Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát triển xanh hướng đến Net Zero carbon: Bài 1 - Khi xanh hóa trở thành bắt buộc

Việc thực hiện các cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào giữa thế kỷ là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược nhằm đáp ứng các yêu cầu từ thị trường.
Phát triển xanh: Tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn ESG sẽ khó tiếp cận vốn Giá trị của thị trường carbon toàn cầu đã lên đến hàng trăm tỷ USD

Thách thức và cam kết toàn cầu

Thế giới đang phải đối mặt với các thách thức lớn về biến đổi khí hậu, làm nguồn tài nguyên nước, rừng bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể nhất là thảm họa cháy rừng amzon năm 2019, cháy rừng do thiếu nước, các đợt hạn hán kéo dài, nhiệt độ đột ngột tăng cao, tỷ lệ thuận với nhiệt độ nóng lên chính là sự thiếu hụt của tài nguyên nước, lượng nước phục vụ sinh hoạt hay tự nhiên cũng bị cạn theo. Không những thế còn làm băng tan khiến mực nước biển dâng cao gây ra những thiên tai như lũ lụt, sóng thần hay nắng nóng kéo dài.

Những tổn thất kinh tế do tác động của biến đổi khí hậu cộng với các chi phí khắc phục thiệt hại làm giảm mức tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia và trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của Liên Hợp Quốc công bố mới đây nhận định, đến năm 2030 nền kinh tế toàn cầu có thể mất hơn 2.000 tỷ USD do biến đổi khí hậu và tình trạng nóng dần lên của trái đất. Số liệu của Tổ chức phi chính phủ Oxfam (Anh) cho thấy, các nền kinh tế đang phát triển có thể bị thiệt hại tới 1.700 tỷ USD/năm vào năm 2050.

“Biến đổi khí hậu đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đã và đang tác động đến mọi mặt: kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu. Mỗi quốc gia phải chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, đồng thời có trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính theo. Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu kể từ năm 2021 trở đi nhằm giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5°C vào cuối thế kỷ này”- bà Mai Kim Liên, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường)- cho biết.

Để đạt được mục tiêu giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 1,5°C đòi hỏi có một cam kết và hệ thống giải pháp mang tính toàn cầu và cấp thiết. Theo đó, vào tháng 12/2021 tại Hội nghị COP26, Việt Nam cùng gần 150 quốc gia đã đưa ra cam kết mạnh mẽ để giảm mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050.

Theo bà Mai Kim Liên, đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới, thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp. Đây cũng là “luật chơi” mới về thương mại, đầu tư toàn cầu đã được xác lập kể từ sau Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Hội nghị COP26).

Phát triển xanh hướng đến Net Zero carbon: Bài 1 - Khi xanh hóa trở thành bắt buộc
Các ngành sản xuất phải đáp ứng tiêu chí xanh, bắt đầu từ việc sử dụng nguyên liệu xanh. Trong ảnh - sản phẩm vải từ nguyên liệu xanh như cà phê, sợi sen... đang được ưa chuộng

Không thể đứng ngoài cuộc đua “xanh”

Theo các cam kết tại Hội nghị COP26, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Liên minh tái chế bao bì Việt Nam- cho biết, Việt Nam đã xây dựng các mục tiêu chiến lược cụ thể ở tầm quốc gia về biến đổi khí hậu, nhằm thực hiện theo từng giai đoạn, kể từ nay cho đến năm 2050.

“Chính phủ đã xây dựng các mục tiêu chiến lược cụ thể ở tầm quốc gia về biến đổi khí hậu thực hiện theo từng giai đoạn, kể từ nay cho đến năm 2050. Mục tiêu và biện pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính tập trung vào 5 ngành nghề chính, bao gồm: Năng lượng, giao thông, sản xuất công nghiệp, xây dựng và chất thải”- ông Trai nhấn mạnh.

Cũng theo ông Trai, không chỉ phải đảm bảo theo các cam kết của COP26, Việt Nam hiện nay cũng đang hội nhập sâu rộng đến nền kinh tế thế giới, với 19 FTAs đã ký kết và 16 FTAs đã có hiệu lực. Tuy nhiên, cùng với những lợi thế mà FTA mang lại, doanh nghiệp Việt sẽ phải đối mặt với những thách thức mới.

“Phần trăm tăng trưởng GDP, cán cân thương mại xuất nhập khẩu và FDIs là 3 chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển của nền kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam đang gặp khó khăn về độ tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng sau đại dịch cũng như những tác động khác về địa chính trị trên thế giới…; áp lực của các FTAs và cam kết chuyển đổi xanh tiến đến Net Zero đối với quốc tế… Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đối đầu với những thách thức to lớn, điển hình là một số đơn hàng dệt may của chúng ta đã chuyển dịch sang Bangladesh do thiếu tiêu chuẩn xanh, hay sự chuyển dịch của các doanh nghiệp FDI ra khỏi Trung Quốc cũng không đến được Việt Nam như là một cơ hội mới...”- ông Phạm Phú Ngọc Trai chỉ ra.

Thực tế từ các doanh nghiệp xuất khẩu trong lĩnh vực dệt may, da giày hay đồ gỗ gần đây đã cho thấy, nếu như trước đây, các tiêu chuẩn xanh, bền vững chỉ được nhìn thấy ở những phân khúc cao cấp thì hiện nay đã trở thành các yêu cầu phổ biến trên mọi phân khúc, mọi thị trường. Cụ thể là thị trường EU đã đưa ra chính sách sử dụng sản phẩm tái chế đối với sản phẩm dệt may và tăng tốc thực thi chiến lược dệt may tuần hoàn và bền vững đề ra từ năm 2022 khiến doanh nghiệp Việt Nam đứng trước sức ép buộc phải chuyển đổi xanh, chuyển đổi số để giữ đơn hàng và thị phần.

Cũng tại EU, giữa tháng 5/2023 vừa qua đã ban hành đạo luật về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Quy định này buộc các nhà nhập khẩu vào EU phải báo cáo lượng phát thải carbon trong hàng hóa. Gần đây nhất, vào cuối tháng 6, EU đã ban hành Quy định Chống suy thoái rừng (EUDR). Theo đó, các công ty kinh doanh gỗ và các sản phẩm phái sinh tại EU phải chứng minh hàng hóa mà họ bán không liên quan đến hoạt động phá rừng từ sau năm 2021.

Với những yêu cầu mới mà thế giới đặt ra, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA) khẳng định: “Xanh hoá” đã trở thành yều cầu tất yếu và “luật chơi” mới trên thị trường trong nước và nước ngoài. Nhấn mạnh cho xu thế này, ông Hòa cho biết: Khi cầu thị trường giảm thì việc lựa chọn nhà cung cấp trở lên khắt khe hơn. Họ bắt đầu quan tâm nhiều hơn, đặt ra các tiêu chí cao hơn, thậm chí đưa thành tiêu chuẩn ưu tiên rằng nhà cung cấp phải đạt chuẩn xanh. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải có sự chuyển động nếu không sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

Tuy vậy, để công cuộc chuyển đổi xanh được thực thi hiệu quả, theo ông Phạm Phú Ngọc Trai, trước tiên, chúng ta cần chuyển tải được những khái niệm, cũng như tính cấp bách của chuyển đổi xanh vào đời sống người dân; vào hơi thở kinh doanh của từng doanh nghiệp, từ đó nâng cao nhận thức và biến chuyển nhận thức thành hành động cụ thể.

Hiện thực hóa các cam kết của Chính phủ tại COP26, Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương đã được đưa ra với trọng tâm tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ chính gồm: Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kiểm soát phát thải khí nhà kính theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật có liên quan, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Xây dựng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cam kết toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Việt Nam. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển xe ô tô điện.

