Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 10:44

Phát triển bền vững ngành nhựa còn nhiều thách thức

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, năm 2020 ngành nhựa Việt Nam vẫn duy trì được sản xuất, kinh doanh tăng trưởng. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhựa đạt mức tăng trưởng đáng kể khoảng 6,3% so với năm 2019. Tuy nhiên, phát triển ngành nhựa theo xu hướng bền vững cả trong ngắn hạn và dài hạn vẫn còn đặt ra những rủi ro, thách thức không nhỏ.

Tại cuộc họp Tổng kết hoạt động ngành nhựa năm 2020 và gặp mặt nhân dịp đón Xuân Tân Sửu 2021, do Hiệp hội Nhựa Việt Nam, tổ chức ngày 21/01/2021, lãnh đạo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, cho biết: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid 19 tác động đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề gặp khó khăn, trong đó có ngành công nghiệp nhựa, nhưng năm 2020 ngành nhựa vẫn duy trì khá tốt được hoạt động sản xuất, kinh doanh và tăng trường. Sản phẩm nhựa của Việt Nam, không chỉ được sử dụng rộng rãi tới các ngõ ngách của đời sống, phục vụ cho nhiều ngành sản xuất công nghiệp, trong đó có cả những ngành công nghệ cao, mà còn xuất khẩu đi 150 thị trường trên thế giới.

Số liệu của Hiệp hội Nhựa Việt Nam công bố, cho thấy, năm 2020, xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam ra thế giới đạt 3,654 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2019, đưa tổng doanh thu toàn ngành nhựa Việt Nam lên đạt mức 22,18 tỷ USD, tăng 10,8% so với năm 2019. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu vào Việt Nam trong năm 2020 đạt khoảng 6,61 triệu tấn, trị giá gần 8,4 tỷ USD, tăng 3,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về trị giá so với năm 2019...

Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhựa trong bối cảnh khó khăn đã cho thấy, các sản phẩm nhựa của Việt Nam đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng, khẳng định vị trí quan trọng của ngành sản xuất nhựa trong tổng thể lĩnh vực sản xuất công nghiệp nói chung. Tại thị trường nước ngoài, sản phẩm nhựa của Việt Nam đã được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao do công nghệ sản xuất một bộ phận lớn đã tiếp cận với trình độ hiện đại của thế giới. Sản phẩm nhựa của Việt Nam đã được tiêu thụ ở cả những thị trường có nền công nghiệp phát triển và khó tính trên thế giới như Nhật Bản, EU, Mỹ...

Vận hành sản xuất tại Nhà máy nhựa Rạng Đông, Long An. Ảnh NQ

Tuy nhiên, toàn cầu đang hướng tới phát triển bền vững, phát triển ngành công nghiệp nhựa Việt Nam vẫn còn đặt ra không ít thách thức cả trong ngắn và trung hạn. Theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh - chuyên gia kinh tế, thì tình hình kinh tế thế giới hiện nay vẫn rất khó dự đoán trong trung hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn thì dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, vắc xin ngừa Covid-19 cũng như khả năng tiếp cận vắc xin này đối với nhiều quốc gia còn rất mù mịt. Khả năng phục hồi kinh tế trên toàn cầu diễn ra không đều và còn chậm ở các thị trường là các đối tác lớn của Việt Nam như Mỹ, EU... Những yếu tố nêu trên, có thể tác động tiêu cực dẫn tới những rủi ro rất lớn tăng chi phí sản xuất…, bởi ngành công nghiệp nhựa Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ 70-80% nguyên liệu đầu vào.

Ngoài rủi ro tăng chí phí đầu vào do phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu, ngành nhựa còn phải đối mặt với rủi ro tác động đến môi trường khi ngành nhựa là ngành sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Các tổ chức quốc tế đánh giá, Việt Nam là nước đứng thứ 5, thứ 6 trên thế giới về rác thải nhựa. Trong khi đó, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ là phát triển bền vững, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Muốn giải quyết thách thức này, bên cạnh việc đầu tư công nghệ hiện đại, sản xuất xanh, sạch, thì việc thu gom, tái chế rác thải nhựa là rất cần thiết.

Ông Hoàng Đức Vượng - Chi hội Nhựa tái sinh, thuộc Hiệp hội Nhựa Việt Nam, cho biết: Để từng bước giải quyết thách thức về rác thải nhựa, trong thời gian qua và hiện nay, Chi hội vẫn đang tiếp tục vận động Chính phủ hỗ trợ và kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ trong việc chống rác thải nhựa theo hướng chung tay với các doanh nghiệp đẩy mạnh thực hiện thu gom và tái chế sản phẩm nhựa ở trong nước, thay vì đi nhập khẩu phế thải nhựa về tái chế. Đồng thời, vận động xây dựng cơ chế, chính sách cho việc xây dựng và phát triển thị trường đối với hạt nhựa tái sinh.

Ngoài ra, ông Hoàng Đức Vượng còn cho rằng, cần khuyến khích đầu tư các khu công nghiệp tái chế chuyên ngành nhựa; hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp đầu tư tái chế nhựa theo hình thức liên doanh, liên kết có quy mô thích hợp, tái chế nhựa trên cơ sở đảm bảo an toàn môi trường theo chứng chỉ quốc tế, qua đó góp phần tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, bảo vệ môi trường tốt hơn.

Ngọc Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược