Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát triển thêm lưới điện quốc gia, năng lượng sạch, thủy điện… cần thêm vốn

Theo các chuyên gia, phát triển thêm lưới điện quốc gia, năng lượng sạch, thủy điện… cần thêm nguồn vốn rất lớn và sự phối hợp các bộ ngành
Sẽ có 15 MW điện từ Nhà máy điện rác Sóc Sơn hòa lưới điện quốc gia Hơn 270 tỷ kWh đã được EVNGENCO1 cung cấp lên lưới điện quốc gia

Uỷ ban quản lý vốn chỉ đạo trực tiếp hoạt động của EVN

Theo các chuyên gia kinh tế, để phân định chức năng, nếu Bộ Công Thương là cơ quan ban hành chính sách, quy hoạch và chiến lược phát triển năng lượng cho quốc gia thì Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Với chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước, nhiều hoạt động liên quan đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thông qua Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Nhận định “biến đổi khí hậu khó dự báo, nắng nóng gay gắt kéo dài, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, thiếu điện cục bộ”, Chính phủ đã giao cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp “Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu điện cục bộ ở miền Bắc và nghiên cứu, đàm phán có kết quả đối với các dự án, phần dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, góp phần xử lý tình trạng thiếu điện”.

Phát triển thêm lưới điện quốc gia, năng lượng sạch, thủy điện… cần thêm vốn
Muốn phát triển thêm lưới điện quốc gia, năng lượng sạch, thủy điện… cần có sự phê duyệt và chấp thuận của Ủy ban

Sở dĩ Chính phủ giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp “Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam…” là theo Nghị định 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan này là “đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên”.

Nghị định 131 giao Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có 3 trách nhiệm chính: “Xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban” (Khoản 1, Điều 4); “Xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch hoạt động dài hạn, 05 năm và hằng năm của Ủy ban” (Khoản 2, Điều 4); và “Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt” (Khoản 3, Điều 4).

Uỷ ban còn có quyền hạn: “Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển và kế hoạch sản xuất, kinh doanh 05 năm của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập” (Điểm d, Khoản 2, Điều 5).

Gần một năm trước, ngày 27/6/2022, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 và tình hình thực hiện các dự án trọng điểm của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Sau cuộc họp, ngày 9/7/2022, Văn phòng Chính phủ ra thông báo số 200/TB-VPCP ngày 09/07/2022 Thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Trong Thông báo 200, Thủ tướng nhấn mạnh “Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm ngành điện nói chung và các dự án trọng điểm của EVN là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển của ngành điện nói riêng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và cho phát triển kinh tế chung của đất nước”. Và giao cho “Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương xem xét, giải quyết các kiến nghị cụ thể của EVN theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, không để ách tắc do các thủ tục làm chậm tiến độ triển khai các dự án”.

Gần đây nhất, ngày 6/6/2023, Thủ tướng ban hành công điện số 517/CĐ-TTg, yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các Tập đoàn EVN, PVN, TKV phối hợp chặt chẽ, hiệu quả thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tiếp theo; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Thiếu điện có phần trách nhiệm của Ủy ban quản lý vốn

Theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa- đoàn Đồng Tháp, tình trạng thiếu điện đã kéo dài nhiều năm nay nhưng chưa khắc phục được, đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong trách nhiệm của quản lý. “Khi để xảy ra tình trạng thiếu điện, không phải chỉ có trách nhiệm của Bộ Công Thương, mà còn một phần trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp” - đại biểu Phạm Văn Hòa nêu.

Ông Phạm Văn Hòa lý giải, một số doanh nghiệp điện cho biết, nhiều dự án điện năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, hay những dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đang chờ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt dự án.

Bởi hiện nay, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý toàn bộ vốn tất cả những công ty, doanh nghiệp có vốn của nhà nước. Theo đó, các doanh nghiệp, công ty có vốn của nhà nước muốn hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng mới, phát triển mới ở những loại hình mới, điển hình như EVN cũng phải chờ sự phê duyệt từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Do đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có một phần trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng thiếu điện.

Theo vị đại biểu đoàn Đồng Tháp, đơn vị trực tiếp quản lý, điều hành, cung cấp điện cho người dân sinh hoạt là EVN. Tuy nhiên, EVN không chỉ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, mà còn phải chịu sự cung cấp vốn, quản lý vốn của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. EVN cũng không có quyền ban hành giá điện, mà chỉ đề xuất, Bộ Công Thương phải xin ý kiến Chính phủ có chấp nhận giá đó hay không.

“Muốn phát triển thêm lưới điện quốc gia, năng lượng sạch, thủy điện… cần thêm vốn, nhưng vốn thì Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp quản lý nên cần có sự phê duyệt và chấp thuận của Ủy ban mới phát triển được” - ông Hòa nhắc lại.

Những điều kiện về mặt pháp lý và một số vấn đề khác đã ảnh hưởng đến sự chậm trễ cho việc phát triển thêm nhiều mạng lưới điện. Đặc biệt, Quy hoạch Điện VIII sắp tới đây tổ chức thực hiện, nhưng nếu không có vốn, chờ quản lý và xây dựng chậm thì tình hình thiếu điện sẽ còn bức xúc hơn nữa.

Vì vậy, với trách nhiệm quản lý nhà nước, Bộ Công Thương cần tham mưu cho Chính phủ để chỉ đạo, điều hành hoạt động của EVN. Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải có giám sát, thẩm định, thẩm tra lại những dự án mà EVN đề xuất nhằm nhanh chóng đưa những dự án vào hoạt động để có nhiều điện năng trong hoạt động. Đặc biệt, hiện nay, trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, các doanh nghiệp điện gió, điện mặt trời chưa hòa mạng được cần nhanh chóng làm việc với EVN, để sớm đưa điện hòa lưới, giảm bớt gánh nặng cho ngành điện lực- đại biểu đoàn Đồng Tháp nhấn mạnh.

vietq.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho rằng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đáp ứng các mục đích, mục tiêu và quan điểm xây dựng luật của Đảng, Nhà nước đề ra.
Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

Tổng Giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư đã đến thăm, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 6 tại Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình).
EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trình lên Bộ Công Thương đề án triển khai cơ cấu giá điện hai thành phần, bao gồm giá công suất và giá điện năng.
Cử tri Gia Lai phấn khởi, kỳ vọng về Luật Điện lực (sửa đổi)

Cử tri Gia Lai phấn khởi, kỳ vọng về Luật Điện lực (sửa đổi)

Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 4/11, đại biểu Rơ Châm H′Phik cho biết, cử tri tỉnh Gia Lai rất phấn khởi, kỳ vọng việc sửa đổi Luật Điện lực lần này.
Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Ngành điện miền Nam đóng điện và đưa vào vận hành 8 công trình lưới điện 110kV cấp bách, trọng điểm trên địa bàn các tỉnh phía Nam phục vụ phát triển kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để không lỡ mất thời cơ

Sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để không lỡ mất thời cơ

Đại biểu Phạm Văn Thịnh đề nghị cần thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 để không mất cơ hội phát triển.
Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Nhiệm vụ "Nghiên cứu xây dựng cơ chế giá điện khuyến khích cho khách hàng sử dụng điện tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện của Việt Nam".
Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông (tỉnh Gia Lai) hoàn thiện khiến cho các hộ dân tại làng Mui (xã Bình Giáo, huyện Chư Prông) thêm phấn khởi.
Tuyên Quang: Quyết liệt đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Tuyên Quang: Quyết liệt đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Thời gian qua, ngành Điện Tuyên Quang Quyết liệt kiểm soát đảm bảo cho hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh vận hành an toàn, ổn định, liên tục.
PC Hải Phòng: Tăng cường quản lý, giám sát kênh truyền thiết bị lưới điện trung thế

PC Hải Phòng: Tăng cường quản lý, giám sát kênh truyền thiết bị lưới điện trung thế

