Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 00:38

Phát huy vai trò “giá đỡ” của chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Trong giai đoạn khó khăn nhất của người lao động, doanh nghiệp, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã phát huy vai trò “giá đỡ” và là điểm tựa để họ vượt qua.

Là chính sách an sinh xã hội được nhiều nước trên thế giới thực hiện từ sớm, riêng đối với Việt Nam, mặc dù là chính sách còn mới mẻ nhưng bảo hiểm thất nghiệp đã nhanh chóng trở thành “điểm tựa” an sinh vững chắc thông qua việc chia sẻ rủi ro cho người lao động, doanh nghiệp trước những biến động của nền kinh tế, xã hội đặc biệt trong bối cảnh “làn sóng” cắt giảm giờ làm, tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng cao.

Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Chính sách pháp luật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trao đổi vai trò của chính sách bảo hiểm thất nghiệp với Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca.

Ảnh: Hoài Thu/TTXVN

Từ góc độ tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động, ông có đánh giá gì về tính ưu việt của chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong chia sẻ các rủi ro đối với người lao động, doanh nghiệp?

Đến nay, Việt Nam là nước thứ 79 thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nhưng chúng ta lại rất tự hào là nước thứ 2 trong ASEAN thực hiện chính sách này. Đây là điều mà Tổ chức Lao động quốc tế đánh giá rất cao về nỗ lực này của Việt Nam.

Trải qua thời gian thực thi, có thể thấy rằng, vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đã được thể hiện và khẳng định rõ nét nhất trong đại dịch Covid-19 hơn hai năm qua. Đặc biệt, chính sách này đã chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong việc hỗ trợ người lao động khi họ rơi vào giai đoạn, thời điểm khó khăn, khủng hoảng nhất thông qua việc trợ cấp thất nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, duy trì việc làm cho người lao động.

Từ thực tế tác động của đại dịch Covid-19, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã thực sự giúp người lao động đảm bảo, duy trì cuộc sống; giúp người sử dụng lao động không bị áp lực về tài chính vì không phải chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động và giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước vì không phải cấp một khoản kinh phí để hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng.

Đầu năm 2023, không ít doanh nghiệp do khó khăn về đơn hàng khiến cho nhiều người lao động rơi vào tình thế khó khăn, mất việc. Trước tình thế này, ông đánh giá như thế nào về kết nối, tìm kiếm việc làm cho người lao động từ cơ quan quản lý thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp?

Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Chính sách pháp luật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Như chúng ta thấy, ngay các tháng đầu năm, việc doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, cho nghỉ việc luân phiên khiến nhiều người lao động rơi vào tình thế khó khăn, mất việc là do tác động chung của tình hình kinh tế thế giới.

Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực để giữ chân người lao động, chỉ với những doanh nghiêp quá khó khăn mới buộc cho người lao động nghỉ việc.

Trong bối cảnh đó, Nhà nước đã kịp thời chia sẻ khó khăn với người lao động và người sử dụng lao động thông qua việc ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Theo tôi, đây là quyết sách hết sức kịp thời nhằm giúp người lao động và người sử dụng lao động vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Theo đó, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã sử dụng vô cùng hiệu quả, mặc dù có lúng túng ban đầu triển khai nhưng các vướng mắc đã được tháo gỡ nhanh chóng để chính sách bảo hiểm thất nghiệp đến đúng và trúng người được thụ hưởng, trong đó không chỉ có người lao động mà cả người sử dụng lao động.

Nhằm tăng cơ hội thụ hưởng và chia sẻ rủi ro cho người lao động, ông có ý kiến nào về đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hướng bổ sung quy định tất cả người lao động có giao kết hợp đồng làm việc từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội?

Thực tế Luật Bảo hiểm Xã hội cũng đang hướng tới mở rộng đối tượng người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong khi đó, bảo hiểm thất nghiệp luôn đi cùng với bảo hiểm xã hội do đó việc đề xuất mở rộng người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là hoàn toàn hợp lý, chúng tôi đánh giá cao và ủng hộ đề xuất này.

