Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nới room chi phối - liều thuốc mạnh cho tái cơ cấu ngân hàng

Trong mùa họp đại hội đồng cổ đông vừa rồi, nếu như Vietcombank và VietinBank đề xuất nâng tỷ lệ room ngoại lên 35-40% để tăng vốn nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel II thì các ngân hàng đang tự tái cơ cấu là ABBank và SCB lại mong muốn một tỷ lệ room ngoại cao hơn (49% và trên 50%) để đẩy nhanh quá trình này.
Nới room chi phối - liều thuốc mạnh cho tái cơ cấu ngân hàng

Dư địa cho giải pháp sáp nhập không còn nhiều

Sáp nhập là giải pháp đầu tiên được đưa ra để xử lý các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015”. Các thương vụ sáp nhập trong năm năm qua đã diễn ra theo hai mô thức: Một là sáp nhập một ngân hàng nhỏ vào ngân hàng lớn có mối quan hệ sở hữu chéo (DaiA Bank sáp nhập vào HDBank, MDB sáp nhập vào Maritime Bank, SouthernBank sáp nhập vào Sacombank); hai là một ngân hàng lớn được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) “mai mối” để nhận sáp nhập một ngân hàng nhỏ, đi kèm sự bù đắp bằng một số lợi ích nhất định (Habubank sáp nhập vào SHB, MHB sáp nhập vào BIDV, PG Bank đang hoàn thiện hồ sơ sáp nhập vào VietinBank, Saigonbank được NHNN chủ trương cho sáp nhập vào Vietcombank).

Tuy nhiên, việc xử lý các ngân hàng yếu kém bằng giải pháp này từ năm 2016 có thể sẽ không còn sôi động như các năm trước do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, tình trạng sở hữu chéo giữa các TCTD đã giảm đáng kể (theo thống kê của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, số cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau đã giảm từ bảy cặp trong năm 2012 xuống chỉ còn ba cặp hiện nay). Thứ hai, số ngân hàng có thể nhận sáp nhập không còn nhiều do ba ngân hàng mà Nhà nước sở hữu cổ phần chi phối đều đã tham gia quá trình sáp nhập (riêng thương vụ Vietcombank - Saigonbank dù đã được NHNN xác nhận nhưng hiện chưa có thông tin gì thêm). Các ngân hàng khác như MBB, VPBank, ACB, Techcombank thì có vẻ không hào hứng lắm với kế hoạch nhận sáp nhập một ngân hàng yếu hơn. Thứ ba, hiệu quả thực sự của giải pháp sáp nhập đến nay vẫn chưa rõ ràng.

Câu hỏi với “phương án 0 đồng”

Nếu không áp dụng giải pháp sáp nhập, hợp nhất thì các ngân hàng thương mại (NHTM) trong diện tái cơ cấu được NHNN cho thời gian để tự tái cơ cấu. Sau một thời gian tự tái cơ cấu không thành công, đã có ba NHTM bị NHNN mua lại bắt buộc với giá 0 đồng. Giải pháp này được nhiều người đánh giá là sáng tạo và thực tế đã góp phần bảo đảm an toàn, ổn định cho thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, xung quanh “phương án 0 đồng” vẫn còn nhiều băn khoăn chưa được giải thích thỏa đáng.

Thứ nhất, ở góc độ ngân sách nhà nước, mặc dù nguyên Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã trả lời trước Quốc hội rằng việc mua ngân hàng 0 đồng “không gây thiệt hại kinh tế cho Nhà nước” nhưng phát biểu này mâu thuẫn với thực tế là Nhà nước đã mua lại các ngân hàng này với giá 0 đồng trong khi giá trị thực (theo đánh giá của NHNN) là một con số âm. Nếu coi Nhà nước là một doanh nghiệp, rất dễ để hiểu được giá trị của doanh nghiệp ấy tăng hay giảm sau khi sáp nhập ba công ty con có giá trị thực âm rất lớn với mức giá mua bằng 0.

