Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 20/11/2024 10:25

Nông sản Việt và cơ hội vàng từ CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang mở ra nhiều cơ hội cho thị trường nông sản Việt Nam vươn xa. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, khu vực nông nghiệp, nông thôn là khu vực dễ bị tổn thương, cần tuyên truyền phổ biến các cam kết trong CPTPP và thực hiện chương trình hành động toàn diện, kịp thời để đảm bảo lợi ích lâu dài cho người dân, doanh nghiệp (DN), người tiêu dùng.    

Gia tăng áp lực cạnh tranh

Nhằm nhận diện sâu sắc những cơ hội và thách thức sau khi Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019, ngày 2/7/2019, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức hội thảo: “CPTPP- Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt”. Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều đại diện Bộ- ngành, các chuyên gia kinh tế, tham tán thương mại các nước trong CPTPP.

Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội thảo

Hiệp định CPTPP gồm 11 nước thành viên, gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mesico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. CPTPP là một thị trường lớn với tổng dân số khoảng 500 triệu người, tổng giá trị GDP 2018 là 11 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 13% GDP và 14% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu.

Là một Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, CPTPP được dự báo sẽ có tác động toàn diện đến các hoạt động kinh tế, xã hội của Việt Nam. Trong đó, sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường cho nhiều ngành hàng (trong đó có nông sản) nhất là các thị trường mà Việt Nam chưa có Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương là Canada, Mexico, Peru, Australia nhờ những ưu đãi về thuế quan. Tuy nhiên, khi hàng rào thuế quan được xóa bỏ thì hàng rào kỹ thuật sẽ nghiêm ngặt và khắt khe hơn. Bởi, CPTPP được ghi nhận là Hiệp định có tiêu chuẩn cao, toàn diện và cân bằng nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, do đó yêu cầu đặt ra là phải nâng cao canh tác nông nghiệp, hàng hóa đạt chuẩn quốc tế.

Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - ông Thào Xuân Sùng phát biểu tại hội thảo

Vì vậy, CPTPP đặt ra không ít thách thức đối với sản xuất tiêu thụ, phân phối nông sản Việt Nam. Ông Thào Xuân Sùng – Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhận định: nông nghiệp, nông dân, nông thôn của nước ta đang phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Tuy chất lượng sản xuất nông nghiệp nói chung, việc tiêu thụ, phân phối nông sản nói riêng ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí là yếu kém.

Trên thực tế, hiện tỷ lệ xuất khẩu nông sản thô còn cao; không ít ngành hàng nông sản có chất lượng và số lượng các chuỗi giá trị nông sản còn thấp; cách thức tổ chức sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị còn sơ sài, liên thông giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới còn gặp nhiều rào cản… Đây chính là những cản trở sự gia tăng về số lượng hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhất là các thị trường lớn, yêu cầu chất lượng cao.

Dưới tác động của các FTA, ông Thào Xuân Sùng cho rằng, thị trường nông sản trong nước cũng đang dần gia tăng áp lực cạnh tranh. Đó là sự hiện diện và gia tăng số lượng hàng hóa nông sản nhập khẩu từ nước ngoài. Trong số nhiều mặt hàng nông sản đó Việt Nam vẫn sản xuất được, thậm chí sản xuất với số lượng, chất lượng tốt nhưng khó cạnh tranh được với hàng nhập khẩu về giá thành và uy tín thương hiệu.

Nhiều vấn đề về nông sản trước cơ hội vàng từ CPTPP được thảo luận sôi nổi tại hội thảo

Đảm bảo lợi ích lâu dài

CPTPP là một FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao, có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết sâu hơn so với các cam kết khi gia nhập WTO và trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia từ trước tới nay, và được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức to lớn cho Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: cần có những hành động cụ thể, kịp thời để nông sản Việt Nam nắm bắt cơ hội từ CPTPP

