Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nỗ lực duy trì dòng chảy thương mại cho hàng hóa xuất khẩu

Số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.
Hướng tới “xanh hóa” thương mại điện tử Tăng cường hợp tác xây dựng dữ liệu thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam Truy xuất nguồn gốc bằng QRCode: Minh bạch chất lượng sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đó là nhấn mạnh của ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) với phóng viên Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca.

Thưa ông, gần đây, số vụ việc điều tra pòng vệ thương mại (PVTM) có xu hướng gia tăng đang đặt ra những nguy cơ, rủi ro nào đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam?

Nỗ lực duy trì dòng chảy thương mại cho hàng hóa xuất khẩu
Ông Chu Thắng Trung

Năm 2022, tổng số các vụ việc điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Điều này phù hợp với thực tế kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng nhanh. Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 731 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 371 tỷ USD, tăng 10,6%. Kim ngạch nhập khẩu đạt 360 tỷ USD, tăng 7,8%. Khi kim ngạch xuất nhập khẩu tăng, nguy cơ xung đột lợi ích giữa hàng nhập khẩu với hàng hóa cùng loại được sản xuất tại nước nhập khẩu sẽ lớn hơn và khả năng châm ngòi cho các cuộc điều tra PVTM đối với hàng nhập khẩu sẽ cao hơn.

Việc bị nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM sẽ tác động tới xuất khẩu. Nếu các doanh nghiệp xử lý không tốt, hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ bị áp dụng thuế PVTM ở mức cao, làm giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu. Thông thường, khi một thị trường tiến hành điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của doanh nghiệp thì đó cũng là thị trường xuất khẩu lớn, thậm chí là thị trường xuất khẩu duy nhất của doanh nghiệp. Đặc biệt, bị áp dụng thuế PVTM ở mức cao đối với một doanh nghiệp có thể làm đảo lộn kế hoạch kinh doanh, đe dọa sự phát triển của doanh nghiệp.

Ở cấp độ quốc gia, nếu nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong cùng một ngành bị áp dụng thuế PVTM ở mức cao, ngành sản xuất đó sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, có thể kéo theo những tác động kinh tế - xã hội tiêu cực đối với nhiều ngành sản xuất khác có liên quan cũng như đối với các địa phương có cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp.

: Điều tra PVTM là một hệ quả tất yếu khi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
: Điều tra PVTM là một hệ quả tất yếu khi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Trong bối cảnh hiện nay, để bảo vệ lợi ích cũng như duy trì dòng chảy thương mại cho hàng hóa xuất khẩu, Bộ Công Thương đang đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ nào đối với doanh nghiệp, ngành hàng thưa ông?

Thời gian qua, các đơn vị liên quan trong và ngoài bộ đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó đã chủ động rà soát, xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về PVTM. Đặc biệt, công tác cảnh báo sớm là một trong các hoạt động trọng tâm của Cục PVTM. Cục đã thường xuyên theo dõi và cung cấp danh sách cảnh báo một số mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra PVTM, điều tra chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ. Trên thực tế, các hoạt động này đã đưa ra dự đoán tương đối chính xác, giúp các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất, xuất khẩu, chuẩn bị nguồn lực, xây dựng kế hoạch ứng phó hiệu quả trong nhiều vụ việc.

Bên cạnh việc đưa ra các cảnh báo xuất khẩu, công tác cảnh báo sớm còn bao gồm nhiều hoạt động được triển khai một cách đồng bộ và thường xuyên như: Đào tạo, nâng cao nhận thức, kiến thức về PVTM một cách tổng quát và chuyên sâu cho các đối tượng liên quan như: Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, hiệp hội, các cơ quan liên quan… Phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin về PVTM để các doanh nghiệp, hiệp hội liên quan cập nhật kịp thời.

Các hoạt động này đã sớm được thiết kế một cách đa dạng, bài bản trong nhiều năm qua để các bên liên quan có thời gian thích nghi, xây dựng nền tảng nhận thức, kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, dần dần tiệm cận và hướng tới xử lý hiệu quả các vụ việc nước ngoài điều tra, áp dụng biện pháp PVTM, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM. Cục cũng tăng cường phổ biến các quan điểm nhất quán của Đảng và Chính phủ về việc kiên quyết đấu tranh, không tiếp tay cho các hành vi trốn thuế PVTM, gian lận xuất xứ của Việt Nam khi xuất khẩu.

Được biết, Cục PVTM đang đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về chính sách PVTM tới các doanh nghiệp, ngành hàng ở nhiều địa phương. Điều này đã có tác động thế nào?

Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp thông qua đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách PVTM đã đem lại những kết quả tích cực. Các doanh nghiệp đã hiểu hơn về công tác PVTM và cách thức xử lý khi trở thành đối tượng bị điều tra PVTM. Trong nhiều vụ việc, các doanh nghiệp Việt Nam nhờ kịp thời chuẩn bị nguồn lực đã thành công trong việc chứng minh không bán phá giá hay không nhận trợ cấp. Chính phủ Việt Nam trong nhiều vụ việc đã chứng minh không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế PVTM hoặc bị áp thuế ở mức thấp so với cáo buộc ban đầu hoặc so với các nước khác cùng bị áp thuế, góp phần giữ vững nhiều thị trường xuất khẩu.

