Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng: Định hướng và giải pháp trọng tâm

Vùng Đồng bằng sông Hồng luôn được xem là địa bàn chiến lược về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo.
Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khai thác tối đa tiềm năng vùng Đồng bằng sông Hồng

Nghị quyết số 30-NQ/TW (ngày 23/11/2022) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu những định hướng rất quan trọng, cơ bản nhằm phát triển vùng đất mang tính chiến lược quan trọng của đất nước với nhiều tiềm năng phát triển.

Lợi thế lớn

Vùng Đồng bằng sông Hồng luôn được xem là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo; cửa ngõ phía bắc của đất nước và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc - thị trường rộng lớn nhất thế giới. Đặc biệt, đây là nơi có Thủ đô Hà Nội - hạt nhân phát triển vùng, trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia; trung tâm về kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ.

Phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng: Định hướng và giải pháp trọng tâm

Kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại

Về quy mô kinh tế, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 29,4% GDP cả nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân cả nước. Cơ cấu chuyển dịch của vùng tương đối nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn, hàm lượng công nghệ cao. Kinh tế biển phát triển, đặc biệt Hải Phòng, Quảng Ninh dần trở thành trung tâm kinh tế biển, dịch vụ cảng biển lớn của cả nước... Kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải vùng Đồng bằng sông Hồng đồng bộ, hiện đại. Thu hút FDI vùng tăng khá nhanh, đến năm 2020, đứng thứ 2 trong các vùng kinh tế...

Tất cả những tiềm năng, lợi thế trên cho thấy, vùng Đồng bằng sông Hồng phải là nơi đi đầu cả nước liên kết nội vùng và ngoại vùng, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Cả nước vì Đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Hồng vươn lên cùng cả nước và vì cả nước".

Chương trình hành động của Chính phủ

Thực hiện các tư tưởng chỉ đạo nêu trong Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 8/2/2023, Chính phủ đã có Nghị quyết số 14/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị. Chương trình xác định 21 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội và môi trường phấn đấu đạt đến năm 2030, trong đó, có một số chỉ tiêu quan trọng như: Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 9%; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 274 triệu đồng/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 7%... Đây đều là các mục tiêu đòi hỏi quyết tâm, sự phấn đấu nỗ lực rất cao để bứt tốc phát triển ở bối cảnh mới, tạo đà cho giai đoạn đến năm 2045.

Tại Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW được Bộ Chính trị tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu bật một loạt nhiệm vụ giải pháp chủ yếu về kinh tế, đầu tư, thương mại và dịch vụ. Thủ tướng yêu cầu tập trung hoàn thiện thể chế, gồm cả thể chế đặc thù; bảo đảm ổn định thể chế, luôn bám sát thực tiễn, đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển; đổi mới mô hình tăng trưởng; cơ cấu lại ngành công nghiệp trên cơ sở khai thác mọi tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh.

Trong giai đoạn hiện nay, vẫn phải coi trọng phát triển nông nghiệp, là trụ đỡ của nền kinh tế; bảo đảm nông thôn hiện đại... Phát triển các ngành dịch vụ, thương mại theo hướng hiện đại, đa dạng; trọng tâm là phát triển thương mại, logistics, du lịch, tài chính - ngân hàng, các trung tâm du lịch tầm khu vực và quốc tế, trên cơ sở phát huy bản sắc độc đáo riêng có; gắn phát triển làng nghề truyền thống với du lịch...

Các giải pháp của Bộ Công Thương

Là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, Bộ Công Thương có vai trò rất quan trọng trong việc đưa Nghị quyết số 30-NQ/TW vào cuộc sống cũng như thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Chương trình hành động của Chính phủ. Trong vai trò tư lệnh ngành, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh đến các giải pháp cần tập trung thực hiện từ góc độ ngành Công Thương.