Thứ hai, đối với các cổ đông của Vietcombank và VietinBank (trừ cổ đông Nhà nước), họ có quyền băn khoăn khi phải chia sẻ nguồn lực để hỗ trợ các ngân hàng 0 đồng mà chưa chắc những “cơ chế” được NHNN trao cho có đủ bù đắp hay không.

Thứ ba, đối với các cổ đông nhỏ lẻ của các ngân hàng 0 đồng, mặc dù phải chấp nhận rủi ro với quyết định đầu tư của mình nhưng thực tế họ rất thiệt thòi khi thiếu thông tin giám sát từ ban kiểm soát và từ chính cơ quan quản lý nhà nước. Đến khi NHNN thông báo việc mua 0 đồng thì cổ đông nhỏ lẻ mới biết giá trị đầu tư của họ không còn. Những ông chủ thiểu số cũng hoàn toàn mù tịt thông tin về việc định giá, kiểm toán của NHNN. Họ có quyền thắc mắc rằng ngoài những khoản nợ xấu, khoản phải thu, khoản thiếu quỹ đã được trích lập theo quy định thì các tài sản khác như mạng lưới trụ sở, bất động sản, máy móc, hệ thống công nghệ, giá trị thương hiệu đã được định giá theo giá thị trường hay chưa.

Thứ tư, khả năng và thời gian phục hồi của các ngân hàng 0 đồng cũng đang là câu hỏi khó. Nếu NHNN không bơm vốn thực mà chỉ duy trì cơ chế “vốn điều lệ danh nghĩa” thì việc phục hồi vốn chủ sở hữu của các ngân hàng 0 đồng hoàn toàn là từ lợi nhuận. Thử hỏi với tình trạng nợ xấu và khả năng cạnh tranh rất yếu của các ngân hàng này thì bao nhiêu năm nữa mới có lãi thực, và khi đã có lãi thì bao nhiêu năm nữa mới hết tình trạng âm vốn chủ sở hữu, sau đó mới nói đến việc bù lại mức vốn pháp định (3.000 tỷ đồng)?

Giải pháp nới room chi phối cho nhà đầu tư ngoại

Các nhà đầu tư nội hiện đang bị hạn chế về tài chính, do đó cần mạnh dạn nới room chi phối để mở cửa cho khối ngoại tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém. Nhưng điều gì khiến một ngân hàng yếu kém trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài và tại sao phải nới room chi phối?

Trước hết, ngành ngân hàng Việt Nam chưa bao giờ hết “độ nóng” với vốn ngoại do tiềm năng lớn của một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, dân số đông thứ 13 toàn thế giới, mật độ dân số cao, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng còn thấp (khoảng 30%), sức cạnh tranh của các ngân hàng chưa cao. Hiện nay, thủ tục để lập một ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam không dễ, chưa tính đến việc mở rộng mạng lưới hoạt động thì càng khó hơn do những hạn chế của Thông tư 21/2013/TT-NHNN. Do đó việc mua lại một ngân hàng yếu kém mang đến những cơ hội lớn cho nhà đầu tư nước ngoài.

Nhưng rào cản lớn nhất của dòng vốn ngoại đầu tư vào ngành ngân hàng lâu nay chính là quy định về tổng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và người liên quan không vượt quá 30% vốn điều lệ của một TCTD. Có một thực tế là vai trò và đóng góp của các cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM nhiều năm qua khá hạn chế. Nguyên nhân là tỷ lệ nắm giữ 30% không đủ để các cổ đông ngoại có tiếng nói quyết định trong hoạt động quản lý, điều hành. Do đó, nếu muốn vốn ngoại tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém thì cả Chính phủ và các cổ đông trong nước phải chấp nhận nới room lên tỷ lệ chi phối, tức trên 50% vốn điều lệ của ngân hàng.

Thiết nghĩ, chủ trương của Nhà nước và cơ sở pháp lý cho việc “nới room” đều đã có, đã đến lúc các ông chủ ngân hàng yếu kém nên tích cực hơn trong việc tìm kiếm đối tác ngoại, chấp nhận mất quyền chi phối, chấp nhận một mức giá đủ để hấp dẫn nguồn tiền thực vào tái cơ cấu ngân hàng. NHNN và Chính phủ cũng cần nhanh chóng đánh giá, xét duyệt các yêu cầu nới room (nếu có) từ ngân hàng yếu kém, thậm chí cần đóng vai trò “bà mối” tìm kiếm, giới thiệu các đối tác ngoại đến các ngân hàng này. Có như vậy mới đẩy nhanh được quá trình tái cấu trúc ngân hàng.

Theo Kinh tế Sài Gòn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Tháng 10/2024, HNX đã tổ chức 22 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, huy động thành công 30.575 tỷ đồng.
Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Cuộc bầu cử Mỹ sẽ tác động tới nền kinh tế Mỹ và rộng ra là nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, do những thay đổi về chính sách điều hành sắp tới.
Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

Theo Giám đốc Phân tích VNDIRECT, tác động lớn hơn của Thông tư 68/2024 là việc cải thiện khả năng FTSE sẽ công bố nâng hạng lên thị trường mới nổi vào tháng 3.
Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn biến động phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố từ bên trong và cả ngoại cảnh.
Nghịch lý đằng sau dự đoán của thị trường Phố Wall về cuộc bầu cử Mỹ

Nghịch lý đằng sau dự đoán của thị trường Phố Wall về cuộc bầu cử Mỹ

Một nghịch lý xảy ra tại thị trường Phố Wall, khi nhiều nhà đầu đang dự đoán về kết quả của cuộc bầu cử Mỹ, phần thắng sẽ thuộc về ông Donal Trump.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính với tổng số tiền gần 700 triệu đồng.
Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Các nhà phân tích dự đoán số lượng cổ phiếu niêm yết của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ và Hồng Kông (Trung Quốc) sẽ tăng vào năm tới
Kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ sớm có lực cầu bắt đáy

Kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ sớm có lực cầu bắt đáy

Chỉ số VN-Index vừa trải qua tuần giảm 2,5%. Chuyên gia kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ có lực cầu bắt đáy khi chỉ số VN-Index giảm về vùng hỗ trợ mạnh.
Cổ phiếu nào sẽ được các quỹ ETF mua nhiều nhất?

Cổ phiếu nào sẽ được các quỹ ETF mua nhiều nhất?

VnDirect ước tính trong kỳ tái cân bằng danh mục quý 4/2024, cổ phiếu được các quỹ ETF mua nhiều nhất gồm: MWG, NLG và KDH với tổng cộng 36,7 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán KB Việt Nam tư vấn niêm yết thành công cổ phiếu của Công ty tập đoàn giáo dục Trí Việt

Chứng khoán KB Việt Nam tư vấn niêm yết thành công cổ phiếu của Công ty tập đoàn giáo dục Trí Việt

Sáng 23/10/2024, với sự tư vấn của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam 5 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục Trí Việt đã chính thức được lên sàn...
Công ty bảo hiểm đầu tiên công bố thiệt hại do bão Yagi, lợi nhuận bị cuốn trôi theo dòng nước

Công ty bảo hiểm đầu tiên công bố thiệt hại do bão Yagi, lợi nhuận bị cuốn trôi theo dòng nước

Bảo hiểm Hàng không (AIC) cho biết toàn bộ lợi nhuận quý III đã bị bão Yagi cuốn trôi. Họ chịu khoản lỗ đậm tới nỗi các thành tích nửa đầu năm đã bị xóa tan.
Điểm danh loạt thương hiệu lớn

Điểm danh loạt thương hiệu lớn 'rơi rụng' khỏi sàn chứng khoán năm nay

Âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế tăng cao... là những chỉ báo về khả năng sinh tồn của mọi doanh nghiệp, đồng thời là tiêu chí cần khắc phục nếu họ muốn ở lại sàn.
Vì sao cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương bị xem xét huỷ niêm yết bắt buộc?

Vì sao cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương bị xem xét huỷ niêm yết bắt buộc?

