Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Petrovietnam cần phát huy hiệu quả cao nhất nguồn tài nguyên quý giá của đất nước

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) không chỉ là doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh vì lợi nhuận đơn thuần, mà là tập đoàn kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc. Vì thế, Petrovietnam cần phát huy hiệu quả cao nhất nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) để nghe báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cũng như giải quyết đề xuất, kiến nghị của Petrovietnam ngày 11/3.

Petrovietnam cần phát huy hiệu quả cao nhất nguồn tài nguyên quý giá của đất nước

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả 5 nhóm giải pháp

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Lê Mạnh Hùng- Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) cho biết, năm 2021 vừa qua, với phương châm: “Quản trị biến động, Tối đa giá trị, Mở rộng thị trường, Tận dụng cơ hội, Liên kết đầu tư, Phục hồi tăng trưởng”, Petrovietnam đã tập trung thực hiện quyết liệt hiệu quả đồng bộ 05 nhóm giải pháp: Quản trị; Tài chính; Đầu tư; Thị trường; Cơ chế chính sách.

Đáng chú ý, kết quả năm 2021 về hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn được duy trì ổn định, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được giao, cụ thể: Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 14,15 triệu tấn quy dầu, vượt 17,9% kế hoạch năm; Khai thác dầu thô đạt 10,97 triệu tấn, vượt 1,25 triệu tấn (vượt 12,8%) kế hoạch năm; Sản xuất phân bón đạt 1,91 triệu tấn, vượt 286 nghìn tấn (vượt 18%) kế hoạch năm; Sản xuất xăng dầu đạt 6,37 triệu tấn, vượt 0,1% kế hoạch năm. Tổng doanh thu đạt 627,2 nghìn tỷ đồng, vượt 28% kế hoạch năm, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020.

Bên cạnh đó, nộp ngân sách Nhà nước của toàn Tập đoàn đạt 112,5 nghìn tỷ đồng, vượt 80% kế hoạch năm, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2020; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập đoàn đạt khoảng 46,0 nghìn tỷ đồng, vượt 2,7 lần kế hoạch năm, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Đối với công tác đầu tư đã hoàn thành đưa 03 mỏ/công trình dầu khí mới vào khai thác, dự án Nhà máy điện Sông Hậu 1 đang nỗ lực bám sát tiến độ vận hành thương mại vào ngày 15/3/2022; dự án nhà máy điện Thái Bình 2 đã khởi động lò hơi phụ thành công ngày 11/12/2022; khởi công san lấp mặt bằng dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4.

Công tác tái cấu trúc doanh nghiệp cũng đã hoàn thiện Đề án tái cơ cấu Petrovietnam giai đoạn 2021-2025 phù hợp, đồng bộ với tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 22/2021/QĐ- TTg ngày 02/7/2021.

Công tác khoa học công nghệ, đào tạo, an sinh xã hội: Petrovietnam có 6 công trình được đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ; 7 công trình được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo và 9 công trình được trao giải VIFOTEC. Công tác an ninh, an toàn môi trường, lao động, phòng chống cháy nổ trên các công trình dầu khí được đảm bảo. Petrovietnam đã tích cực tham gia thực hiện an sinh xã hội, đóng góp, hỗ trợ phòng chống Covid với tổng kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2021.

Ông Lê Mạnh HÙng- Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam)
Ông Lê Mạnh Hùng- Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) báo cáo tại buổi làm việc

Đây cũng là năm Tập đoàn lập nhiều kỷ lục sản xuất kinh doanh. Trong đó, hệ số suy giảm sản lượng dầu trong nước là 5,7%, là mức thấp nhất 5 năm gần đây; khai thác dầu hoàn thành kế hoạch trước 39 ngày; doanh thu hoàn thành trước 2 tháng; nộp ngân sách vượt 80% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế hợp nhất vượt 2,7 lần kế hoạch. Năm thứ 3 liên tiếp, Fich Raitings đánh giá xếp hạng tín nhiệm riêng của Petrovietnam ở mức BB+.

4/5 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của Petrovietnam đã được đưa ra khỏi danh sách 12 dự án khó khăn, thua lỗ của ngành Công Thương.

