Chị Loan, chủ DN Linh Anh, chuyên sản xuất, cung ứng các sản phẩm nội thất và thiết bị trường học trên đường Đê La Thành – Hà Nội, cho biết, cứ tầm 3 tháng cuối năm, đơn hàng đặt công ty chị lại gấp đôi các thời điểm khác nên nhu cầu thanh toán tiền nguyên vật liệu cho các nhà cung ứng vì thế cũng tăng gấp đôi. Với nguồn tiền lưu động sẵn có, cố gắng lắm DN cũng chỉ đáp ứng được 20% của số vượt lên nên phải tìm nguồn vốn nhanh. Một ngân hàng đã tiếp thị vay vốn nhưng yêu cầu chị thế chấp căn nhà hiện có, nhưng thực tế đã được chị thế chấp ở ngân hàng khác rồi. Đúng lúc đó, chị Loan gặp các bạn chuyên viên VPBank và được tư vấn về khỏan vay tín chấp sau khi thẩm định về tình hình kinh doanh, dòng tiền thực tế của công ty.
Chị Loan chia sẻ: “DN mình cần vốn theo mùa vụ nên cần nhanh, tiện. Mình đang quen vay thế chấp với một ngân hàng khác nhưng khi VPBank giới thiệu về vay tín chấp, hình thức là thấu chi, mình thấy hợp lý quá nên thử gửi giấy tờ xem vay được không thì chỉ sau 2 tuần là được giải ngân thật. Vụ đông năm nay không còn lo lắng xoay vốn nữa. Giờ công ty bạn mình cũng vay VPBank”.
Theo ông Đào Gia Hưng, Phó Giám đốc Khối SME ngân hàng VPBank, nguyên nhân các DN nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng thường xuất phát từ cả hai phía. Phía ngân hàng thì luôn cần những điều kiện nhất định về luật pháp cũng như là các bằng chứng về hiệu quả kinh doanh thì mới có thể cấp vốn cho DN. Trong khi đó phía DN thì hệ thống kế toán, tài chính, thông tin kinh doanh chưa được chuẩn, minh bạch. Thực tế là với quy mô kinh doanh nhỏ, hầu hết DN hạn chế về tài sản thế chấp nên bị từ chối khi đi vay vốn.
Thấu hiểu đặc thù của nhóm DN này, hiện nay, nhiều ngân hàng đang nghiên cứu và đưa ra nhiều sản phẩm phù hợp, trong đó, nổi bật nhất là VPBank. Từ năm 2017, nhận thấy các hộ kinh doanh lớn tại Việt Nam có đầy đủ các đặc thù của một DN nhỏ, VPBank đã quyết định tiếp sức cả phân khúc khách hàng này giúp họ tiếp cận nguồn vốn và đầy đủ dịch vụ ngân hàng như một DN chuẩn với các giải pháp tài chính được “may đo” phù hợp.
VPBank tiếp chính thức sức DN nhỏ với các giải pháp tài chính được “may đo” phù hợp |
Từ đầu năm 2018, sau gần 1 năm chạy thử nghiệm và “nằm gai nếm mật” cùng DN với sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài, đến nay, VPBank đã giải ngân cho gần 1.000 DN siêu nhỏ tại Việt Nam theo phương pháp mới. Hiện tại ngân hàng đã hoàn thiện gói tài chính đa diện giải quyết trên 90% nhu cầu của DN siêu nhỏ và hộ kinh doanh lớn gồm: Sản phẩm Tài trợ hóa đơn; Sản phẩm vay vốn không cần tài sản thế chấp và Thẻ tín dụng DN VPBiz.
Trong đó, sản phẩm Tài trợ hóa đơn là sản phẩm đang tạo sự chú ý lớn từ thị trường khi cho phép DN tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn chỉ bằng việc thế chấp hóa đơn bán hàng đầu ra kèm hợp đồng kinh tế và quyền đòi nợ, giúp DN giải tỏa bế tắc trước tình trạng bị "gối đầu vốn"; Với sản phẩm vay không cần tài sản thế chấp – gói tài chính được biết đến nhiều nhất của VPBank trên thị trường nhiều năm nay chuyên phục vụ loại hình DN SME, nay đã được nới rộng cho DN siêu nhỏ, kể cả với loại hình hợp tác xã, hộ kinh doanh với nguồn vốn được cấp lên đến 1,5 tỷ đồng. Đặc biệt, thẻ tín dụng DN VPBiz của VPBank có hạn mức thẻ lên tới 2 tỷ đồng, miễn lãi 45 ngày, có thể rút tiền mặt tối đa 50% sẽ hỗ trợ DN giải quyết triệt để nhu cầu vốn ngắn hạn hoặc đột xuất.
Một trong những điểm nổi bật trong giải pháp dành cho DN siêu nhỏ là quy trình thẩm định và xét duyệt khoản vay đã được tối ưu và đơn giản hóa với hình thức đa dạng, linh hoạt. DN có thể dễ dàng chứng minh năng lực trả nợ bằng: kế hoạch kinh doanh, báo cáo thuế, sổ tay doanh thu, số năm kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của chủ DN và hộ kinh doanh lớn. Khâu xét duyệt hoàn thành, DN sẽ nhận giải ngân ngay trong ngày mà không phải tới ngân hàng.
“Với nghiên cứu chuyên sâu, giải pháp sản phẩm rõ ràng, minh chứng thiết thực trên số lượng khách hàng lớn, VPBank kỳ vọng sẽ là ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng giải pháp tài chính phù hợp với đối tượng Hợp tác xã, Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp nhỏ trong năm 2019”, đại diện VPBank chia sẻ.
Thông tin tham khảo nguồn vốn dành cho cho DN nhỏ và siêu nhỏ: