Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát triển tài chính số: Mở và quản không nên thái quá

Phát triển tài chính số là xu thể khó có thể đảo ngược. Vấn đề là, làm thế nào để thúc đẩy tài chính số phát triển mạnh, nhưng vẫn có thể quản lý tốt, đó là bài toán về hoạch định chính sách cần phải quan tâm.

Chia sẻ tại cuộc Hội thảo “Phát triển cộng đồng tài chính số Việt Nam - Cơ hội và thách thức”, diễn ra ngày 22/10/2021, Tiến sỹ Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, cho biết: Tài chính số đang có xu hướng mới phát triển khá nhanh. Hiện nay, hoảng 90% các ngân hàng thương mại đã và đang phát triển ngân hàng số với các mức độ khác nhau.

Đặc biệt, mảng công nghệ tài chính (fintech) phát triển mạnh, với hơn 100 đơn vị cung cấp các sản phẩm dịch vụ, trong đó mảng thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tới 37% thị phần của ficntech; mobile money cũng đã được Chính phủ cho phép thí điểm và đang trong giai đoạn chuẩn bị hoạt động. Ngoài ra, các loại hình khác như ngân hàng mở trên nền tảng API; cho vay ngang hàng; chứng khoán số; bảo hiểm số; huy động vốn cộng đồng; tài sản mã hóa… cũng đang được quan tâm.

Điển hình về tài chính số hiện nay, phải kể đến MOMO là công ty fintech lớn nhất Việt Nam, liên kết với hơn 30 đối tác ngân hàng lớn, được xếp hạng thứ 38/100 trên thế giới vào năm 2019. Hiện MOMO đang vận hành nền tảng ví điện tử hàng đầu tích hợp đa dạng các tính năng và dịch vụ, phục vụ đa dạng nhu cầu của người dùng, với khoảng 28 triệu người sử dụng (dự kiến năm 2022 có thể tăng lên khoảng 45 triệu người dùng), trên 120.000 điểm chấp nhận thanh toán. Thị phần giao dịch ví điện tử của MOMO hiện đang chiếm khoảng 60% thị trường dịch vụ ví điện tử tại Việt Nam, qui mô doanh thu của MOMO trong giai đoạn 2015-2020 tăng gấp 50 lần.

Phát triển tài chính số: Mở và quản không nên thái quá
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, ông Nguyễn Bá Diệp - Phó Chủ tịch đồng sáng lập MOMO, cho biết: Để phát triển như hiện nay, MOMO đã phải trải qua quá trình đi tiên phong gặp nhiều khó khăn cả về thị trường, công nghệ, hành lang pháp lý. Theo ông Diệp, Nhà nước cần có hệ thống pháp lý mở cho fintech hoạt động theo định hướng dài hạn. Cần đưa fintech vào các chương trình quốc gia liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển tài chính toàn diện. Quản lý nhà nước cần có cơ quan chuyên trách để quản lý riêng lĩnh vực fintech (hiện công tác quản lý còn phân tán). Ngoài ra, các fintech hoạt động còn khó khăn trong huy động vốn, cần nghiên cứu tạo sàn huy động vốn trong nước liên quan đến công nghệ cho fintech huy động vốn từ cộng đồng...

Ông Hoàng Văn Cường - Đại học Kinh tế quốc dân, cho rằng, tài chính số mang lại lợi ích lớn không chỉ đối với ngành tài chính. Cần có môi trường pháp lý cho ngân hàng số, bảo hiểm số, fintech… hoạt động thuận lợi. Nếu cần thiết, có thể tạo môi trường thử nghiệm cho tài chính số hoạt động tự do, trên cơ sở đó tìm ra vấn đề quản lý để đưa vào khuôn khổ. Hỗ trợ người dân, tổ chức tài chính, doanh nghiệp tài chính trang bị công nghệ, thiết bị, nhân lực có đủ trình độ để phát triển...

Thể chế, chính sách đóng vai trò mở đường, quyết định phát triển các lĩnh vực kinh tế nói chung, tài chính số nói riêng. Chính phủ đã có chương trình quốc gia về chuyển đố số đến 2025-2030 (Quyết định 749/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng); Chiến lược về Chính phủ điện tử… để thúc đẩy phát triển kinh tế số, tài chính số…

Theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực, khung pháp lý cho tài chính số phát triển còn thiếu, manh mún, không đồng bộ. Chủ trương chung là tạo điều kiện cho tài chính số phát triển, song từ góc độ quản lý, có nhiều ý kiến còn lo ngại nếu mở quá có thể dẫn đến rủi ro tội phạm về tài chính, rửa tiền, cạnh tranh không lành mạnh…. Ngoài ra, phát triển tài chính số vấn đề an toàn bảo mật thông tin, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là vấn đề đặt ra nhiều thách thức cần phải quan tâm. Thể chế, chính sách, pháp luật dẫn đường cho tài số phát triển là cần thiết. Nhưng hoạch định chính sách phát triển tài chính số, cần có sự hài hòa, một mặt mở để phát triển, song vẫn phải đảm bảo được việc quản lý hiệu quả, hai vế này không nên nghiêng thái quá về một vế nào.

Một số ý kiến tham luận tại hội thảo, cho rằng, trước mắt cần sớm sửa Luật Giao dịch điện tử cho phù hợp để khuyến khích phát triển tài chính số, nhất là đối với fintech, cho vay ngang hàng, huy động vốn cộng đồng... Cần có hành pháp pháp lý cho phép các bên liên quan chia sẻ dữ liệu đảm bảo tính an toàn; chia sẻ dữ liệu quốc gia về dân cư; có các qui định riêng bảo vệ người tiêu dùng; có các qui định, chế tài để phòng chống tội phạm tài chính số; tăng cường tuyên truyền, giáo dục về tài chính toàn diện cho người dân...

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Vuasanca

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Vuasanca

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW về cách mạng 4.0: Các địa phương đã đạt được thành tựu gì?

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW về cách mạng 4.0: Các địa phương đã đạt được thành tựu gì?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Xem thêm