Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 15:33

Nới room: Tham khảo cam kết WTO

Kể từ cuối tuần trước khi Nghị định 60 về mở room được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, giới đầu tư và các doanh nghiệp đều ngóng trông Thông tư hướng dẫn thi hành nghị định của Bộ Tài chính.

Một số thậm chí còn tham khảo danh mục 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ 1-7-2015 và những văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Những băn khoăn của các công ty niêm yết có thể hiểu được. Nhưng có lẽ giải tỏa những băn khoăn ấy phải bắt đầu từ quy định về room đầu tiên của Nghị định 60. Quy định ấy là: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì thực hiện theo điều ước quốc tế”. Điều đó có nghĩa nếu các điều ước quốc tế, trong đó có các cam kết mở cửa của Việt Nam đối với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 100%, thì đương nhiên doanh nghiệp Việt phải tuân thủ. Mọi quy định trước đây và hiện tại về room, kể cả theo điều lệ công ty của doanh nghiệp, phải nghiễm nhiên bị bãi bỏ. Lúc đó, doanh nghiệp niêm yết không cần phải sửa đổi điều lệ công ty để nới room.

Hãy thử nhìn vào một trường hợp đang được chú ý là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Vinamilk hiện đã kín room ở mức 49%. Cổ đông nhà nước chiếm 45% thông qua người đại diện là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Chuẩn bị thực hiện Nghị định 60, Vinamilk cũng như các công ty trên sàn, sẽ phải tiến hành họp đại hội đồng cổ đông, hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về tỷ lệ sở hữu nước ngoài mới, sau đó bổ sung điều lệ doanh nghiệp cho phù hợp. Một quỹ nước ngoài e rằng SCIC có thể sẽ không đồng ý nới room Vinamilk lên 100% vì tổng công ty đã tuyên bố từ năm ngoái sẽ không thoái vốn khỏi doanh nghiệp này.

Giả sử SCIC không chấp thuận, rào cản room ở Vinamilk sẽ không thể nhấc lên sao? Lúc này việc xem xét các điều ước quốc tế về room trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh sữa và các sản phẩm sữa như chức năng chính của Vinamilk trở nên vô cùng quan trọng. Trong trường hợp điều ước quốc tế nói nước ngoài có thể sở hữu 100% doanh nghiệp sữa ở Việt Nam, thì Vinamilk không cần phải sửa đổi điều lệ công ty, room cứ thế mở đến 100% thôi.

Việc rà soát các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình là chuyện doanh nghiệp niêm yết phải gấp rút tiến hành. Những đơn vị không có bộ phận pháp chế chuyên biệt, có thể thuê các tổ chức tư vấn.

Mối quan tâm khác của thị trường là room cho lĩnh vực ngân hàng. Khi nghe tin Việt Nam mở room, đại diện một quỹ đầu tư hàng đầu của Mỹ đã hỏi ngay: “Liệu room ngân hàng có sắp mở?”. Theo Nghị định 60, room ngân hàng phải tuân thủ quy định pháp luật liên quan đến ngành, tức vẫn mức 30%.

Tuy nhiên năm ngoái trong cuộc đối thoại với các doanh nghiệp Mỹ nhân chuyến thăm Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập khả năng Việt Nam nới room ngân hàng lên 49%. Tháng 5-2006, trong các cuộc đàm phán cuối cùng gia nhập WTO ở Washington DC, nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã nhấn mạnh room ngân hàng là một trong những điểm chốt. Việt Nam cuối cùng đã không đưa ra một lộ trình cụ thể cho việc mở room ngân hàng ngoài mức 30% hiện vẫn duy trì đến nay.

Một cách thẳng thắn, việc nới room ngân hàng gặp phải một trong những rào cản lớn, đó là các ngân hàng Việt Nam đang bị “tận dụng” quá mức. Doanh nghiệp, trong đó không ít công ty sân sau, trông vào vốn vay ngân hàng. Nhà nước sử dụng ngân hàng cho các chính sách ưu đãi tín dụng. Cơ quan quản lý cũng có mục đích của mình trong điều hành hệ thống. Sự hiện diện của nước ngoài ở mức độ cao hơn, như 49% hay thậm chí trên 50%, sẽ cản trở các tầng nấc “tận dụng” nói trên.

Việc cho phép nước ngoài có khả năng sở hữu 100% ngân hàng yếu kém, cần tái cấu trúc cũng không hề đơn giản, dù khung pháp lý hiện tại giao Thủ tướng Chính phủ quyết định từng trường hợp cụ thể. Câu chuyện một tập đoàn tài chính của Singapore vào khảo sát thực tế ở Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GPBank) với ý định mua 100%, biến nó thành chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nhưng cuối cùng không mang lại kết quả là một minh chứng.

Mở room, nhìn lại, là cơ hội vô cùng lớn cho doanh nghiệp. Có thể dự báo số lượng công ty niêm yết sẽ tăng lên bởi các sàn chứng khoán là nơi tốt nhất để quảng bá hình ảnh và để tiến hành các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A).

Theo Kinh tế Sài Gòn

Tin cùng chuyên mục

Nghịch lý đằng sau dự đoán của thị trường Phố Wall về cuộc bầu cử Mỹ

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ sớm có lực cầu bắt đáy

Cổ phiếu nào sẽ được các quỹ ETF mua nhiều nhất?

Chứng khoán KB Việt Nam tư vấn niêm yết thành công cổ phiếu của Công ty tập đoàn giáo dục Trí Việt

Công ty bảo hiểm đầu tiên công bố thiệt hại do bão Yagi, lợi nhuận bị cuốn trôi theo dòng nước

Điểm danh loạt thương hiệu lớn 'rơi rụng' khỏi sàn chứng khoán năm nay

Vì sao cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương bị xem xét huỷ niêm yết bắt buộc?

Hoàng Huy khẳng định làm đúng pháp luật tại dự án 275 Nguyễn Trãi, cổ phiếu bật tăng

Thời điểm nào dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán?

Cổ phiếu VHM của Vinhomes tạm chững sau phiên giao dịch thăng hoa

Sửa đổi thông tư quỹ đầu tư chứng khoán: Đừng gây khó quỹ đầu tư

Cổ phiếu họ Hoàng Huy chao đảo sau kết luận thanh tra

Thị trường chứng khoán đang đợi cú huých từ bức tranh lợi nhuận?

Vì sao AAV Group và SPT bị xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng?

Hành trình lao dốc của cổ phiếu Nhựa Đông Á

Chứng khoán DSC ấn định ngày lên sàn HOSE, lợi nhuận tăng 40% nửa đầu năm

Vì sao Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng?

Cổ phiếu FRT lại được margin, mở ra triển vọng tương lai tươi sáng