Tất cả các đơn vị trong Tập đoàn đều hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn, thông suốt. Petrovietnam phấn đấu hoàn thành và thực hiện vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, cụ thể trong 2 tháng đầu năm 2022: Khai thác dầu tháng 2 đạt 0,84 triệu tấn, vượt 24% kế hoạch tháng 2; lũy kế 2 tháng đạt 1,78 triệu tấn, vượt 24% KH 2 tháng. Sản xuất xăng dầu, đạm và các sản phẩm khác vượt kế hoạch đề ra; sản xuất điện, khí gia tăng so với tháng trước.

Tổng doanh thu toàn Tập đoàn 2 tháng đầu năm ước đạt 118,73 nghìn tỷ đồng, vượt 34% kế hoạch 2 tháng và tăng 46% so với cùng kỳ 2021. Nộp ngân sách toàn Tập đoàn lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 18,05 nghìn tỷ đồng vượt 52% kế hoạch 2 tháng và tăng 48% so với cùng kỳ 2021. “Những kết quả ấn tượng này không lệ thuộc vào nguồn thu từ dầu thô mà trải đều ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn”- Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng bày tỏ.

Trong những tháng tới của năm 2022, với mục tiêu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh được giao, Petrovietnam sẽ tập trung thực hiện 5 nhóm giải pháp, đó là: cơ chế chính sách, quản trị và sản xuất kinh doanh, tài chính, đầu tư thị trường.

"Thời cơ đến thì phải tiến công"

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành đều khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Petrovietnam đối với nền kinh tế; trong nhiều thời điểm, hoạt động của ngành Dầu khí là cứu cánh đối với tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hoạt động của Petrovietnam đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức rất lớn, nhiều cơ chế, chính sách đang là rào cản, vướng mắc, hạn chế phát triển.

Dầu khí là lĩnh vực có rủi ro cao nhưng lại không có cơ chế đủ mạnh để khuyến khích, thu hút nhà đầu tư dẫn tới việc tiềm năng dầu khí chưa được phát huy tối đa giá trị, mang lại nguồn lực cho phát triển kinh tế đất nước. Từ thực tế trên, lãnh đạo các Bộ, ngành đã bày tỏ quan điểm ủng hộ, chia sẻ với những đề xuất kiến nghị của Petrovietnam và sẽ cùng Tập đoàn xem xét, tháo gỡ trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Ngueyenx Hồng Diên phát biểu tại buổi làm việc
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại buổi làm việc

Đánh giá cao những kết quả, đóng góp của Petrovietnam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng thẳng thắn nhìn nhận hoạt động của Petrovietnam vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Nhấn mạnh Petrovietnam có tiềm năng phát triển rất lớn, có bề dày truyền thống, lịch sử xây dựng và phát triển, Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định sẽ cùng với Tập đoàn xem xét, tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền của Bộ.

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ghi nhận và biểu dương những đóng góp to lớn của Petrovietnam cho đất nước. "Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là một trong những tập đoàn chủ lực, có vai trò quan trọng và đóng góp đặc biệt của nền kinh tế", Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định và nhấn mạnh: "Ngành dầu khí có bước trưởng thành lớn mạnh, có cơ sở vật chất được đầu tư tiên tiến, hiện đại, tương đương trình độ khu vực và quốc tế trên tất cả lĩnh vực, từ khâu thăm dò, khai thác đến chế biến".

Petrovietnam là tập đoàn kinh tế Nhà nước có quy mô lớn nhất, với tổng giá trị tài sản đạt 870 nghìn tỷ đồng. Tính đến nay, Petrovietnam đã khai thác trên 430 triệu tấn dầu thô, 165 tỷ m3 khí, doanh thu trên 430 tỷ USD, nộp ngân sách 115 tỷ USD.

Nhiều năm qua, Petrovietnam đã phát huy vai trò là một trong những trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế, đóng góp đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm an ninh chủ quyền biển đảo, an ninh kinh tế, an ninh năng lượng và an ninh lương thực.

Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Văn Thành phát biểu tại buổi làm việc
Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Văn Thành phát biểu tại buổi làm việc

Đặc biệt, Tập đoàn có đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, trưởng thành qua thực tiễn, có trình độ quản lý hiện đại, làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí. Petrovietnam cũng đã có nhiều đóng góp trong việc bảo đảm đời sống, thực hiện các chính sách an sinh xã hội của đất nước.

