Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát triển đô thị thông minh phải gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia, việc phát triển đô thị thông minh cũng chính là quá trình thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi đô thị, thành phố đó. Nói cách khác, phát triển đô thị thông minh không thể tách rời mà phải gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số tại địa phương.

Tích cực triển khai thành phố thông minh

Ngày 2/11, Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - ASOCIO 2021 (ASOCIO - VIETNAM Smart City Summit 2021) chính thức diễn ra với chủ đề “Thành phố thông minh trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - quốc tế”. Sự kiện do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) phối hợp với tổ chức Công nghiệp Điện toán Châu Á - Châu Đại Dương (ASOCIO) đồng tổ chức diễn ra trong 5 ngày từ 2 - 6/11/2021 trên nền tảng trực tuyến.

Phát triển đô thị thông minh phải gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số
Hội nghị trực tuyến Thành phố thông minh Việt Nam - ASOCIO 2021

Trong 5 năm qua, xu hướng phát triển Smart City (thành phố thông minh) vẫn đang là chủ đề nóng và nhận được sự quan tâm đầu tư của các nền kinh tế trong khu vực. Chính phủ các nước ASEAN cũng đã hưởng ứng thành lập Smart City Network (ASCN) với sự tham gia của 26 thành phố trong khu vực. ASOCIO đã thành lập riêng Ủy ban Smart City để thúc đẩu xu hướng này.

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 3 đô thị thông minh tại ba vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung và đến năm 2030 sẽ hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Trong 5 năm qua, 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai thành phố thông minh. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ các tỉnh đã triển khai cao nhất 100% (06/06 địa phương đã triển khai). Ngoài ra, 30 tỉnh, thành phố đã phê duyệt đề án/chương trình/kế hoạch phát triển đô thị thông minh; 15 tỉnh, thành phố đã phê duyệt kiến trúc ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) phát triển đô thị thông minh.

Bên cạnh đó, 38 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) cấp tỉnh; 21 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm IOC cấp đô thị, thành phố thuộc tỉnh. Thành phố Đà Nẵng của Việt Nam đã được vinh danh về nỗ lực này không chỉ với Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam trong 2 năm liên tiếp 2020 - 2021 mà cả Giải thưởng Smart City của ASOCIO vào năm 2019.

Đại dịch Covid-19 không những không kìm hãm được xu hướng Smart City mà thậm chí còn làm động lực phát triển nhanh hơn nữa tiến trình này. Các thành phố đang coi Smart City và chuyển đổi số như một nhân tố quan trọng hàng đầu giúp các thành phố sẽ nhanh chóng phục hồi sau đại dịch. Điều nãy có thể thấy rõ qua sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng dịch vụ công trực tuyến, giáo dục thông minh, y tế thông minh, và quản lý điều hành, dịch vụ an sinh xã hội được chuyển đổi số, thông minh hóa một cách mạnh mẽ.

Động lực cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị, phát triển đô thị, thành phố thông minh đã trở thành xu thế tất yếu, là động lực cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và các vùng miền.

Phát triển đô thị thông minh phải gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số
Triển khai giao thông thông minh ở Đà Nẵng

Qua đó, giúp các thành phố giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa và cho phép đạt được các mục tiêu bao gồm: Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, quản lý đô thị tinh gọn, bảo vệ môi trường hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, cung cấp dịch vụ công nhanh chóng, thuận tiện, tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm.

“Trong những năm gần đây, vấn đề phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của nhiều địa phương trên cả nước” - Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, đồng thời thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông với sứ mệnh dẫn dắt và định hướng quá trình chuyển đổi số quốc gia nói chung, trong đó bao gồm nội dung ICT cho phát triển thành phố thông minh, đã rất nỗ lực, tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các địa phương và một số cơ quan quốc tế để thúc đẩy triển khai đô thị thông minh bền vững tại Việt Nam.

Bộ đã sớm ban hành một số văn bản hướng dẫn tạo khung pháp lý trong lĩnh vực ICT cho phát triển đô thị thông minh bao gồm: Khung tham chiếu ICT, bộ chỉ số KPI phát triển đô thị thông minh và các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp các dịch vụ, tiện ích đô thị thông minh.

“Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia, chúng tôi quan niệm rằng phát triển đô thị thông minh cũng chính là quá trình thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi đô thị, thành phố đó. Phát triển đô thị thông minh không thể tách rời mà phải gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số tại địa phương” - Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nêu.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA nhận định, xây dựng thành phố, đô thị thông minh không chỉ là xu thế tất yếu mà là nhu cầu, bức thiết của các đô thị tại Việt Nam và trên thế giới. Đại dịch Covid bùng phát gần 2 năm qua đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình xây dựng, phát triển thành phố thông minh với nhiều bài toán về thu thập, quản lý dữ liệu, giải pháp cho phòng chống dịch, quy hoạch, vận hành, quản lý cho các tỉnh, thành phố đặc biệt trong giai đoạn phục hồi và phát triển.

“Cùng với chuyển đổi số, thành phố thông minh đang trở thành phương thức phát triển mới của các đô thị trong kỷ nguyên thông minh hóa, giúp các đô thị tối ưu hoá các nguồn lực, phát triển bền vững, đem lại an toàn, tiện ích hơn cho người dân và phát triển kinh tế xã hội phồn vinh, thịnh vượng” - ông Khoa bày tỏ.

Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Việt Nam hiện đang có trên 320 khu công nghiệp. Các khu công nghiệp thông minh, nhà máy, sản xuất thông minh cũng đang bắt đầu được các tỉnh, thành, các ban quản ký khu công nghiệp, các nhà đầu tư dự án khu công nghiệp quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu để đầu tư.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trong ngành bất động sản cũng đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số giúp quản lý hiện quả và đem lại những trải nghiệm tốt hơn cho người sử dụng. Các khu đô thị thông minh sẽ là tương lai của các dự án bất động sản, nâng cao chất lượng trải nghiệm và tiện ích cho cư dân, với mục tiêu xây dựng các thành phố trở thành các đô thị đáng sống.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Xúc tiến đầu tư công nghệ cao tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Diễn đàn Xúc tiến đầu tư công nghệ cao tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Diễn đàn Chính sách quản lý công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Diễn đàn Chính sách quản lý công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Sức hấp dẫn của sự kiện kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024

Sức hấp dẫn của sự kiện kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024

Chuyển đổi sản xuất với hệ sinh thái nhà máy thông minh của Bosch Rexroth

Chuyển đổi sản xuất với hệ sinh thái nhà máy thông minh của Bosch Rexroth

EPU: Sinh viên công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo qua nghiên cứu khoa học

EPU: Sinh viên công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo qua nghiên cứu khoa học

Trường Đại học Điện lực tổ chức hội nghị khoa học trong sinh viên với chủ đề ‘Hệ thống điện xanh”

Trường Đại học Điện lực tổ chức hội nghị khoa học trong sinh viên với chủ đề ‘Hệ thống điện xanh”

Khách Việt chốt VinFast VF 9: Vừa được xe chủ tịch, vừa được hưởng ưu đãi

Khách Việt chốt VinFast VF 9: Vừa được xe chủ tịch, vừa được hưởng ưu đãi 'xô đổ thị trường'

19 thương hiệu ô tô và xe máy góp mặt tại Vietnam Motor Show 2024

19 thương hiệu ô tô và xe máy góp mặt tại Vietnam Motor Show 2024

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Chuyển đổi số để xây dựng đại học thông minh

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Chuyển đổi số để xây dựng đại học thông minh

2 nhà khoa học của HaUI nằm trong danh sách nhà nghiên cứu có ảnh hưởng nhất thế giới

2 nhà khoa học của HaUI nằm trong danh sách nhà nghiên cứu có ảnh hưởng nhất thế giới

Chủ nhân 2 chiếc VinFast VF 7: Sắm liền tay trải nghiệm quá tuyệt vời

Chủ nhân 2 chiếc VinFast VF 7: Sắm liền tay trải nghiệm quá tuyệt vời

Phê duyệt Chiến lược phát triển VNPT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035

Phê duyệt Chiến lược phát triển VNPT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035

LEAD ABS hoàn toàn mới đẹp sống động, khuấy đảo giới trẻ

LEAD ABS hoàn toàn mới đẹp sống động, khuấy đảo giới trẻ

Ngắm mẫu xe máy

Ngắm mẫu xe máy 'huyền thoại' Honda Dream bản giới hạn

Vì sao iPhone 16 đắt hơn dù chưa

Vì sao iPhone 16 đắt hơn dù chưa 'cập bến' Việt Nam?

Bộ Khoa học và Công nghệ làm việc với Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga

Bộ Khoa học và Công nghệ làm việc với Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường dịch vụ hàng không khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt 129 tỷ USD vào năm 2043

Thị trường dịch vụ hàng không khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt 129 tỷ USD vào năm 2043

Giá từ hơn 840 triệu đồng, VF 8 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc D-SUV

Giá từ hơn 840 triệu đồng, VF 8 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc D-SUV

Xem thêm