Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nông sản miền Trung bao giờ qua cơn bĩ cực?

Những ngày qua, khi rau củ tại miền Trung liên tục rớt giá không chỉ khiến cho nông dân điêu đứng, mà các doanh nghiệp thương mại cũng như người tiêu dùng cũng loay hoay trong việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản.

Kể từ sau Tết Nguyên đán, nông sản của các địa phương miền Trung ở Nghệ An, Hà Tĩnh liên tục rớt giá, thậm chí không thể tiêu thụ được. Nông dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh thiệt hại vì hàng tồn kho lớn, nhiều đơn hàng bị huỷ...

Rớt giá nông sản, nông dân lỗ nặng

Trồng hành tăm đã nhiều năm, mỗi mùa Tết đến là một mùa vui của gia đình chị Võ Thị Thanh và bà con nông dân ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc - Hà Tĩnh). Chị Thanh cho biết, xã Thiên Lộc có 9/10 thôn sản xuất hành tăm với diện tích khoảng trên dưới 130ha. Nhưng đến thời điểm này, toàn bộ diện tích hành tăm của xã đều đã đến vụ thu hoạch, song chưa có đầu ra, nếu có thì mức giá rất thấp, diện tích thu hoạch chưa tới 50%. Giá hành tăm bán tại ruộng ở Thiên Lộc hiện vẫn đang ở dưới mức thấp kỷ lục, sau Tết hành tăm đang ở mức giá từ 35 - 40 ngàn đồng/1kg, bỗng rớt xuống còn 25 ngàn đồng/1kg. Giá đã rẻ, tìm thương lái thu mua cũng rất khó khăn. Hàng trăm người trồng hành ở xã Thiên Lộc đang trong nỗi lo về nguồn thu và chậm tiến độ trồng rau màu cho mùa vụ tới.

"Những mùa trước, khi bình quân mỗi sào hành cho thu nhập khoảng 15-20 triệu đồng. Đặc biệt như năm trước, giai đoạn áp Tết giá hành tăm có lúc lên tới 60 - 90 ngàn đồng/1kg. Nhưng năm nay hành rớt giá, nguồn thu chỉ còn được một nửa năm ngoái", chị Thanh buồn bã.

Nông sản miền Trung bao giờ qua cơn bĩ cực?
Bắp cải nhổ bỏ trắng ruộng ở Nghệ An khi giá thấp, không có thương lái thu mua

Vừa qua, để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Diễn Châu kêu gọi các công đoàn cơ sở trên địa bàn tuyên truyền, động viên công nhân, viên chức, lao động ưu tiên dành một phần kinh phí hợp lý để mua và sử dụng các mặt hàng nông sản bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Đồng thời, cũng đề nghị công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp vận động, thương lượng với các bếp ăn tập thể ưu tiên sử dụng các mặt hàng nông sản đang gặp khó khăn vào thành phần bữa ăn ca cho người lao động tại doanh nghiệp.

Cũng trong ngày 7/3, tại xã Diễn phong (Diễn Châu - Nghệ An) khoảng 6 tấn bắp cải được các công chức, đoàn viên xã Diễn Lộc đến hỗ trợ mang đi tiêu thụ. Theo lời bà Cao Thị Phượng, cán bộ UBND xã Diễn Lộc, 2 năm trước xã Diễn Lộc cũng rơi vào tình cảnh bán rẻ như cho khi hàng chục tấn dưa chuột ế ẩm, xã Diễn Phong cũng đã hỗ trợ tiêu thụ nên năm nay khi nghe tin nông dân Diễn Phong hàng trăm tấn bắp cải ế ẩm, chúng tôi chung tay cùng nông dân Diễn Phong vượt qua giai đoạn khó này…".

Được biết, đến cuối ngày đã có 18 đơn vị tham gia thu mua cải bắp cho nông dân Diễn Phong. Khoảng 500 tấn bắp cải được tiêu thụ, ước chiếm 50% lượng cải bắp đang tồn đọng, ế ẩm trên địa bàn (ước lên đến gần1.000 tấn). Đặc biệt trong số đó có con em tại địa phương đang công tác tại TP. Hồ Chí Minh đã thu mua 150 tấn cải bắp cho người dân.