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Công Thương – Trần Tuấn Anh cho biết, để tận dụng tốt các cơ hội và đối phó hiệu quả với các thách thức mà các FTA mang lại là vấn đề mà Chính phủ, DN và người dân cần sẵn sàng chuẩn bị càng sớm càng tốt. Với tinh thần đó, để triển khai và sớm đưa Hiệp định CPTPP đi vào cuộc sống, chỉ 10 ngày sau khi Hiệp định chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc tham gia sâu vào các Hiệp định Thương mại kinh tế, đặc biệt là Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam gia tăng cơ hội xuất khẩu. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là tăng sức ép cạnh tranh với nhóm hàng nông lâm thủy sản và có thể đối mặt với nguy cơ thu hẹp sản xuất. “Thực tế không phải bức tranh hội nhập đang toàn màu hồng mà còn nhiều tồn tại, bất cập. Trong đó, khu vực nông nghiệp, nông thôn đang là khu vực dễ bị tổn thương, cần rút kinh nghiệm triển khai các cam kết hội nhập một cách toàn diện, kịp thời, để đảm bảo lợi ích lâu dài cho người dân, doanh nghiệp, người tiêu dùng”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Với CPTPP, cộng đồng DN nông nghiệp đang đặt nhiều niềm tin, cũng như hy vọng vào thị trường xuất khẩu rộng lớn, tuy nhiên có không ít DN trăn trở trước áp lực cạnh tranh khi năng lực sản xuất của DN còn rất hạn chế. Bà Đặng Thị Dịu - Giám đốc Công ty Nuôi trồng thuỷ sản Nam Phú Hải (Quảng Ninh) chia sẻ: DN đã tham gia xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc được khoảng 15 tấn tôm nhưng giá tôm rất rẻ. Do đó, khi tham gia CPTPP, DN Việt Nam sẽ gặp áp lực cạnh tranh lớn từ các nước có thế mạnh về khoa học, công nghệ, tài nguyên. “Chúng tôi rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Công Thương để DN có thể xuất khẩu tôm vào thị trường các nước tham gia CPTPP”- bà Dịu đề nghị.

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt khi tham gia CPTPP được nhận diện dưới nhiều góc độ từ nhà quản lý, chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp, theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), từ năm 2010, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và địa phương triển khai xây dựng 2 mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp tại 12 tỉnh (Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Bình Thuận, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp). Ngoài ra, Bộ Công Thương và Sở Công Thương một số địa phương đã đồng hành các DN bán lẻ trong và ngoài nước tổ chức các “Tuần hàng nông sản”, hỗ trợ nông sản Việt Nam có thị trường tiêu thụ ổn định trong nước và từng bước xây dựng thương hiệu.

Bà Lê Việt Nga – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - cho biết, mục đích chung của chương trình là hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ một số mặt hàng đặc sản tại các vùng, miền, địa phương có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, góp phần khuyến khích hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn của các địa phương… “Việc triển khai các chương trình như Tuần hàng nông sản; Đề án thúc đẩy DN Việt Nam xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020 là nhằm hướng tới mục tiêu hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị nông sản, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, hỗ trợ DN mở rộng thị trường, tổ chức chuỗi cung ứng nông sản theo hướng bền vững”- bà Nga cho hay.

Để tận dụng tốt các cơ hội do thị trường CPTPP mang lại cũng như chuẩn bị tâm thế sẵn sàng ở một sân chơi mới, bà Phạm Quỳnh Mai - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) khuyến nghị, DN Việt Nam cần chủ động tìm hiểu thông tin về Hiệp định CPTPP để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này đối với những mặt hàng ta đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới; DN cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. Cuối cùng, các DN cũng cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác của Hiệp định để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Đây cũng chính là cơ hội tốt để các DN tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Việt Nam cam kết một biểu thuế chung cho tất cả các nước CPTPP. Theo đó, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 66% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và 86,5% số dòng thuế sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại có lộ trình giảm thuế chủ yếu từ 5 đến 10 năm. Hiện Hiệp định CPTPP được nhận định là đang mở ra một sân chơi mới với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân.
Hoa Quỳnh - Cấn Dũng - Vũ Cương

Tin cùng chuyên mục

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Ấn tượng gian hàng Thương hiệu Quốc gia tại Vietnam Foodexpo 2024

Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch