việt Nam từ mức BB lên mức BB+ vào tháng 12/2023 sau khi tổ chức Moody’s và S&P nâng hạng Việt Nam từ Ba3 lên Ba2 và BB lên BB+ trong năm 2022 đều có dấu ấn từ kết quả củng cố tài khoá và kiểm soát nợ công.

“Có thể nói, kết quả quản lý nợ công trong những năm qua là một điểm sáng trong điều hành chính sách tài khoá nói riêng và chính sách vĩ mô nói chung; được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và tổ chức quốc tế đánh giá là bền vững và tạo dư địa để chúng ta thực hiện các chính sách tài khoá mở rộng, hợp lý khi cần thiết, đặc biệt là trong đợt bùng phát nghiêm trọng dịch Covid-19 vừa qua. Với mức nợ thấp so với trần như hiện nay và cơ cấu nợ thuận lợi sau một thời gian Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ cơ cấu lại nợ công, Việt Nam có nhiều dư địa vay nợ công để triển khai vay vốn cho những dự án lớn là động lực của nền kinh tế, tạo ra hiệu quả kinh tế nhanh nhất và bền vững nhất”, đại diện Bộ Tài chính khẳng định.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý

Để có được kết quả như trên là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ Tài chính.

Theo đó, Bộ Tài chính đã bám sát chủ trương, đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước về vấn đề nợ công như các Nghị quyết Đại hội Đảng XII, XIII, các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương II, đặc biệt là Nghị quyết số 07 của Bộ Chính trị.

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội Kế hoạch vay và trả nợ công 5 năm, quyết định các chỉ tiêu giới hạn an toàn nợ và các giải pháp chủ yếu để đạt được các mục tiêu này.

Bên cạnh đó, không ngừng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý nợ công. Trong đó, Luật Quản lý nợ công năm 2017 đã hoàn thiện thêm một bước cơ bản khuôn khổ thể chế và chính sách quản lý nợ công như thống nhất đầu mối giúp Chính phủ quản lý nợ công, bổ sung các công cụ quản lý nợ công chủ động như hạn mức cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ hàng năm, Chương trình quản lý nợ 3 năm và Kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm, bổ sung quy định ngưỡng cảnh báo nợ công theo thông lệ quốc tế bên cạnh khái niệm trần nợ công.

Để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc vay, trả nợ công, Bộ Tài chính đã phối hợp tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật liên quan như Luật đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư…, sửa đổi, bổ sung một số Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công như Nghị định về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

Không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn vay công và cơ cấu lại nợ công, Bộ Tài chính đã linh hoạt, chủ động triển khai việc huy động vốn theo yêu cầu tiến độ giải ngân đầu tư công, theo hướng tăng các nguồn vay trong nước với lãi suất thấp, ưu đãi, thời gian vay dài, sử dụng vượt thu ngân sách để trả nợ gốc, giảm áp lực nợ công. Việc vay mới chỉ triển khai sau khi đánh giá kỹ tác động đến an toàn nợ công, chỉ sử dụng cho các công trình có hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả xã hội cao, chỉ vay trong khả năng trả nợ.

Để quản lý nợ công theo hướng bền vững, Bộ Tài chính cũng tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nợ công, công khai thông tin nợ công.

Nợ công bền vững - Dư địa cho các chính sách tài khoá mở rộng
Việc nâng bậc tín nhiệm sẽ tác động tích cực trở lại toàn bộ nền kinh tế

Cùng với đó, Bộ Tài chính còn tích cực đẩy mạnh công tác quảng bá nhà đầu tư, triển khai có hiệu quả công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia, góp phần giảm chi phí huy động vốn vay của Chính phủ theo lộ trình cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Theo đó, từ năm 2021 đến nay, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm liên tục nâng triển vọng tín nhiệm, nâng bậc tín nhiệm của Việt Nam. Đến nay Việt Nam còn cách 2 bậc đối với thang điểm của tổ chức Moody’s; cách 1 bậc đối với thang điểm của tổ chức S&P và Fitch để đạt mức Đầu tư.