Tuy nhiên, ngoài mở rộng đối tượng tham gia chính sách bảo hiểm thất nghiệp, trong quá trình sửa đổi Luật Việc làm, các quy định về chính sách bảo hiểm thất nghiệp cũng cần được hoàn thiện để làm sao quá trình thực thi chính sách đạt hiệu quả cao hơn, có lợi ích nhất cho người lao động.

Là đại diện bảo vệ cho quyền lợi của người lao động và giai cấp công nhân. Vậy, phía Tổng Liên đoàn Lao động có đề xuất, kiến nghị gì để chính sách bảo hiểm thất nghiệp ngày càng hoàn thiện và phát huy vai trò trong hệ thống lưới an sinh của đất nước?

Thời gian qua, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam với vai trò, chức năng của minh đã luôn tham gia cùng các cơ quan xây dựng chính sách cũng như thực hiện chính sách liên quan đến người lao động. Trong đó, chúng tôi đã có nhiều kiến nghị để chính sách bảo hiểm thất nghiệp ngày càng được hoàn thiện, thể hiện vai trò "giá đỡ" đối với người lao động.

Vì vậy, chúng tôi luôn mong muốn các thủ tục hành chính, cũng như các hướng dẫn thực thi làm sao giảm thiểu các vướng mắc trong quá trình người lao động thụ hưởng chính sách. Nhất là các chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cần đến với người thụ hưởng một cách kịp thời, đúng vào thời điểm người lao động bị mất việc làm, rơi vào tình trạng thất nghiệp, họ được hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới, để sớm quay lại với thị trường lao động.

Khi chính sách bảo hiểm thất nghiệp đang thể hiện rõ vai trò là giá đỡ đối với người lao động thì càng cho thấy cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện hơn. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng việc sửa đổi Luật Việc làm 2013 chính là bước tiếp theo của quá trình thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp một cách hiệu quả, phát huy được tính ưu việt của chính sách này trong đời sống.

Xin cảm ơn ông!

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ thông tin về lệ phí thi tuyển, xét tuyển công chức

Nhân sự Trung ương: Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông điều động nhân sự lãnh đạo

Luật Việc làm (sửa đổi): Kỳ vọng cho thị trường lao động bền vững

Hỗ trợ việc làm cho người lao động ngoài nước trở về

4 công việc phổ biến dành cho tân sinh viên muốn có thêm thu nhập

Nhân sự 8/11: Bộ Quốc phòng sáp nhập hai Cục; Ban Tuyên giáo Trung ương bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Nhân sự 7/11: Công bố lý do đề nghị kỷ luật Đảng đối với hai cựu cán bộ tỉnh Kiên Giang

Nhân sự 6/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Thứ trưởng Bộ Y tế nhận nhiệm vụ mới

95,4% hộ gia đình không thay đổi thu nhập trong tháng 10/2024

Nhân sự 4/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Ngân hàng Nhà nước có tân Vụ trưởng

Nhân sự Trung ương: Bộ Công Thương bổ nhiệm Cục trưởng; thông tin về cương vị mới của NSND Xuân Bắc

Tiếp tục cảnh báo chiêu trò tuyển dụng lao động thời vụ

Nhân sự 1/11: Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm vị trí lãnh đạo tại VTV; nhiều địa phương bổ nhiệm cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 2/11/2024: Miền Bắc vùng núi trời rét; miền Trung sắp mưa lớn

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc VTV

Nhân sự 31/10: Tổng Giám đốc VTV làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình; ai thay vị trí của NSND Xuân Bắc?

Nhân sự 30/10: Bộ Công Thương bổ nhiệm lãnh đạo Cục; NSND Xuân Bắc giữ chức vụ Cục trưởng

Nhân sự 29/10: Công bố lí do đề nghị kỷ luật hai nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Đắk Lắk

Nhân sự 28/10: Bộ Công Thương, Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo

Nhân sự Trung ương: Quốc hội bầu tân Chủ tịch nước; Chính phủ điều động nhân sự