Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 03:07

Phải khẳng định sự lãnh đạo của Đảng về kinh tế

Phải tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước bằng những phương thức, thể chế.

Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng có nêu “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”. Góp ý Dự thảo Văn kiện này, Phó Giáo sư -Tiến sĩ Nguyễn Thế Tư, Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị khu vực III, cho rằng, phạm trù “đạo đức” được Đảng ta nhấn mạnh trong công tác xây dựng Đảng là điểm mới của Dự thảo văn kiện XII.

Phó giáo sư -tiến sĩ Nguyễn Thế Tư, Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị khu vực III

Là người làm công tác nghiên cứu về xây dựng Đảng, theo ông Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng có điều gì mới trong công tác xây dựng Đảng?

PGS.TS Nguyễn Thế Tư: Dưới góc độ là những người làm công tác xây dựng Đảng, chúng tôi quan tâm mấy điểm chủ yếu sau đây. Thứ nhất, trong Dự thảo cần làm rõ hơn phương thức cầm quyền và nội dung cầm quyền của Đảng. Trong Dự thảo cần khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực kinh tế. Đây là lĩnh vực cực kỳ quan trọng.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực kinh tế không chỉ bằng những chủ trương, quyết sách, xác định mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn phải tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước bằng những phương thức, thể chế, quy chế, quy định để các tập đoàn kinh tế này phát triển đúng hướng, bảo toàn được vốn, nâng cao được năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay.

Trong Dự thảo văn kiện trình Đại hội XII của Đảng có một nội dung quan trọng là “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”. Theo ông vì sao lần này Đảng ta nhấn mạnh đến vấn đề “đạo đức”?

PGS.TS Nguyễn Thế Tư: Trong dự thảo trình Đại hội XII lần này có khẳng định “Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”. Có thể nói đây là điểm mới của dự thảo lần này. Bổ sung thêm mặt “đạo đức”, theo tôi có những ý nghĩa sau: Thứ nhất, trong bối cảnh mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, đòi hỏi Đảng phải vươn lên tầm cao của trí tuệ để hoạch định đúng đường lối, chủ trương chính sách, đưa đất nước ta phát triển đúng định hướng XHCN. Thứ hai, mặt trái của kinh tế thị trường tác động đến đội ngũ cán bộ, đảng viên. Làm sao đội ngũ cán bộ, đảng viên phải luôn giữ vững tư cách, thực sự là những công bộc của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân. Thứ ba, nó thể hiện là sự phục vụ của Đảng đối với nhân dân.

Ông suy nghĩ thế nào về công tác đào tạo cán bộ trong xây dựng Đảng?.

PGS.TS Nguyễn Thế Tư: Đại hội VI đã xác định, công tác tư tưởng và công tác tổ chức cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Đi vào góp ý cụ thể, tôi góp ý mấy điểm sau đây: Thứ nhất, về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nên chăng, trong Dự thảo cần bổ sung thêm nội dung “Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức gắn với trang bị kinh nghiệm, kỹ năng xử lý tình huống trong thực tế.

Thứ hai, trong sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ làm sao phải đảm bảo tiêu chuẩn điều kiện không cơ hội chủ nghĩa, tận tụy phục vụ nhân dân. Làm sao phải chọn được đội ngũ cán bộ có tâm, có tầm, có khát vọng cống hiến, để tận tụy phục vụ nhân dân. Một điểm nữa tôi cũng rất quan tâm là làm thế nào trong Dự thảo phải thể hiện được có những biện pháp gì để khắc phục được tình trạng chạy chức, chạy quyền ở một số cán bộ hiện nay.

Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng cũng nêu rõ là “Đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục lý luận chính, học tập nghị quyết của Đảng”. Theo ông, chúng ta cần đổi mới như thế nào để công tác giáo dục lý luận chính trị đạt hiệu quả?

PGS.TS Nguyễn Thế Tư: Theo chúng tôi, trước hết cần tập trung đổi mới nội dung. Làm sao đi thẳng vào vấn đề cơ bản nhất, cốt lõi nhất của công tác chính trị tư tưởng. Phải kết hợp các phương pháp để truyền tải cho cán bộ, đảng viên, cho nhân dân nắm được đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

Việc học tập Nghị quyết của Đảng cũng phải được đổi mới từ người đi truyền đạt cũng như phương thức, cách thức tổ chức học tập Nghị quyết. Làm sao người đi truyền đạt Nghị quyết phải nói rõ được nội dung cơ bản nhất của Nghị quyết đó. Đồng thời gợi mở cho được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở địa phương, cơ quan, đơn vị để giúp người học Nghị quyết có những định hướng, có những giải pháp tháo gỡ, khắc phục những vấn đề đó ở địa phương, cơ quan mình.

Trân trọng cảm ơn ông.

Theo VOV

Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để cả xã hội đừng 'quay cuồng' vào thi cử

Vuasanca : Góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng

Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm”

Bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai

Không tính được đầu ra, sản phẩm giáo dục “ế ẩm”?

Phát huy sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước

Thể chế hóa quyền dân chủ để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra và phòng chống tham nhũng

Vì sao có cán bộ không dám nói 'tiếng dân'

Xây dựng con người - vấn đề quan trọng bậc nhất về văn hóa

Thông tin hội nhập là giải pháp quan trọng

Phát triển kinh tế biển, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo

'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều'

Coi trọng, đổi mới công tác dân tộc

Cần có chiến lược cải thiện tầm vóc và thể trạng người Việt Nam

"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

Vấn đề then chốt trong công cuộc đổi mới

Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Tập trung trí tuệ, tâm huyết, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện quan trọng của Đảng

Vấn đề nhân sự trong xây dựng Đảng