Ngành công nghiệp ôtô: Phụ thuộc 80% linh kiện nhập khẩu Toyota nỗ lực đóng góp cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam |
Đây là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Cương – Trưởng khoa Ôtô, Trường Đại học Sao Đỏ (Bộ Công Thương) với phóng viên Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cương – Trưởng khoa Ôtô, Trường Đại học Sao Đỏ |
Ngành công nghiệp ôtô được đánh giá là một trong những ngành đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Để phục vụ phát triển cho ngành công nghiệp ôtô, ông có thể cho biết một số đánh giá về công tác đào tạo nhân lực của lĩnh vực này?
Hiện nay, nguồn nhân lực của ngành công nghiệp chủ yếu lấy từ cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Vì thế, thời gian qua, công tác đào tạo nhân lực ngành ôtô của các cơ sở giáo dục đã và đang được thúc đẩy nhanh và mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Theo đó, các trường đã đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động đào tạo từ đội ngũ đến cơ sở vật chất. Nhiều trường đã có sự hợp tác rất tốt với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ôtô trong quá trình đào tạo.
Các doanh nghiệp cũng đã có sự hỗ trợ tích cực cho các trường về điều kiện đào tạo như: Môi trường thực tập, trải nghiệm, các trang thiết bị máy móc phục vụ đào tạo, học bổng cho sinh viên… Một số doanh nghiệp còn cử các chuyên gia tham gia vào hoạt động đào tạo của các trường. Mặt khác, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ôtô cũng chủ động đào tạo nguồn lao động như Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco) đã thành lập Trường Cao đẳng nghề và liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu… để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp ôtô.
Đáng kể, Công ty Toyota Việt Nam (TMV) thường xuyên hỗ trợ các thiết bị cho các trường đại học thực hiện chương trình đào tạo kỹ thuật Toyota (T-TEP). Trong đó, Toyota đã thành lập được 9 trung tâm T-TEP tại các trường, sinh viên sau khi được đào tạo chuyên sâu tại các trung tâm này sẽ được tuyển dụng vào làm việc tại hệ thống đại lý ủy quyền của Toyota.
Buổi thực hành của sinh viên Khoa Ôtô, Trường Đại học Sao Đỏ Ảnh: Trường Đại học Sao Đỏ |
Để cung ứng được nguồn lao động chất lượng cho ngành công nghiệp ôtô, Trường Đại học Sao Đỏ đã có những bước chuyển mình như thế nào trong công tác đào tạo và kết quả đạt được, thưa ông?
Có thể khẳng định rằng, chất lượng đào tạo có ý nghĩa “sống còn” với cơ sở giáo dục - đào tạo. Hiện nay, các nhà tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ôtô của Trường Đại học Sao Đỏ khá hài lòng về chất lượng đào tạo của trường. Theo khảo sát các doanh nghiệp sử dụng sinh viên, các em mới tốt nghiệp không những đáp ứng yêu cầu về chuyên môn mà còn có tác phong làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ những quy định, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, có sự sáng tạo và trách nhiệm trong công việc được giao.
Để có chất lượng đạt được theo mục tiêu đào tạo, Trường Đại học Sao Đỏ rất quan tâm đến “Phát triển chương trình đào tạo đại học theo định hướng ứng dụng”. Khi phát triển chương trình đào tạo, nhà trường đã phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo, xác định mục tiêu, thiết kế chương trình đào tạo, lấy ý kiến các bên liên quan, trong đó có các doanh nghiệp tuyển dụng lao động. Trong quá trình đào tạo, nhà trường quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ, cập nhật các công nghệ mới. Tăng cường thực tiễn cho sinh viên đảm bảo đào tạo đạt chuẩn đầu ra theo mục tiêu đã được xác định.
Kết quả, đầu năm 2022, chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ôtô - Trường Đại học Sao Đỏ đã đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục thông qua đánh giá ngoài. Sinh viên sau khi tốt nghiệp đã đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ôtô. Theo khảo sát tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp đạt trên 90%. Trong đó, đa số sinh viên tốt nghiệp làm tại các đại lý ôtô ủy quyền như: Toyota, Mazda/Kia, Hyundai, Ford…, ở khu vực Đông Bắc Bộ.
Vậy, để tăng hiệu quả cho công tác đào tạo, đến nay, nhà trường đã quan tâm và thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp như thế nào?
Hợp tác đào tạo với doanh nghiệp luôn được nhà trường quan tâm, chú trọng. Riêng với ngành công nghệ kỹ thuật ôtô, đến nay Trường Đại học Sao Đỏ đã hợp tác với trên 50 doanh nghiệp về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ôtô trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp hợp tác nhiều năm với nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tốt nghiệp và ưu tiên tuyển dụng sinh viên của trường. Các chuyên gia của doanh nghiệp đã tham gia phát triển chương trình đào tạo, hội thảo chuyên môn, đánh giá năng lực sinh viên.
Ngoài ra, trong những năm qua, nhà trường hợp tác sâu, rộng về phát triển nguồn nhân lực giữa “nhà trường - doanh nghiệp”. Trong đó phải kể đến hợp tác với Toyota Việt Nam để đào tạo kỹ thuật viên (T-TEP SDU). Năm 2017, TMV đầu tư hỗ trợ gói thiết bị sửa chữa chung (GJ) và năm 2018 tiếp tục tài trợ thiết bị sửa chữa thân xe và sơn (BP). Ngoài ra, nhà trường còn hợp tác với nhiều hãng xe lớn khác như: Nissan, Ford, Hyundai… qua đó các công ty này đã hỗ trợ nhiều thiết bị phục vụ đào tạo của ôtô. Mới nhất là đầu năm 2023, Công ty Ford Việt Nam đã tặng 2 động cơ EcoBoost 1.5 lắp trên xe Territory cho đào tạo ngành công nghiệp kỹ thuật ôtô của nhà trường.
Thực tế hiện nay chỉ có số ít doanh nghiệp đầu ngành có đủ tiềm lực để chủ động nguồn nhân lực, còn lại đa số vẫn phải trông chờ vào phía các cơ sở đào tạo. Điều này đặt ra các thách thức đối với công tác đào tạo của nhà trường trong thời gian tới ra sao, thưa ông?
Hiện nay, các doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực chủ yếu từ các cơ sở đào tạo, vì thế cơ hội việc làm cho sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ôtô sau tốt nghiệp tương đối nhiều. Tuy nhiên, doanh nghiệp mong muốn tuyển dụng nguồn lao động đáp ứng ngay vị trí công việc đảm nhận. Đây cũng chính là những thách thức đặt ra cho nhà trường. Vì thế, làm thế nào để đào tạo nguồn nhân lực làm việc được ngay cho doanh nghiệp đòi hỏi nhà trường phải tăng cường mở rộng, gắn kết với doanh nghiệp, thực hiện tích cực hơn nữa học đi đôi với hành. Đặc biệt, trong xu thế phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ trong sản xuất ôtô cũng sẽ đòi hỏi nhiều vấn đề trong bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cập nhật kiến thức, công nghệ mới, điều chỉnh chương trình đào tạo của ngành này.
Bên cạnh đó, để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn này, mỗi doanh nghiệp, nhà trường phải nắm bắt được cơ hội, biết lợi thế, thế mạnh của chính đơn vị mình để phát huy. Mỗi bên cần thấy rõ trách nhiệm để giải quyết hài hòa lợi ích, dễ dàng đi tới thống nhất trong thỏa thuận hợp tác. Mặt khác, nhà nước cần có các quy định cụ thể về quyền, lợi ích, trách nhiệm của các bên trong đào tạo, cung ứng, sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo. Như vậy, nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp cần hợp tác sâu, rộng hơn để cùng góp phần phát triển bền vững cho ngành công nghiệp ôtô.
Xin cảm ơn ông!