Nông sản miền Trung bao giờ qua cơn bĩ cực?
Liên đoàn Lao động huyện Diễn Châu kêu gọi các công đoàn cơ sở trên địa bàn tuyên truyền, động viên công nhân, viên chức, lao động ưu tiên dành một phần kinh phí hợp lý để mua và sử dụng các mặt hàng nông sản bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Không tiêu thụ được nông sản khiến tâm lý bà con chán nản. Không chỉ người nông dân tự trồng nhỏ lẻ mà ngay cả những cánh đồng sản xuất rau màu tập trung ở thôn Thúy Hội, xã Thạch Hưng (TP. Hà Tĩnh) rộng hơn 5ha, thuộc vùng chuyên canh lớn nhất TP. Hà Tĩnh. Rau sản xuất ở vùng này quanh năm chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn hoặc nhập cho đầu mối buôn mang đi các tỉnh khác.

Bà Trần Thị Hà - nông dân sản xuất trên cánh đồng rau tập trung thôn Thúy Hội - cho biết: "Vụ vừa qua gia đình làm gần 4 sào rau màu nhưng so với mọi năm giá giảm chỉ còn 1/3. Đợt vừa rồi phải cắt bỏ hết phần cải đã trổ ngồng vì không ai mua. Bây giờ chỉ còn lại một ít rau gia vị đang đến kỳ thu hoạch, nhưng giá cũng chỉ 3 - 500 đồng/bó…Thời tiết đang rất thuận lợi, những ngày này gia đình tôi đang làm lại đất, bón phân và chuẩn bị gieo trỉa.

"Chúng tôi giờ chả biết trách ai, tình thế này là do dịch bệnh, do thời tiết thuận lợi, do chúng tôi trồng nhiều... Tiêu thụ rau, củ cũng phụ thuộc nhiều vào nhu cầu các tỉnh. Mùa nào thức nấy, nông dân như chúng tôi chỉ mong được kết nối ổn định với các đầu mối thị trường chuyên nghiệp hơn để đỡ vất vả trong khâu tiêu thụ... nay chỉ hy vọng dịch bệnh nhanh hết, tỉnh có cơ chế ưu đãi giúp bà con trồng rau vực dậy sản xuất như hỗ trợ vay vốn, giảm lãi vay...", bà Hà mong muốn.

Phải quy hoạch vùng sản xuất “khớp” với thị trường

Nói về những giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản, ông Trần An Khang - Giám đốc siêu thị BigC Vinh - chia sẻ, năm nay dịch bệnh kéo dài, hàng nông sản lại được mùa nên hầu hết cả nước đều được mùa. Riêng BigC năm nay ưu tiên tiêu thụ nông sản ở vùng dịch Hải Dương, Bắc Giang… còn tại các tỉnh khác BigC chưa thể làm được. BigC cũng đã thực hiện nhiều chuyến thu mua nông sản tại Nghệ An nhưng thú thực đây chỉ là giải pháp tạm thời, không căn cơ lâu dài. Nếu kéo nhau đi hỗ trợ thu mua nông sản thì các chi phí kèm theo như: thuê người thu gom, giá vận chuyển, công cho lao động… trong khi giá rau rẻ như cho nên lời lãi gần như bằng không trong khi lượng rau củ của BigC bán ra chỉ bằng một phần chợ đầu mối.

Nông sản miền Trung bao giờ qua cơn bĩ cực?
Người dân buộc phải đăng bài trên các trang mạng xã hội, mong muốn các mạnh thường quân hỗ trợ thu mua nông sản cho nông dân

"Khoan chưa nói đến lời lỗ, chất lượng mới là vấn đề, rau người dân hầu như rơi vào tình trạng ba, bốn “không” - nguồn gốc đầu ra - đầu vào, không giấy tờ chứng nhận kiểm nghiệm… nên dẫn đến không thể vào siêu thị. Nếu như trong 10 nghìn khách hàng của BigC chỉ có một khách hàng bị ngộ độc, doanh nghiệp sẽ chết thế nên mỗi lần tham gia hỗ trợ tiêu thụ nông sản là một lần doanh nghiệp khá đau đầu. Nguyên nhân của việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản một phần theo tôi là do người tiêu dùng mất dần lòng tin vào nông dân trồng rau, nhiều gia đình bán không được cũng không dám cho trâu bò ăn, chỉ chặt bỏ tại ruộng. Rồi tình trạng “1 vườn 2 luống” nghĩa là một luống trồng sạch để ăn và luống kia để bán…", ông Khang nói.

Cùng vấn đề - ông Nguyễn Văn Hải, thương lái lâu năm ở chợ Vinh cũng cho hay, các mùa trước không có dịch, rau ở các vùng chuyên canh của Nghệ An, Hà Tĩnh bọn tôi thu gom mang qua Trung Quốc. Nhưng do 2 năm nay dịch bệnh, tắc biên, rồi đến khi thông biên quy trình mang rau củ quả mất rất nhiều ngày, do các công đoạn đảm bảo phòng chống dịch nên rau hư hỏng nhiều… lời lãi không đáng là bao nên thương lái nhiều người “chùn”, chỉ buôn bán nhì nhằng tại chợ.

Về phía Sở Công Thương, ông Cao Minh Tú – Phó Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An - cho biết: Thực hiện Công văn số 873/ BCT- TTTN ngày 18/2 của Bộ Công Thương về việc đẩy mạnh lưu thông hàng hoá thiết yếu và tiêu thụ nông sản, về phía Sở Công Thương Nghệ An cũng đã xây dựng dự thảo văn bản chỉ đạo lưu thông hàng hoá thiết yếu và tiêu thụ nông sản trên địa bàn và lấy ý kiến của các sở ngành.

"Về việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản chỉ là phần ngọn, muốn bền vững phải từ cái gốc. Muốn quy mô lớn thì cần hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp lớn, trong đó ưu tiên phát triển các doanh nghiệp tư nhân. Khi đó, hàng hóa sẽ dễ dàng truy xuất nguồn gốc, đảm bảo đủ các tiêu chuẩn để đi vào hệ thống siêu thị. Cùng với đó, Nhà nước hỗ trợ về chính sách như đất đai, vốn vay ưu đãi…”, vị này cho biết. Nhưng trong khi chờ giải quyết gốc rễ vấn đề, lãnh đạo Sở Công Thương Nghệ An cho rằng, trước mắt người nông dân cũng cần hình thành văn hóa kinh doanh “giữ chữ tín”, thực hiện theo đúng cam kết với doanh nghiệp.

Cũng tại hội thảo "Tìm giải pháp đưa nông sản vào siêu thị và kết nối cung - cầu hỗ trợ tiêu thụ nông sản" tại Nghệ An mới đây, một số chuyên gia đưa ra các giải pháp như: Các hợp tác xã, nhất là hợp tác xã kiểu mới, người nông dân như là những người công nhân, được trả lương để sản xuất. Còn doanh nghiệp, hợp tác xã tập trung lo đầu vào từ giống, vốn, quy trình sản xuất đến cả đầu ra là thị trường tiêu thụ thì chúng ta thấy ít cần các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Nhà nước sẽ chuyển dần hình thức hỗ trợ người nông dân trực tiếp như một số cách làm lâu nay sang hỗ trợ gián tiếp thông qua các công cụ như bảo hiểm, giá bán. Giải quyết được những vấn đề đó thì mới thoát khỏi cảnh “giải cứu” nông sản và tình trạng không ăn khớp giữa sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hàng nghìn hộ dân ở thành phố Thanh Hóa bị ngập trong nước lũ

Hàng nghìn hộ dân ở thành phố Thanh Hóa bị ngập trong nước lũ

Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua, trên địa bàn TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa có trên 2.000 hộ bị ngập úng; 276 hộ của 9 phường, xã phải di dời.
Thanh Hóa: Cảnh báo lũ trên sông Bưởi trên mức báo động 3, sẵn sàng phương án hộ đê

Thanh Hóa: Cảnh báo lũ trên sông Bưởi trên mức báo động 3, sẵn sàng phương án hộ đê

Trong 12 giờ tới, lũ vùng hạ lưu các sông tại Thanh Hóa tiếp tục lên, trên sông Bưởi tại Kim Tân trên mức báo động 3, sông Lèn có khả năng lên mức báo động 3.
Hà Nội: Kiểm tra việc xử lý phản ánh trên ứng dụng iHanoi

Hà Nội: Kiểm tra việc xử lý phản ánh trên ứng dụng iHanoi

Ngày 23/9, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội có văn bản thông tin về việc giải quyết phản ánh, kiến nghị phục vụ người dân, tổ chức trên ứng dụng iHanoi.
Thanh Hóa: Đồi nứt toác, đe dọa vùi lấp nhiều nhà dân

Thanh Hóa: Đồi nứt toác, đe dọa vùi lấp nhiều nhà dân

Nhiều quả đồi bị nứt rộng hơn cả mét, có nguy cơ sạt lở bất kỳ lúc nào, nhiều hộ dân tại Thanh Hóa phải di dời khẩn cấp để tránh bị vùi lấp.
Đà Nẵng đề xuất quy hoạch cảng Liên Chiểu với 3 bến cảng

Đà Nẵng đề xuất quy hoạch cảng Liên Chiểu với 3 bến cảng

UBND TP. Đà Nẵng đề xuất nghiên cứu xem xét quy hoạch cảng Liên Chiểu gồm 3 bến cảng: Bến cảng container, bến cảng tổng hợp và hàng rời, bến hàng lỏng, khí.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam cần hơn 5.700 tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi, thủy sản

Quảng Nam cần hơn 5.700 tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi, thủy sản

UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất 7 dự án thủy lợi, thủy sản sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2026 – 2030 với tổng vốn đầu tư 5.750 tỷ đồng.
Quảng Bình: Mưa lớn liên tục chia cắt 215 hộ dân tại xã Thượng Hoá

Quảng Bình: Mưa lớn liên tục chia cắt 215 hộ dân tại xã Thượng Hoá

Mưa lớn liên tục gây ngập sâu, chia cắt 215 hộ dân tại 3 bản ở xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa). Tại huyện Bố Trạch, một bé gái bị cuốn trôi khi đi qua ngầm tràn.
Thông xe cây cầu nối 2  tỉnh Bình Dương - Đồng Nai trị giá 500 tỷ đồng

Thông xe cây cầu nối 2 tỉnh Bình Dương - Đồng Nai trị giá 500 tỷ đồng

Dự án Cầu Bạch Đằng 2 nối Bình Dương và Đồng Nai chính thức được thông xe, góp phần tăng lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa 2 tỉnh.
Khởi công nhà máy dệt may của Singapore trị giá 673,5 tỉ đồng tại Nam Định

Khởi công nhà máy dệt may của Singapore trị giá 673,5 tỉ đồng tại Nam Định

Chiều 23/9, tại Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông, tỉnh Nam Định, Công ty TNHH Sanbang (Singapore) đã tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất hàng dệt may.
Ninh Thuận: Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc

Ninh Thuận: Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc

Hội nghị kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2024 tại tỉnh Ninh Thuận sẽ diễn ra ngày 24/9.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Ra quân cao điểm 45 ngày đêm bảo đảm an toàn giao thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ra quân cao điểm 45 ngày đêm bảo đảm an toàn giao thông

Trong 45 ngày đêm, lực lượng CSGT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.
Doanh nghiệp Đắk Lắk

Doanh nghiệp Đắk Lắk 'đạp sóng vượt chông gai' khát vọng xây dựng tỉnh nhà giàu đẹp, văn minh, bản sắc

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 với chủ đề ''Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc''.
Hải Phòng: Hoàn thành di chuyển 288 hộ dân tại tòa nhà A7 và A8 khu chung cư Vạn Mỹ

Hải Phòng: Hoàn thành di chuyển 288 hộ dân tại tòa nhà A7 và A8 khu chung cư Vạn Mỹ

Các hộ dân ở 2 tòa chung cư A7 và A8 ở quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng, đã được hỗ trợ di chuyển tài sản tới nơi ở mới, bảo đảm an toàn sau bão.
Hà Tĩnh: Nước trên sông Ngàn Phố đang lên rất nhanh, có thể chạm mức báo động 3