Trước hết, các địa phương trong vùng cần tập trung quán triệt sâu sắc quan điểm, định hướng, giải pháp, nhiệm vụ trong các nghị quyết chuyên đề của trung ương ban hành thời gian gần đây.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển các ngành công nghiệp, trong đó, xác định nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn một số ngành công nghiệp để ưu tiên phát triển.

Thứ ba, cụ thể hóa Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về chính sách phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp để sắp xếp, phân bố không gian phát triển công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng theo nguyên tắc liên kết nội vùng và liên vùng đồng bộ với liên kết ngành công nghiệp trong Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng và các quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia, hệ thống quy hoạch ngành quốc gia.

Thứ tư, hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp vùng theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng cao, tham gia sâu, toàn diện vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Thứ năm, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực phục vụ phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, có thế mạnh của vùng.

Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển chính phủ điện tử, xây dựng chính quyền số. Tập trung rà soát, cắt giảm mạnh mẽ các thủ tục, điều kiện đầu tư, kinh doanh không còn phù hợp.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Hồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

Thừa Thiên Huế: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

Tháng 9 và 9 tháng năm 2024, nhiều chỉ số phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế tăng trưởng ổn định, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá.
Cháy lớn xưởng xe điện ở Lạng Sơn, thiệt hại nhiều tỷ đồng

Cháy lớn xưởng xe điện ở Lạng Sơn, thiệt hại nhiều tỷ đồng

Sáng 4/10, xưởng lắp ráp xe điện Dk Bike (TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) xảy ra cháy lớn khiến hàng nghìn chiếc xe bị ảnh hưởng, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng.
Tập trung nguồn lực phát triển Đà Nẵng thành trung tâm vùng về logistics

Tập trung nguồn lực phát triển Đà Nẵng thành trung tâm vùng về logistics

Chính phủ yêu cầu tập trung huy động nguồn lực đề xây dựng thí điểm Khu thương mại tự do Đà Nẵng và phát triển Đà Nẵng thành trung tâm vùng về logistics.
Hà Nội: CPI 9 tháng tăng 4,88%, sản xuất công nghiệp tăng 5,4%

Hà Nội: CPI 9 tháng tăng 4,88%, sản xuất công nghiệp tăng 5,4%

Chiều 3/10, UBND TP. Hà Nội tổ chức họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý III, 9 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm Quý IV năm 2024.
Bến Tre có những lợi thế gì qua đánh giá của doanh nghiệp FDI?

Bến Tre có những lợi thế gì qua đánh giá của doanh nghiệp FDI?

Theo các doanh nghiệp FDI, tỉnh Bến Tre có điều kiện tự nhiên và tiềm năng, thế mạnh để các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn

Tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-CP của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Tuyên Quang: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử tại Na Hang để phát triển du lịch

Tuyên Quang: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử tại Na Hang để phát triển du lịch

Du lịch không chỉ mang lại nguồn thu lớn cho huyện Na Hang, Tuyên Quang mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử.
Bến Tre tổ chức hội thảo về năng lượng mới, năng lượng tái tạo và nguồn lực đầu tư

Bến Tre tổ chức hội thảo về năng lượng mới, năng lượng tái tạo và nguồn lực đầu tư

Qua hội thảo, tỉnh Bến Tre mong muốn các nhà quản lý, chuyên gia giúp tỉnh nhận diện tiềm năng, lợi thế để phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
TP. Vũng Tàu: Hình thành các dự án du lịch đẳng cấp trên Núi Lớn, Núi Nhỏ

TP. Vũng Tàu: Hình thành các dự án du lịch đẳng cấp trên Núi Lớn, Núi Nhỏ

Quy hoạch Núi Lớn, Núi Nhỏ sẽ được chia làm 3 không gian, 3 trục cảnh quan, hình thành các dự án du lịch đẳng cấp làm điểm nhấn cho TP. Vũng Tàu.
Bến Tre: Khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển

Bến Tre: Khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển

Sáng 2/10, tỉnh Bến Tre tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh này với Tiền Giang, Trà Vinh.
Infographic: Nhiều điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh 9 tháng đầu năm 2024

Infographic: Nhiều điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh 9 tháng đầu năm 2024

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 9, ghi nhận nhiều kết quả tích cực liên quan đến kinh tế, xã hội, công nghiệp, thương mại, dịch vụ...
Hậu Giang: Sắp có thêm 2 dự án tái định cư tổng đầu tư gần 190 tỷ đồng

Hậu Giang: Sắp có thêm 2 dự án tái định cư tổng đầu tư gần 190 tỷ đồng

UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt dự án Khu tái định cư TP. Ngã Bảy (giai đoạn 2) và lập thủ tục đầu tư dự án Khu tái định cư thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A.
Quy hoạch sân bay Biên Hòa khai thác lưỡng dụng, đón 5 triệu khách mỗi năm

Quy hoạch sân bay Biên Hòa khai thác lưỡng dụng, đón 5 triệu khách mỗi năm

Bộ Giao thông Vận tải đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Cảng hàng không (sân bay) Biên Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
TP. Hồ Chí Minh muốn thu hút thêm đầu tư từ Nhật Bản

TP. Hồ Chí Minh muốn thu hút thêm đầu tư từ Nhật Bản

Ngày 30/9, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi có buổi làm việc với ông Ito Naoki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam về một số dự án vốn đầu tư Nhật Bản.
Hải Phòng: Sẵn sàng giãn, hoãn nợ tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3

Hải Phòng: Sẵn sàng giãn, hoãn nợ tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3

Tính đến ngày 25/9/2024, Hải Phòng có tổng số 13.181 khách hàng bị thiệt hại do bão, với tổng dư nợ hơn 27.000 tỷ đồng.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Hậu Giang: Nhiều phương án tái định cư cho các dự án khu công nghiệp

Hậu Giang: Nhiều phương án tái định cư cho các dự án khu công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu cưỡng chế các hộ chậm bàn giao mặt bằng, đảm bảo tiến độ giao đất sạch cho nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển khu công nghiệp.
Dự án Trung tâm thương mại hơn 4.150 tỷ đồng ở Thanh Hóa khởi công ngày nào?

Dự án Trung tâm thương mại hơn 4.150 tỷ đồng ở Thanh Hóa khởi công ngày nào?

Dự án Trung tâm thương mại có tổng vốn đầu tư 4.157 tỷ đồng tại phường Quảng Thành, TP. Thanh Hóa sẽ được khởi công tháng 11/2024 và hoàn thành quý II/2026.
Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Mong muốn phát triển một khu công nghiệp quy mô 200-300 ha để thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao, Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp.
Đồng Nai ‘đặt hàng’ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phát triển nguồn nhân lực

Đồng Nai ‘đặt hàng’ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phát triển nguồn nhân lực

Ngày 28/9, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Đồng Nai đã ký kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực và 4 lĩnh vực khác.
Bến Tre: Mời gọi đầu tư nhiều dự án khu công nghiệp và đô thị

Bến Tre: Mời gọi đầu tư nhiều dự án khu công nghiệp và đô thị

Ngày 28/9, UBND tỉnh Bến Tre công bố danh mục dự án mời gọi đầu tư đến năm 2030, trong đó 5 dự án đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp hơn 800 ha.
Tuyên Quang: Xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa

Tuyên Quang: Xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa

Trung tâm Xúc tiến đầu tư du lịch tỉnh Tuyên Quang đã tham gia Hội chợ Xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa tại Hà Nội từ ngày 26 đến 29/9.
Kỳ họp thứ 18 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn và thông qua nhiều quyết sách quan trọng

Kỳ họp thứ 18 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn và thông qua nhiều quyết sách quan trọng

Kỳ họp thứ 18 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X tập trung thảo luận, xem xét thông qua các nghị quyết liên quan đến lĩnh vực kinh tế, hành chính công, đô thị…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động