Cổ phiếu SJF của Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương bị Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh xem xét huỷ niêm yết bắt buộc.
Hoàng Huy khẳng định làm đúng pháp luật tại dự án 275 Nguyễn Trãi, cổ phiếu bật tăng

Hoàng Huy khẳng định làm đúng pháp luật tại dự án 275 Nguyễn Trãi, cổ phiếu bật tăng

Các nhà đầu tư đã an tâm hơn sau khi TCH khẳng định luôn tuân thủ và làm đúng pháp luật tại dự án 275 Nguyễn Trãi - Golden Land Building.
Thời điểm nào dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán?

Thời điểm nào dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán?

VN-Index hiện đang cho hiệu suất 12%, cao hơn lãi suất tiết kiệm và thấp hơn kênh vàng. Câu hỏi là khi nào dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán?
Cổ phiếu VHM của Vinhomes tạm chững sau phiên giao dịch thăng hoa

Cổ phiếu VHM của Vinhomes tạm chững sau phiên giao dịch thăng hoa

Sau phiên giao dịch thăng hoa 14/10, đầu phiên hôm nay, cổ phiếu VHM tạm chững theo nhịp độ chung của thị trường, vùng giá giao dịch thấp hơn 0,44% tham chiếu.
Sửa đổi thông tư quỹ đầu tư chứng khoán: Đừng gây khó quỹ đầu tư

Sửa đổi thông tư quỹ đầu tư chứng khoán: Đừng gây khó quỹ đầu tư

Thông tư sửa đổi về quỹ đầu tư chứng khoán cần tránh thay đổi đột ngột, gây khó khăn và tốn kém chi phí cho các quỹ đầu tư.
Cổ phiếu họ Hoàng Huy chao đảo sau kết luận thanh tra

Cổ phiếu họ Hoàng Huy chao đảo sau kết luận thanh tra

Các cổ phiếu thuộc họ Hoàng Huy giảm mạnh khi Thanh tra Chính phủ kết luận thông tin sai phạm về chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Golden Land Building.
Thị trường chứng khoán đang đợi cú huých từ bức tranh lợi nhuận?

Thị trường chứng khoán đang đợi cú huých từ bức tranh lợi nhuận?

Ông Đinh Quang Hinh, Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT nhận định nếu bức tranh lợi nhuận của thị trường tích cực sẽ là cú hích tinh thần mạnh mẽ cho nhà đầu tư.
Vì sao AAV Group và SPT bị xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng?

Vì sao AAV Group và SPT bị xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP AAV Group và Công ty CP Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT).
Hành trình lao dốc của cổ phiếu Nhựa Đông Á

Hành trình lao dốc của cổ phiếu Nhựa Đông Á

Từng là mã chứng khoán được săn đón, cổ phiếu DAG của Nhựa Đông Á lao dốc và đang đối diện nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc do những khó khăn về tài chính.
Chứng khoán DSC ấn định ngày lên sàn HOSE, lợi nhuận tăng 40% nửa đầu năm

Chứng khoán DSC ấn định ngày lên sàn HOSE, lợi nhuận tăng 40% nửa đầu năm

Dưới sự hậu thuẫn từ Tập đoàn Thành Công, Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC sẽ chính thức "chuyển nhà" sang HOSE vào cuối tháng 10 tới đây.
Vì sao Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng?

Vì sao Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng?

Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng có quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) số tiền 1,34 tỷ đồng về hàng loạt sai phạm.
Cổ phiếu FRT lại được margin, mở ra triển vọng tương lai tươi sáng

Cổ phiếu FRT lại được margin, mở ra triển vọng tương lai tươi sáng

Cổ phiếu FRT thoát diện cắt margin là nhờ FPT Retail ghi nhận lợi nhuận dương trong báo cáo tài chính bán niên 2024.
Thị phần môi giới chứng khoán quý III: VPS vững

Thị phần môi giới chứng khoán quý III: VPS vững 'ngôi vương', FPTS lọt top 10

Các tên tuổi quen thuộc như VPS, SSI, TCBS, VNDirect vẫn chiếm ưu thế trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên, đã có những sự dịch chuyển thú vị ở top dưới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động