Hà Tĩnh: Nước trên sông Ngàn Phố đang lên rất nhanh, có thể chạm mức báo động 3

Theo dự báo, trên sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh) xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 4 - 7 m, mực nước đỉnh lũ có khả năng lên mức BĐ2 – BĐ3.
Đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam” quyên góp hơn 5 tỷ đồng để tái thiết làng Nủ

Đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam” quyên góp hơn 5 tỷ đồng để tái thiết làng Nủ

Đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam” với sự góp mặt các doanh nhân, nghệ sĩ nổi tiếng quyên góp được hơn 5 tỷ đồng, để tái thiết làng Nủ (tỉnh Lào Cai).
Cần Thơ: Mưa lớn kéo dài, nông dân gặp khó trong thu hoạch lúa vụ thu đông

Cần Thơ: Mưa lớn kéo dài, nông dân gặp khó trong thu hoạch lúa vụ thu đông

Thời tiết mưa kéo dài, lúa bị đổ ngã và thiếu máy gặt đập liên hợp khiến nhiều nông dân TP. Cần Thơ gặp khó khăn trong thu hoạch lúa vụ thu đông.
Hà Giang: Sở Công Thương đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp

Hà Giang: Sở Công Thương đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp

Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hà Tĩnh: Kịp thời cứu hai ngư dân bị sóng đánh chìm tàu trên biển

Hà Tĩnh: Kịp thời cứu hai ngư dân bị sóng đánh chìm tàu trên biển

Dù trời tối, mưa to, sóng lớn, việc cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn nhưng lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh và chủ tàu đã kịp thời cứu được 2 ngư dân gặp nạn.
Mưa lớn, nhiều tuyến đường ở Nghệ An ngập sâu, chìm trong biển nước

Mưa lớn, nhiều tuyến đường ở Nghệ An ngập sâu, chìm trong biển nước

Mưa lớn kéo dài từ ngày 22 sang đến ngày 23/9 đã khiến nhiều tuyến đường ở Nghệ An ngập sâu, giao thông nhiều đoạn bị tê liệt cục bộ.
Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa cải thiện đáng kể

Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa cải thiện đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang được cải thiện đáng kể.
Lào Cai: Thiệt hại gần 6.000 tỷ đồng, bàn phương án ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế

Lào Cai: Thiệt hại gần 6.000 tỷ đồng, bàn phương án ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã chủ trì cuộc họp bàn phương án khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3, ổn định đời sống người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tỉnh Bắc Ninh thu hút thêm hàng loạt dự án đầu tư tỷ USD

Tỉnh Bắc Ninh thu hút thêm hàng loạt dự án đầu tư tỷ USD

9 tháng năm 2024, Bắc Ninh đứng đầu cả nước về quy mô thu hút vốn đầu tư FDI đạt 4,3 tỷ USD. Và từ ngày 22/9, tổng số vốn đầu tư vào tỉnh lên đến 6,1 tỷ USD.
Nhân sự địa phương: TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hưng Yên, Hải Dương bổ nhiệm nhiều cán bộ

Nhân sự địa phương: TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hưng Yên, Hải Dương bổ nhiệm nhiều cán bộ

Trong tuần qua (từ ngày 16-21/9), tỉnh Kiên Giang bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang; Chủ tịch UBND TP. HCM trao quyết định công tác cán bộ.
Liên tiếp có người tử vong do lũ, tỉnh Nghệ An phải ra công điện khẩn

Liên tiếp có người tử vong do lũ, tỉnh Nghệ An phải ra công điện khẩn

Nhiều người bị tử vong liên tiếp do mưa lũ, tỉnh Nghệ An vừa ra công điện khẩn ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, bảo đảm an toàn tính mạng của người dân.
Nhiều bản ở huyện biên giới Mường Lát bị cô lập, sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân

Nhiều bản ở huyện biên giới Mường Lát bị cô lập, sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân

Nước lũ đổ về mạnh, một số bản ở huyện Mường Lát đã bị cô lập, chính quyền địa phương đã sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân trước nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động