Trong đó, mục tiêu tổng thể của Kế hoạch là nhằm hoàn thiện các cơ chế chính sách và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính cho toàn ngành Công Thương, kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải khí nhà kính lớn như các nhà máy nhiệt điện, các cơ sở sản xuất công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải khí nhà kính như thép, hóa chất, giấy, dệt nhuộm…

Bài 2: Các ngành sản xuất "chuyển mình" theo hướng xanh

Thùy Dương - Hà Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Không chỉ là nhiệm vụ, chuyển đổi xanh còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Lộ trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện và khử phát thải cacbon trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam cần tập trung vào 5 trụ cột.
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Để đáp ứng nhu cầu di chuyển trong dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Việt Nam đang tăng cường hàng trăm ngàn ghế và thuê thêm tàu bay.
Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu trong triển khai Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP).
Cận cảnh

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Tối 19/11, hình ảnh về chiếc máy bay cỡ lớn có hình dạng như cá voi đã xuất hiện tại sân bay Nội Bài, TP. Hà Nội, gây chú ý nhiều người theo dõi.

Tin cùng chuyên mục

Cùng hành trình đi tới mục tiêu Net Zero 2050 của Việt Nam

Cùng hành trình đi tới mục tiêu Net Zero 2050 của Việt Nam

Hành trình đi tới Net Zero 2050 đặt ra nhiều thách thức cho quốc gia đang phát triển như Việt Nam, song chúng ta hoàn toàn có thể biến thách thức thành cơ hội.
Công cụ chuyển đổi nhanh - chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh

Công cụ chuyển đổi nhanh - chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh

Chuyển đổi nhanh không phải là một khoa học cao siêu, đó chỉ là một công cụ dễ hiểu và dễ áp dụng.
Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp, định hướng, chỉ đạo liên quan tới ESG trong hoạt động ngân hàng.
Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã chính thức ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024” (GEFE).
Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

39% doanh nghiệp chưa từng nghe nói đến ESG và 62% doanh nghiệp hiện chưa nắm rõ các quy định và chính sách của Việt Nam liên quan đến ESG.
Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh được đánh giá là con đường mà doanh nghiệp bắt buộc phải đi qua nếu muốn phát triển bền vững và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Dù nhiều lần báo chí phản ánh, con đường gốm sứ ven sông Hồng nổi tiếng tại TP. Hà Nội vẫn đang trong tình trạng xuống cấp nhanh, gây mất mỹ quan đô thị.
Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

Trên hành trình theo đuổi mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề chuyển đổi kép.
TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

Ngày 11/11, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP. Hồ Chí Minh) bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất, từ 5 giờ đến 23 giờ 30 phút hàng ngày.
Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Nâng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp là cần thiết, nhưng cần có lộ trình phù hợp để bảo đảm sự ổn định pháp lý với doanh nghiệp.
Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Để phát triển kinh tế đa dạng sinh học, Việt Nam cần kết nối các tổ chức trong nước và quốc tế, huy động nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế công và tư nhân.
Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Theo kết quả khảo sát năm 2023, có khoảng 70% doanh nghiệp Việt không biết, hoặc không quan tâm đến các giải pháp an toàn thông tin trên môi trường số.
Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Triển lãm về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước thải (Vietwater 2024) đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh chú trọng phát triển xanh, bền vững.
Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Các chuyên gia cho rằng, thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả năng suất tối ưu
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Kinh tế tuần hoàn tiên phong:

Kinh tế tuần hoàn tiên phong: 'Chìa khóa' để phát triển bền vững

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động chuyển đổi nhận thức và hành động sang mô hình kinh tế tuần hoàn, tạo các vòng lặp kín cho tài nguyên nhằm phát triển bền vững.
Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Sáng ngày 1/11, tại TP. Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã diễn ra Hội thảo Chuyên đề “Vai trò của Lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững”.
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Sau bão Trà Mi, khi sân bay của 4 tỉnh miền Trung khai thác trở lại, các hãng hàng không Việt Nam đã tăng cường số lượng chuyến bay cho du khách.
Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Sáng 28/10 tại Mỹ Đình, UBND TP. Hà Nội và Bộ Công Thương tổ chức Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động