Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 16/11/2024 23:27

Quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng- Nâng cao vai trò tổ chức bảo hiểm tiền gửi

Với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng cho thấy vai trò ngày càng lớn của bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2.
Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi

Từng bước tham gia vào quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng

Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020" (Quyết định số 1058/QĐ-TTg) với mục tiêu tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

Theo đề án, quá trình tái cơ cấu gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các TCTD yếu kém bằng những hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định và an toàn hệ thống; giảm số lượng TCTD yếu kém để có số lượng các TCTD phù hợp, có quy mô và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản.

Đề án nêu rõ: "Bổ sung quy định cho phép BHTG Việt Nam được tham gia cơ cấu lại các TCTD yếu kém gắn với xử lý nợ xấu; trước mắt, tập trung đối với Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, cũng như bảo vệ quyền lợi của tổ chức và cá nhân gửi tiền". Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đầu mối nghiên cứu, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và các luật có liên quan theo hướng: Quy định cụ thể để bảo đảm tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các TCTD yếu kém phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiệm cận với thông lệ quốc tế. Bổ sung các quy định về tăng cường xử lý sở hữu chéo, ngăn ngừa việc lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn để thao túng hoạt động của TCTD, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong hoạt động ngân hàng và cho phép BHTG Việt Nam được tham gia cơ cấu lại TCTD yếu kém gắn với xử lý nợ xấu. Đồng thời, bổ sung nội dung cho phép BHTG Việt Nam được tham gia sâu hơn vào cơ cấu lại TCTD yếu kém gắn với xử lý nợ xấu.

Trong những năm qua, BHTG Việt Nam đã triển khai có hiệu quả chính sách BHTG. Tính đến ngày 31/12/2016, có 1.267 TCTD được cấp chứng nhận tham gia BHTG, bao gồm 95 ngân hàng thương mại, ngân hàng Hợp tác xã, 1.168 Quỹ tín dụng nhân dân và 3 tổ chức tài chính vi mô. Thực hiện giám sát định kỳ tháng, quý, năm đối với 100% tổ chức tham gia BHTG. Thông qua kết quả thông tin báo cáo nhận được từ các tổ chức tham gia BHTG, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và từ các nguồn thông tin khác, BHTG Việt Nam đã thực hiện phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG; phát hiện những biểu hiện yếu kém, vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng để báo cáo, kiến nghị NHNN xem xét xử lý kịp thời.

Những nỗ lực nêu trên của BHTG Việt Nam đã cho thấy vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, nâng cao niềm tin công chúng vào hệ thống tài chính ngân hàng, bảo đảm an toàn cho hệ thống TCTD, sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội.

Thúc đẩy vai trò của cơ chế bảo hiểm tiền gửi

Với chức năng giám sát từ xa và kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG, báo cáo NHNN, BHTG Việt Nam có nhiệm vụ tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia BHTG nhằm phát hiện, báo cáo NHNN xử lý kịp thời những tổ chức tham gia BHTG "có vấn đề".

Theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD, BHTG Việt Nam được trao thêm chức năng cho vay hỗ trợ tài chính cũng như tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt, đánh giá kế hoạch phục hồi của các TCTD được kiểm soát đặc biệt sẽ góp phần giảm nguy cơ đổ vỡ. Với những TCTD quy mô nhỏ, gặp khó khăn về tài chính tạm thời, khoản cho vay hỗ trợ từ BHTG Việt Nam sẽ phần nào bù đắp thiếu hụt và giúp những TCTD này ổn định hoạt động.

Đặc biệt, mới đây, Chính phủ quyết định nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm lên 75 triệu đồng là tín hiệu đáng mừng, góp phần tăng niềm tin công chúng vào hoạt động ngân hàng, bởi hạn mức được coi là một trong những công cụ cốt lõi trong việc thực hiện chính sách bảo vệ người gửi tiền của các hệ thống BHTG nói chung.

Trên thực tế, tổ chức BHTG chỉ thực sự phát huy hiệu quả trong quá trình tái cơ cấu và giữ ổn định hệ thống TCTD nếu có một cơ chế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan giám sát ngân hàng khác. Mặt khác, theo khuyến nghị của Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI) trong Bộ Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả cần: Bảo đảm tổ chức BHTG có đủ quyền hạn và năng lực tài chính để can thiệp kịp thời trong trường hợp có TCTD đổ vỡ; có cơ chế cảnh báo và xử lý sớm cho việc giám sát toàn diện các khía cạnh rủi ro, không chỉ dựa vào chỉ tiêu về vốn; xác định rõ ràng trách nhiệm trong việc xử lý khủng hoảng giữa NHNN, cơ quan giám sát, Chính phủ và BHTG Việt Nam. Chức năng và quyền hạn của các cơ quan trên được quy định rõ ràng trong các điều luật liên quan nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ với nhau và cũng để tránh sự chồng chéo trong quá trình triển khai nhiệm vụ.

Để nâng cao nhận thức công chúng về chính sách BHTG, đồng thời giúp đưa hình ảnh tổ chức BHTG đến gần hơn với người dân, BHTG Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh phối hợp với các chi nhánh NHNN tuyến tỉnh, chính quyền địa phương để thực hiện công tác tuyên truyền chính sách BHTG và tích cực chia sẻ thông tin giữa các bên để chính sách thực sự trở thành cầu nối niềm tin giữa người gửi tiền và các tổ chức tham gia BHTG.
Ngọc Nhi
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Rút bảo hiểm xã hội một lần giảm: Niềm tin của người lao động với chính sách được nâng cao

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Người cao tuổi đủ 65 đến dưới 75 tuổi sẽ được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế ?

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sắp trao giải thưởng công nhận ‘Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh’

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

Nhóm đối tượng nào được đề xuất hỗ trợ 70% mức đóng bảo hiểm y tế?

Từ 1/7/2025: Người không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí

Việt Nam trở thành điểm đến quan trọng trong lĩnh vực Bảo hiểm Bảo lãnh và Tín dụng

Bổ sung quy định xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 1/7/2025

Đề xuất doanh nghiệp được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng để phục hồi sản xuất

Bảo hiểm bảo lãnh: Đòn bẩy mới giúp thay đổi cục diện tài chính doanh nghiệp Việt?

Đề xuất mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mới cho người lao động

Từ 1/7/2025: Trường hợp nào nghỉ hưu sớm không bị trừ mức hưởng lương hưu?

Bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng: Doanh nghiệp liệu đã nắm bắt được thời cơ?

Cách tra cứu thời hạn thẻ bảo hiểm y tế học sinh như thế nào?

Chế độ thai sản, ốm đau bổ sung thêm nhiều quy định mới từ ngày 1/7/2025

Manulife trao quà hỗ trợ cuộc sống bà con vùng cao sau thiên tai

Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh làm việc với Phòng Thương mại Mỹ-Á cùng đoàn doanh nghiệp bảo hiểm Hoa Kỳ

Từ 1/7/2025: Trốn đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?