Phó Thủ tướng khẳng định, Petrovietnam không chỉ là doanh nghiệp Nhà nước, kinh doanh vì lợi nhuận đơn thuần, mà là tập đoàn kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc. Petrovietnam vinh dự được Đảng, Nhà nước giao trách nhiệm quản lý khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý báu, có giá trị đặc biệt lớn để phục vụ xây dựng đất nước. Đây là vinh dự rất lớn nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm rất cao của Tập đoàn và đội ngũ cán bộ công nhân viên chức. "Tập đoàn cần phát huy hiệu quả cao nhất nguồn tài nguyên quý giá của đất nước", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng chỉ ra, yêu cầu thực tiễn hiện nay đòi hỏi các bộ, ngành phải đổi mới tư duy trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, theo hướng phân cấp, phân quyền, hỗ trợ Petrovietnam khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thăm dò, khai thác, gắn với tăng cường chế biến dầu khí, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

Giá dầu thô hiện đang ở mức cao; xu thế toàn cầu đang nỗ lực chuyển đổi, giảm nhanh các nguồn năng lượng hoá thạch để ưu tiên sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Do đó, giá trị của các nguồn năng lượng hóa thạch nếu không được phát huy ở thời điểm hiện tại sẽ vĩnh viễn mất đi trong tương lai.

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang xuất khẩu phần lớn dầu thô khai thác được, trong khi phải nhập khẩu chủng loại khác để chế biến và tổng công suất của cả hai nhà máy lọc dầu cũng chỉ đáp ứng 70% nhu cầu thị trường trong nước.

Trữ lượng dầu khí của nước ta đứng thứ 26 thế giới (khoảng 1,5 tỷ m3) nhưng sản lượng khai thác hiện nay chỉ đứng thứ 34 thế giới. Như vậy, tốc độ hiện thực hóa tiềm năng dầu khí chưa cao. Phó Thủ tướng cho rằng, phải đưa được nguồn tài nguyên này vào phục vụ nền kinh tế hiệu quả nhất, phải chế biến sâu hiệu quả nhất.

Trước diễn biến phức tạp của giá dầu thế giới, Phó Thủ tướng đề nghị Petrovietnam rà soát lại kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính, lợi nhuận của năm 2022, với tinh thần là "thời cơ đến thì phải tiến công". Tập đoàn phấn đấu tăng trưởng 10% so với năm 2021.

Đặt vấn đề về tình trạng phải nhập khẩu dầu thô để lọc hóa trong khi lại xuất khẩu dầu thô, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành có biện pháp tháo gỡ vướng mắc này, "dứt khoát phải đổi mới, nếu vướng ở cơ chế, chính sách thì sửa cơ chế, chính sách". "Không thể có chuyện trong cùng tập đoàn mà vừa khai thác, xuất khẩu dầu thô, trong khi đơn vị khác lại phải đi nhập khẩu dầu thô để chế biến". Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn khẩn trương đầu tư xây dựng dự án tại Khu Công nghiệp Long Sơn để bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu xăng dầu trong nước.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tham quan các sản phẩm từ dầu khí
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tham quan các sản phẩm từ dầu khí

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Petrovietnam xây dựng đề án phát triển điện gió ngoài khơi để phát huy kinh nghiệm, trang thiết bị và công nghệ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng phương án khai thác hiệu quả nguồn khí khai thác được để bảo đảm hiệu quả cao nhất. Cụ thể, yêu cầu Petrovietnam tập trung chỉ đạo, có phương án xử lý dứt điểm các dự án đầu tư kém hiệu quả, trước mắt sớm đưa các nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Long Phú 1 vào hoạt động.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ này, đòi hỏi lãnh đạo và từng cán bộ, công nhân viên Tập đoàn phải có tầm nhìn dài hạn, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, có động lực, bản lĩnh và khát vọng phát triển ngành dầu khí Việt Nam.

Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Dầu khí và Than

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Nhờ phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn diện, ngành điện TP. Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả nổi bật trong tất cả các mặt hoạt động.
Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Theo Ban Quản lý dự án Điện 2 (EVNPMB2), các dự án thành phần tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch vẫn còn một số vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung ứng điện năm 2025.
EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’ với các hoạt động phong phú, thiết thực để tri ân chân thành, sâu sắc đến khách hàng sử dụng điện.
Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Để cung cấp điện năm 2025, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng phụ tải.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.
Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Theo bài viết trên csis.org, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông đang định hình lại thị trường năng lượng toàn cầu, tuy nhiên giá dầu thế giới được cho vẫn bình ổn.
Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Ngày 13/11, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) có buổi làm việc cùng Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu (GCGF) về phát triển nhiên liệu sinh học.
PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

PC Đắk Lắk tăng cường các công tác phát quang hành lang tuyến, tuyên truyền an toàn điện, đặc biệt là các khu vực có diện tích rừng trồng, rừng nguyên sinh lớn.
Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân về triển khai đầu tư dự án Trạm biến áp 110 kV Sân bay Cam Ranh và đấu nối.
Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh và đoàn công tác làm việc với PC Bình Định về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển giai đoạn 2021 – 2025.
Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo, Trường Đại học Điện lực giới thiệu Dự án đào tạo về Điện gió tại Việt Nam.
Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Trong tháng 10/2024, sản lượng điện của Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đã đạt gần 2,9 tỷ kWh, tương đương 109,1% kế hoạch.
Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Công ty Thủy điện Hòa Bình chính thức công bố đã đạt mốc sản lượng 280 tỷ kWh điện kể từ khi đưa tổ máy số 1 vào hoạt động vào năm 1988.
Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Trong tháng 10 năm 2024, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhân dân Thành phố.
Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thu hút đầu tư vào ngành điện đang là vấn đề cấp bách. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính để gấp rút sửa đổi Luật Điện lực trong kỷ nguyên mới.
Giải  bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Dù chủ đầu tư đã có nhiều nỗ lực cùng các chỉ đạo từ cơ quan chức năng nhưng nhiều dự án truyền tải điện đều vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ.
Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Đạt danh hiệu Công trình xây dựng sử dụng Năng lượng Xanh 4 sao của thủ đô năm 2023, tòa nhà Bảo tàng Hà Nội được thiết kế nhằm tiết kiệm năng lượng tối ưu.
Thừa Thiên Huế: Đâu là nguyên nhân khiến sản xuất điện giảm trong 10 tháng đầu năm?

Thừa Thiên Huế: Đâu là nguyên nhân khiến sản xuất điện giảm trong 10 tháng đầu năm?

Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thiếu nước để hoạt động, từ đó dẫn đến ngành sản xuất điện giảm.
Chính sách năng lượng Mỹ: Chuyển đổi lớn dưới thời ông Donald Trump?

Chính sách năng lượng Mỹ: Chuyển đổi lớn dưới thời ông Donald Trump?

Việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống hứa hẹn sẽ làm thay đổi chính sách năng lượng và môi trường của Mỹ, với những tác động sâu rộng đến sản xuất dầu mỏ…
Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu tháng 10 tăng 7%

Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu tháng 10 tăng 7%

Trong tháng 10 năm 2024, EVN đã đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội đất nước và nhu cầu của nhân dân với sản lượng điện sản xuất tăng 7%.
PC Đắk Lắk: Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong thời điểm giá nông sản tăng cao

PC Đắk Lắk: Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong thời điểm giá nông sản tăng cao

PC Đắk Lắk đẩy mạnh các nhóm giải pháp đảm bảo cung ứng điện ổn định, liên tục và an toàn, trong đó tập trung tuyên truyền an toàn điện cho khách hàng.
Cách tính hóa đơn tiền điện trong tháng điều chỉnh giá như thế nào tại 21 tỉnh thành phía Nam?

Cách tính hóa đơn tiền điện trong tháng điều chỉnh giá như thế nào tại 21 tỉnh thành phía Nam?

Trong tháng điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân (11/10/2024), hóa đơn tiền điện các hộ gia đình sẽ được tính như thế nào, có đảm bảo quyền lợi cho khách hàng?
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Vượt kế hoạch tiến độ tháng 10/2024

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Vượt kế hoạch tiến độ tháng 10/2024

Tính đến thời điểm hiện tại, các hạng mục thi công tại Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đã hoàn thành và vượt kế hoạch tiến độ tháng 10/2024.
Hải Dương: Chấp thuận dự án truyền tải điện tổng mức đầu tư hơn 783 tỷ đồng

Hải Dương: Chấp thuận dự án truyền tải điện tổng mức đầu tư hơn 783 tỷ đồng

UBND tỉnh Hải Dương vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Trạm biến áp 220kV và đường dây 220kV Tân Việt (Bình Giang) - rẽ Gia Lộc - Phố Nối.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động