Một số kết quả đạt được trong năm 2022 và đầu năm 2023 như: Australia chấm dứt điều tra chống bán phá giá với amoni nitrat; Hoa Kỳ sơ bộ kết luận Việt Nam không lẩn tránh thuế với thép dây không gỉ và tạm thời miễn thuế PVTM đối với pin mặt trời; Ấn Độ dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá với thép mạ hợp kim nhôm kẽm của Việt Nam; Australia chấm dứt thuế chống bán phá giá với nhôm định hình; Philippines không gia hạn biện pháp tự vệ với hạt nhựa HDPE và xi măng nhập khẩu của Việt Nam, đồng thời giảm thuế chống bán phá giá đối với xi măng so với lệnh áp thuế trước đó; Mexico đánh giá ngành thép Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường và giảm thuế chống bán phá giá với thép mạ trong kết luận cuối cùng so với kết luận sơ bộ trước đó.

Ông nhận định thế nào về các khó khăn, thách thức đặt ra đối với công tác PVTM và các hoạt động trọng tâm của Bộ Công Thương trong lĩnh vực này?

Có thể nói, việc hàng xuất khẩu của Việt Nam đối mặt với nhiều cuộc điều tra PVTM là một hệ quả tất yếu khi doanh nghiệp tăng cường tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động. Các quy định, thực tiễn điều tra PVTM của các nước mặc dù được xây dựng theo những nguyên tắc chung nhưng cũng sẽ có những thay đổi, điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với tình hình thực tế. Điều này bắt buộc công tác xử lý các vụ việc điều tra PVTM không ngừng được cập nhật, nghiên cứu, rút kinh nghiệm để có những định hướng tốt nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Những tháng cuối năm, Cục PVTM sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong các vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm. Bên cạnh đó, Cục sẽ tiếp tục sử dụng hệ thống cảnh báo sớm để đưa ra những dự báo từ sớm, từ xa, giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong chuẩn bị nguồn lực, xây dựng kế hoạch ứng phó hiệu quả với các vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài. Công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về PVTM cũng sẽ được tăng cường trên cơ sở phối hợp với các hiệp hội, địa phương nhằm nâng cao năng lực PVTM cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Cục PVTM sẽ tiếp tục triển khai thực thi pháp luật PVTM một cách công khai, minh bạch, công bằng; tiến hành điều tra các vụ việc PVTM mới khi có đề nghị của ngành sản xuất trong nước, rà soát các biện pháp PVTM đang có hiệu lực đối với hàng nhập khẩu. Nền tảng của công tác PVTM là các quy định pháp luật, cụ thể là Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định 10/2018/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn. Cục PVTM cũng sẽ tập trung rà soát các quy định pháp lý có liên quan để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển của thực tiễn nếu cần thiết.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: hàng hóa xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chiếm khoảng 70% thị trường tiêu thụ trong nước đang khiến nhiều doanh nghiệp do nữ lãnh đạo bỏ lỡ cơ hội lớn trên thị trường nước ngoài.
Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam(Online Friday) đã được 10 năm, góp phần thúc đẩy sự bứt phá thương mại điện tử Việt Nam.
Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Thúc đẩy thông điệp tự hào hàng Việt trên môi trường số, ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng Bộ Công Thương, doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024.
Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Theo Cục phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương sản phẩm kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Đề xuất tăng thuế nhập khẩu của ông Trump khiến doanh nghiệp Mỹ đẩy nhanh nhập hàng để tích trữ, đây là cơ hội cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ý định thư về hợp tác Halal giúp giải quyết một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu sang thị trường Malaysia về chứng chỉ Halal.
Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024) diễn ra từ ngày 25/11 và kéo dài đến 1/12/2024.
Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Theo chuyên gia, để giữ được miếng bánh thị phần, doanh nghiệp ngành cơ khí cần nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động thích ứng chuỗi cung ứng.
Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Từ ngày 22-26/11, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức “Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”.
Ngành dịch vụ logistics thích hợp với

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics Việt đang có sự chuyển mình mạnh mẽ và bổ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương nhiều nhất cho Việt Nam trong 10 tháng đạt 1,07 triệu tấn, tăng 20% về lượng và tăng 0,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 22/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024.
Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Tại tọa đàm “Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số”, diễn giả đã nêu thách thức, giải pháp để hàng Việt “cất cánh” trên môi trường số.
Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh trên toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến dòng chảy thương mại và xu hướng thu hút đầu tư của Việt Nam.
Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chiếm chưa tới 2% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD.
Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Chiều 21/11, Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan Xúc tiến thương mại Malaysia chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ trong hoạt động xúc tiến thương mại.
Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay 22/11, Vuasanca tổ chức tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’.
Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Tối 21/11, tại quảng trường Trung tâm Thương mại Royal City, Thanh Xuân, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Theo ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia.
Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao khai mạc sáng 21/11 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.
Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Công nghệ số phát triển đã tác động đến ngành bán buôn, bán lẻ tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, hỗ trợ chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, không thể chậm trễ.
10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Tại kỳ hội chợ Global Sourcing Expo Austrlia 2024, Việt Nam có 10 doanh nghiệp dệt may tham gia với 10 gian hàng.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động