Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Quảng Bình: Dự án môi trường đô thị 38 triệu USD đang vướng ở đâu?

Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đồng Hới đang có nguy cơ không hoàn thành do vướng mắc giải phóng mặt bằng.
Giải pháp nào để gia cố, sửa chữa cầu Sông Thai trước nguy cơ sập? Quảng Bình: Kiểm tra hiện trạng cầu sông Thai có nguy cơ sập

Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới có tổng mức đầu tư 38,8 triệu USD. Trong đó, vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là 30 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại là 1 triệu USD; vốn đối ứng của tỉnh Quảng Bình là 7,8 triệu USD (tương đương 176,74 tỷ đồng). Dự án được triển khai thực hiện trong vòng 5 năm, từ 2017- 2022, sau đó được gia hạn đến 31/12/2024.

Theo Ban quản lý dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu TP. Đồng Hới (Ban QLDA) - đơn vị được UBND tỉnh Quảng Bình giao làm chủ đầu tư dự án, dự án gồm 11 gói thầu, trong đó có 6 gói thầu xây lắp, 1 gói thầu thiết bị và 4 gói thầu tư vấn.

Về tiến độ, hiện nay mới chỉ có duy nhất một gói thầu đã xây lắp đã hoàn thành là gói DH/W7. Các gói thầu còn lại vẫn đang trong quá trình triển khai, tuy vậy, tiến độ nhìn chung vẫn còn chậm. Tính chung, tỷ lệ giải ngân của dự án đến nay mới chỉ đạt khoảng 51,53% tổng giá trị hợp đồng đã ký kết (tương đương 351,178 tỷ đồng).

Theo ông Lê Thanh Tịnh- Giám đốc Ban QLDA, vướng mắc lớn nhất còn lại hiện nay là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Quảng Bình: Dự án môi trường đô thị 38 triệu USD đang vướng ở đâu?
Một trong những gói thầu của dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đồng Hới

Cụ thể, tại gói thầu DH/W4, trên tuyến này còn một số vị trí chưa hoàn thành GPMB dẫn đến việc không thể triển khai thi công. Trong đó, đoạn Km1+457,86 – Km1+534,02 vẫn còn một hộ dân thuộc diện tái định cư; đoạn Km2+325 -Km2+400 còn một lăng mộ chưa được di dời do gia đình không nhận tiền đền bù; đoạn Km2+716 -Km2+783, địa phương đang giải quyết thủ tục điều chỉnh quyết định phê duyệt phương án bồi thường cho 1 hộ dân.

Tại gói thầu DH/W5, về cơ bản các hạng mục quan trọng đã được thực hiện hoàn thành. Tuy vậy, vẫn còn một phần khối lượng gói thầu chưa thể triển khai do chưa được bàn giao mặt bằng. Cụ thể, tại Tuyến đường ngang số 1 từ Km 0+00 đến Km0+51,28 và Tuyến đường ngang số 2 từ Km 0+00 đến Km0+30,73 vẫn còn một vài hộ dân chưa được di dời để bàn giao mặt bằng.

Tại gói thầu DH/W8, một số vị trí chưa hoàn thành GPMB, bao gồm: đoạn Km0+00 – Km0+330, đoạn Km0+570 – Km0+771; đoạn Km1+318 - Km1+387. Ở các vị trí này, đa phần vướng mắc nằm ở các trường hợp các hộ dân thuộc diện tái định cư nhưng chưa thể di dời, trong đó có một số hộ không chịu nhận tiền đền bù.

Hay tại gói thầu DH/W3, gói này hiện còn khoảng 53m bị vướng mặt bằng do chưa di dời được lăng mộ.

Được biết, để triển khai dự án này, tổng diện tích bị ảnh hưởng cần GPMB là 18,69 ha (bao gồm 4,22 ha do địa phương quản lý; phần diện tích còn lại thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân), tập trung trên địa bàn UBND xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới. Về công tác GPMB, hiện dự án đã thực hiện GPMB với hơn 90% diện tích (16,92 ha) và còn lại 0,72 ha chưa thể thu hồi đất do các vướng mắc liên quan.

Tổng giá trị đã được phê duyệt bồi thường GPMB dự án là 65,21 tỷ đồng. Đến nay đã tiến hành chi trả được 43,58 tỷ đồng; còn lại 2,59 tỷ đồng thuộc vào các hộ không nhận tiền. Bên cạnh đó, một số hộ dân đã được UBND TP. Đồng Hới phê duyệt chi trả bồi thường GPMB đợt 13, đợt 14 và đợt 15 với số tiền 19,05 tỷ đồng nhưng hiện vẫn chưa có kinh phí để chi trả.

Trong cơ cấu nguồn vốn đối ứng 7,8 triệu USD (tương đương 176,74 tỷ đồng) của dự án, kinh phí dành cho việc chi trả bồi thường GPMB là 31,32 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, giá đất và giá tài sản đã tăng cao hơn nhiều lần so với thời điểm lập và phê duyệt dự toán, dẫn đến thiếu hụt kinh phí phục vụ công tác bồi thường GPMB, ước tính ban đầu thiếu khoảng 96,556 tỷ đồng”- ông Tịnh cho biết thêm.

Để có đủ vốn đối ứng phục vụ GPMB, Ban QLDA đã đề xuất điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn đối ứng và sử dụng khoản dự phòng của dự án để tăng kinh phí bồi thường GPMB. Ngày 19/6/2023, UBND tỉnh Quảng Bình đã có quyết định điều chỉnh, nâng tổng số tiền GPMB trong vốn đối ứng từ 31,32 tỷ đồng lên 49,77 tỷ đồng. Việc này đã giải quyết được 18,44 tỷ đồng trong tổng số kinh phí GPMB còn thiếu.

Tuy vậy, theo kết quả rà soát, khái toán kinh phí GPMB dự án do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Bình (đơn vị tư vấn giải phóng mặt bằng) thực hiện cho thấy vẫn còn thiếu khoảng 67,4 tỷ đồng.

Hiện nay, Ban QLDA đã đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan sớm xem xét, giải quyết theo hướng cho phép khấu trừ tiền sử dụng đất mà các hộ gia đình, cá nhân phải nộp khi được giao đất tái định cư vào phương án bồi thường GPMB theo nguyên tắc bồi thường về đất. Kiến nghị này đã được UBND tỉnh Quảng Bình đồng ý về chủ trương tại Văn bản số 1807/UBND-TH ngày 12/9/2023, tuy nhiên UBND TP. Đồng Hới vẫn đang chờ UBND tỉnh có văn bản hướng dẫn cách khấu trừ để thực hiện. Nếu giải quyết được đề xuất này thì sẽ giải quyết thêm được khoảng 30,5 tỷ đồng”, ông Lê Thanh Tịnh cho biết.

Bên cạnh đó, Ban QLDA cũng đề xuất cho phép điều chuyển phần vốn đối ứng thuộc ngân sách địa phương không sử dụng hết (khoảng 15,7 tỷ đồng) từ Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - tiểu dự án thành phố Đồng Hới (vay vốn WB) sang cho dự án vay vốn ADB. Đồng thời, đề xuất bố trí bổ sung vốn đối cho dự án từ ngân sách tỉnh là 21,2 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Ban QLDA, nếu các vướng mắc không được giải quyết, tháo gỡ kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ dự án không thể hoàn thành tại thời điểm 31/12/2024.

Việc cắt giảm các đoạn tuyến, các hạng mục do vướng mắc về GPMB sẽ làm cho dự án không đạt được 100% mục tiêu đề ra, dẫn đến lãng phí trong đầu tư công, và có thể xảy ra khiếu kiện của các hộ dân trong vùng thực hiện dự án vì tình trạng quy hoạch treo, dự án dang dở”, ông Lê Thanh Tịnh cho biết.

Trước đó, ngày 18/1/2024, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 395/VPCP-QHQT về việc sửa đổi Hiệp định vay số 3340-VIE, Hiệp định viện trợ số 0462-VIE, trong đó nêu rõ, trường hợp dự án vẫn chưa hoàn thành sau thời gian gia hạn, UBND tỉnh Quảng Bình chịu trách nhiệm bố trí vốn ngân sách địa phương để thực hiện.

Thành Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Quảng Bình

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn giáo dục Singapore tìm hiểu môi trường đầu tư tại Vĩnh Phúc

Tập đoàn giáo dục Singapore tìm hiểu môi trường đầu tư tại Vĩnh Phúc

Hải Phòng: Tổng thiệt hại do bão số 3 gây ra ước tính hơn 12.200 tỷ đồng

Hải Phòng: Tổng thiệt hại do bão số 3 gây ra ước tính hơn 12.200 tỷ đồng

Nhiều dự án chậm tiến độ: Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh yêu cầu thay thế nhà thầu khác

Nhiều dự án chậm tiến độ: Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh yêu cầu thay thế nhà thầu khác

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo nhiều biện pháp phòng chống cháy nổ khi sử dụng điện

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo nhiều biện pháp phòng chống cháy nổ khi sử dụng điện

Hà Nội: CPI 9 tháng tăng 4,88%, sản xuất công nghiệp tăng 5,4%

Hà Nội: CPI 9 tháng tăng 4,88%, sản xuất công nghiệp tăng 5,4%

Lào Cai còn trên 4.400 hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm phải di chuyển

Lào Cai còn trên 4.400 hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm phải di chuyển

Bến Tre có những lợi thế gì qua đánh giá của doanh nghiệp FDI?

Bến Tre có những lợi thế gì qua đánh giá của doanh nghiệp FDI?

Lai Châu: Tập trung 9 nhóm nhiệm vụ trong những tháng cuối năm

Lai Châu: Tập trung 9 nhóm nhiệm vụ trong những tháng cuối năm

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

9 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp Quảng Nam tăng 15,7%

9 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp Quảng Nam tăng 15,7%

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn

Bến Tre: Tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng nhất cho các nhà đầu tư

Bến Tre: Tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng nhất cho các nhà đầu tư

Thanh Hóa: Đẩy mạnh Cuộc vận động

Thanh Hóa: Đẩy mạnh Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Bắc Giang: Khẩn trương phục hồi không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa

Bắc Giang: Khẩn trương phục hồi không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa

Bộ đội Biên phòng Hà Giang tổng kết 15 năm thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở

Bộ đội Biên phòng Hà Giang tổng kết 15 năm thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở

Hà Nội: Điều chỉnh thời gian hoạt động của phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Hà Nội: Điều chỉnh thời gian hoạt động của phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Giải pháp nào để gia cố, sửa chữa cầu Sông Thai trước nguy cơ sập?

Giải pháp nào để gia cố, sửa chữa cầu Sông Thai trước nguy cơ sập?

Lực lượng Vũ trang Thủ đô Hà Nội: 78 năm góp sức bảo vệ và phát triển Thủ đô

Lực lượng Vũ trang Thủ đô Hà Nội: 78 năm góp sức bảo vệ và phát triển Thủ đô

Nhân sự 2/10: Tổng công ty Đường sắt bổ nhiệm lãnh đạo; UBND TP. Hà Nội điều động nhân sự

Nhân sự 2/10: Tổng công ty Đường sắt bổ nhiệm lãnh đạo; UBND TP. Hà Nội điều động nhân sự

Nam Định: 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện tăng ở tất cả các khu vực

Nam Định: 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện tăng ở tất cả các khu vực

Xem thêm