PC Hải Phòng đang quản lý vận hành 27 trạm biến áp (TBA) và 262 thiết bị tự động hóa (TĐH) bao gồm Recloser, LBS, RMU trên lưới điện trung thế
Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Ngày 1/11/2024, tại Lai Châu, UBND tỉnh Lai Châu đã có buổi làm việc với EVNNPT nhằm tháo gỡ vướng mắc các dự án truyền tải trên địa bàn tỉnh.
EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

Từ ngày 21 - 28/10/2024, EVNSPC đã đóng điện, đưa vào vận hành hàng loạt công trình lưới điện 110kV trọng điểm trên địa bàn các tỉnh phía Nam.
PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

PC Lai Châu đã phối hợp với lực lượng Công an và đề ra nhiều giải pháp hạn chế tình trạng trộm tài sản, thiết bị điện đang vận hành trên một số địa bàn...
Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Đến ngày 30/10, Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương đã sản xuất được 670,1 triệu kWh, đạt 108,6% kế hoạch được EVNGENCO2 giao.
EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

Trạm biến áp 220kV Định Quán và đấu nối đi vào vận hành sẽ tăng cường đảm bảo điện cho tỉnh Đồng Nai và khu vực lân cận.
Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc ban hành một luật, sửa đổi 4 luật sẽ góp phần tháo gỡ, vướng mắc trong phát triển các dự án điện lực hiện nay.
Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải

Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải 'bài toán' khó cho thị trường điện

Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi nhằm đưa ra các điều chỉnh cần thiết để tạo thị trường điện cạnh tranh lành mạnh.
Đẩy mạnh phát triển lưới điện thông minh kết hợp ngầm hóa trên địa bàn TP. Thủ Đức

Đẩy mạnh phát triển lưới điện thông minh kết hợp ngầm hóa trên địa bàn TP. Thủ Đức

Ngành điện phối hợp với TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đẩy mạnh triển khai phát triển lưới điện thông minh kết hợp ngầm hóa, phù hợp với Quy hoạch điện VIII.
Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Theo chuyên gia Hà Đăng Sơn, việc thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) sớm sẽ tháo gỡ những vướng mắc, để các dự án nguồn điện khí LNG sớm được triển khai đầu tư.
Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Sau 15 xây dựng và phát triển, Tổng công ty Điện lực -TKV đã góp phần vào sự phát triển của TKV nói riêng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nói chung.
Luật Điện lực (sửa đổi): Rõ ràng, đơn giản hơn trong thủ tục cấp phép hoạt động điện lực

Luật Điện lực (sửa đổi): Rõ ràng, đơn giản hơn trong thủ tục cấp phép hoạt động điện lực

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đề ra nhiều quy định đáng chú ý, phản ánh nỗ lực của cơ quan xây dựng luật trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý.
EVNCPC khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện lại cho 100% khách hàng trong ngày 28/10

EVNCPC khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện lại cho 100% khách hàng trong ngày 28/10

Đến 13h00 ngày 28/10, EVNCPC đã cơ bản hoàn tất việc khắc phục sự cố và khôi phục cấp điện cho tất cả khách hàng bị ảnh hưởng do bão số 6 (Trà Mi).
Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1: Một dự án đặc biệt

Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1: Một dự án đặc biệt

Trong gần 7 năm xây dựng, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã phải đối mặt với không ít khó khăn, và “đặc biệt” hơn nhiều dự án nhiệt điện khác.
Sóc Trăng: Công trình phân pha đường dây 110kV chính thức đi vào hoạt động

Sóc Trăng: Công trình phân pha đường dây 110kV chính thức đi vào hoạt động

Công ty Điện lực Sóc Trăng vừa hoàn tất và đưa vào vận hành công trình phân pha đường dây 110kV 2 mạch Sóc Trăng 2 – Sóc Trăng.
Luật Điện lực (sửa đổi): Minh bạch giá điện và phát triển bền vững

Luật Điện lực (sửa đổi): Minh bạch giá điện và phát triển bền vững

Luật Điện lực (sửa đổi) đưa ra những chính sách giá điện mới nhằm thúc đẩy phát triển nguồn điện bền vững, tăng cường an ninh năng lượng,...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động