Theo Lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, trong bối cảnh tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì thắt chặt chính sách tiền tệ, rủi ro địa chính trị, cầu yếu và tăng trưởng chậm, năm 2023, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã có 34 lượt hạ bậc tín nhiệm, 38 lượt hạ triển vọng trên thế giới. Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia được nâng xếp hạng tín nhiệm. Việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm tiếp tục khẳng định xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam với những dự báo tích cực là điểm sáng, khẳng định sự tin tưởng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm vào triển vọng phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong trung hạn, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia, tiếp tục thu hút các nhà đầu tư quốc tế đến với Việt Nam.

“Việc nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam cũng thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về các nỗ lực của Việt Nam trong công tác xếp hạng tín nhiệm cũng như công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về kinh tế vĩ mô, tài khóa, nợ công và ngân hàng - tiền tệ. Việc nâng bậc tín nhiệm sẽ tác động tích cực trở lại toàn bộ nền kinh tế và góp phần tạo thuận lợi cho Việt Nam trong công tác huy động vốn trên thị trường với mức chi phí - rủi ro phù hợp”, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại khẳng định.

Ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam đã có rất nhiều tiến bộ trong công tác quản lý nợ công và cũng đã có những cải cách quan trọng về quản lý nợ công bao gồm: tăng cường khung pháp lý, quản lý thể chế…

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhận định, với những giải pháp mà Chính phủ đang áp dụng sẽ đảm bảo tình hình tài chính của đất nước ổn định, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo nợ công được quản lý hiệu quả và bền vững trong tương lai, Việt Nam cần phải tiếp tục tăng cường quản lý nợ công và cải cách thể chế tài chính.

Tại Việt Nam, phạm vi của nợ công bao gồm: Nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ Chính quyền địa phương. Nợ công không bao gồm nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước, “nợ đọng xây dựng cơ bản” trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước, các khoản nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ.
Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khách hàng chịu thiệt hại bởi bão Yagi được xét miễn giảm lãi vay

Khách hàng chịu thiệt hại bởi bão Yagi được xét miễn giảm lãi vay

Sau cuộc tàn phá của siêu bão Yagi, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét miễn giảm lãi vay cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Xuất hiện giả mạo website Kho bạc Nhà nước để lừa đảo, cơ quan chức năng nói gì?

Xuất hiện giả mạo website Kho bạc Nhà nước để lừa đảo, cơ quan chức năng nói gì?

Trước tình trạng giả mạo website Kho bạc Nhà nước, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân tuyệt đối cẩn trọng trước các cuộc gọi, email không rõ nguồn gốc.
Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại bởi bão số 3

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại bởi bão số 3.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên tiếp báo lỗ, một công ty bị nghi ngờ khả năng hoạt động

Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên tiếp báo lỗ, một công ty bị nghi ngờ khả năng hoạt động

Lỗ lũy kế gần 173 tỷ đồng, Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bị đơn vị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.
VN-Index phục hồi hơn 13%, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?

VN-Index phục hồi hơn 13%, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?

Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chưa hoàn toàn hồi phục nhưng các quỹ mở vẫn duy trì được mức lợi nhuận đáng chú ý trong 8 tháng đầu năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế

Quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế

Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu các đơn vị thuộc cấp đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế.
Nóng tình trạng doanh nghiệp dùng hóa đơn

Nóng tình trạng doanh nghiệp dùng hóa đơn 'hợp thức' hàng lậu: Bộ Tài chính nói gì?

Theo Bộ Tài chính, ngoài việc mua, sử dụng hóa đơn không hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng hóa đơn để hợp thức hóa hàng lậu.
Ngân hàng tìm cách đa dạng vốn trung và dài hạn

Ngân hàng tìm cách đa dạng vốn trung và dài hạn

Không chỉ phát hành trái phiếu, số lượng ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi nhằm hút vốn trung và dài hạn cũng nhiều lên trong thời gian gần đây.
Sắp hoàn thành việc thanh tra 2 ngân hàng, 4 doanh nghiệp vàng

Sắp hoàn thành việc thanh tra 2 ngân hàng, 4 doanh nghiệp vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang tập trung nguồn lực để hoàn thành việc thanh tra đối với 2 tổ chức tín dụng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng như đã công bố.
Vì sao cổ phiếu VNZ của ông chủ mạng xã hội Zalo bị bán mạnh?

Vì sao cổ phiếu VNZ của ông chủ mạng xã hội Zalo bị bán mạnh?

Kết phiên giao dịch sáng nay 6/9, giới đầu tư có dấu hiệu muốn bán ra cổ phiếu VNZ của doanh nghiệp này.
Bộ nào thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng mạnh nhất?

Bộ nào thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng mạnh nhất?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 8 tháng đạt 6,1 nghìn tỷ đồng, tăng 34,6%, cao nhất trong số các bộ.
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng tăng gần 18%

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng tăng gần 18%

Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2024 ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán năm và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước.
Thu hút FDI 8 tháng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái

Thu hút FDI 8 tháng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái

8 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn xanh

Điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn xanh

Không chỉ các ngân hàng trong nước, hiện dòng vốn xanh từ thị trường quốc tế muốn đầu tư vào Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt vẫn khó tiếp cận.
Tỷ giá ngân hàng ‘chạm đáy’ so với cuối quý I/2024

Tỷ giá ngân hàng ‘chạm đáy’ so với cuối quý I/2024

Diễn biến của tỷ giá tiếp tục xu hướng đi xuống, cả ở các ngân hàng thương mại và thị trường tự do.
CEO Kinh Bắc có thu nhập

CEO Kinh Bắc có thu nhập 'khủng' 17 tỷ đồng/năm, cao nhất trong giới quản trị

Theo FiinGroup, trong năm 2023, thu nhập của CEO Tổng công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc (KBC) là 17 tỷ đồng, cao nhất trong các công ty được khảo sát.
Dịch vụ xuất khẩu nào được hưởng thuế suất 0%?

Dịch vụ xuất khẩu nào được hưởng thuế suất 0%?

Một trong những vấn đề được quan tâm tại dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) là quy định về thuế suất 0% đối với dịch vụ xuất khẩu.
Lãi suất trái phiếu nhà băng nào lập đỉnh, hút nhà đầu tư?

Lãi suất trái phiếu nhà băng nào lập đỉnh, hút nhà đầu tư?

Với mức lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm từ khoảng 2 - 2,5%, trái phiếu ngân hàng đang trở thành lựa chọn hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Quy định mới về đối tượng phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

Quy định mới về đối tượng phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

Thông tư 44/2024/TT-NHNN vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành có nội dung mới quy định về đối tượng phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Tham vấn chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút đầu tư trong giai đoạn mới

Tham vấn chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút đầu tư trong giai đoạn mới

Ngày 4/9, tại diễn ra Hội thảo “Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi): Tham vấn về chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút đầu tư trong giai đoạn mới”.
Chuyển tiền quốc tế trên PVConnect, nhận nhiều ưu đãi từ PVcomBank

Chuyển tiền quốc tế trên PVConnect, nhận nhiều ưu đãi từ PVcomBank

PVcomBank tiếp tục “chiêu đãi” khách hàng với loạt ưu đãi hấp dẫn cho dịch vụ chuyển tiền quốc tế online trên ứng dụng PVConnect đến hết năm 2024.
Đề xuất kéo dài thời hạn góp vốn điều lệ lên 180 ngày

Đề xuất kéo dài thời hạn góp vốn điều lệ lên 180 ngày

Đề xuất kéo dài thời hạn góp vốn điều lệ lên 180 ngày tại Luật Doanh nghiệp sửa đổi để nhà đầu tư có thời gian xử lý các thủ tục hành chính liên quan.
VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng

VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu với tăng trưởng tín dụng ở mức cao, thực chất, bền vững ngay từ đầu năm 2024
Tăng lãi suất không quan trọng bằng tăng nguồn vốn và nguồn cung nhà ở xã hội?

Tăng lãi suất không quan trọng bằng tăng nguồn vốn và nguồn cung nhà ở xã hội?

Theo các chuyên gia, việc tăng mức lãi suất từ 4,8% lên 6,6% không quan trọng bằng việc tăng nguồn vốn và nguồn cung nhà ở xã hội.
Sở hữu nhiều vị trí đắc địa bậc nhất TP. Hồ Chí Minh, Saigontourist kinh doanh ra sao?

Sở hữu nhiều vị trí đắc địa bậc nhất TP. Hồ Chí Minh, Saigontourist kinh doanh ra sao?

Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH MTV và các công ty thành viên được giao quản lý và sử dụng hàng chục địa chỉ nhà đất, trong đó có nhiều vị trí đắc địa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động