Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 17:34

Quảng Bình: Huy động nguồn lực, nâng cao giá trị sản phẩm công nghiệp nông thôn

Với trợ lực từ nguồn vốn khuyến công cho sản xuất đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao giá trị và đầu ra cho sản phẩm công nghiệp nông thôn của tỉnh.

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, mở rộng đầu tư

Quảng Bìnhlà tỉnh miền trung, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đa phần nhỏ lẻ, tiềm lực kinh tế hạn chế... Việc làm tốt công tác khuyến công đã đạt được nhiều kết quả rõ nét, khẳng định được vai trò, tầm quan trọng trong khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất phát triển công nghiệp nông thôn; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo số liệu từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình, riêng năm 2023, trung tâm đã triển khai 3 đề án thuộc kế hoạch khuyến công quốc gia với tổng kinh phí 2,42 tỷ đồng.

Nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn được trưng bày tại hội chợ Công thương khu vực Bắc Trung bộ-Quảng Bình 2024. Ảnh: Thành Long

Các đề án gồm: Tổ chức hội chợ hàng công nghiệp nông thôn khu vực Bắc Trung bộ - Quảng Bình; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất viên nén gỗ tại Công ty CP Dũng Nguyệt Anh Quảng Bình; hỗ trợ ứng dụng dây chuyền công nghệ trong sản xuất dăm gỗ tại công ty TNHH Hoàng Lâm.

Các đề án bảo đảm hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục đích và đạt hiệu quả cao; đồng thời thu hút 148 tỷ đồng vốn đối ứng và mang lại doanh thu trên 200 tỷ đồng cho các đơn vị.

Cũng trong năm 2023, Trung tâm đã hướng dẫn cho 19 cơ sở công nghiệp nông thôn đăng ký nguồn vốn khuyến công địa phương hỗ trợ 2,875 tỷ đồng; tư vấn các đơn vị về chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp.

Chương trình khuyến công của Quảng Bình đã giúp các cơ sở sản xuất nâng cao nhận thức về công nghiệp hóa, ứng dụng công nghệ mới, từ đó mạnh dạn mở rộng đầu tư phát triển sản xuất một cách hiệu quả. Trong đó, đặc biệt phải kể đến vai trò các cụm công công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp.

Cụ thể, theo quy hoạch phát triển cụm công giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Quảng Bình có 38 cụm công nghiệp, diện tích 757 ha; đã phát triển 10/38 CCN, diện tích 109 ha, trong đó đất công nghiệp cho thuê 38,5 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 61%, thu hút 111 dự án, tổng vốn hơn 500 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 1800 lao động, doanh thu đạt khoảng 400 tỷ, nộp ngân sách trên 14 tỷ.

Việc hình thành các cụm công nghiệp đã tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tập trung, hạn chế chế sản xuất nhỏ lẻ, thúc đẩy chuyển dịch sản xuất theo hướng công nghiệp, nâng cao hiệu quả.

Cùng với sản xuất phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề có nhiều khởi sắc dần thu hút và giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu làng nghề, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Nhiều cơ sở đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, thiết bị, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm như: Làng nghề mộc mỹ nghệ, kính cường lực, cơ khí sửa chữa, may mặc, chế biến thủy sản, tinh bột nghệ, miếm dong, nước mắm... Tạo việc làm cho gần 16.000 lao động địa phương, với doanh thu gần 180 tỷ đồng mỗi năm.

Tăng số lượng sản phẩm nông thôn tiêu biểu

Theo ông Lê Mậu Khánh - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình, thời gian qua, thông qua các nguồn vốn quốc gia và địa phương, Quảng Bình đã triển khai đồng bộ các hoạt động khuyến công tập trung vào các nội dụng như đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề và phát triển nghề cho người lao động; hỗ trợ các mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới...

Từ chương trình khuyến công địa phương đã hỗ trợ kinh phí cho hơn 120 cơ sở đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

Đáng lưu ý, địa phương cũng đã tổ chức 2 kỳ bình chọn sản phẩm nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, với 82 sản phẩm được bình chọn, trong đó 22 sản phẩm được bình chọn tiêu biểu khu vực, 5 sản phẩm được bình chọn tiêu biểu cấp quốc gia.

Việc bình chọn các sản phẩm nông thôn tiêu biểu là cơ hội để quảng bá, nâng tầm uy tín và thương hiệu cho sản phẩm của địa phương. Ảnh: Thành Long

Cùng với những kết quả đã đạt được, theo ông Khánh tình hình kinh tế hiện nay vẫn còn khó khăn, tăng trưởng thấp. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do đơn hàng giảm, kinh phí hoạt động hạn hẹp. Trong khi, việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực khuyến công chưa thực sự đến được với các cơ sở công nghiệp nông thôn ở vùng sâu, vùng xa.

Đặc biệt, kinh phí cấp cho chương trình còn hạn chế nên việc triển khai còn bị động. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết quy mô còn nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, thị trường không ổn định, do chất lượng một số sản phẩm chưa cao... cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các hoạt động khuyến công.

Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, trong năm 2024 này, ông Khánh cho biết, Trung tâm đã đăng ký và xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia 1 đề án với tổng kinh phí hỗ trợ 1 tỷ đồng xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất viên gỗ nén năng lượng cho Công ty CP năng lượng xanh VINAFO.

Ngoài ra, Trung tâm tiếp tục tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ các chương trình, đề án khuyến công địa phương năm 2024.

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác khuyến công và xúc tiến thương mại, theo ông ông Lê Mậu Khánh, Trung tâm sẽ tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, xúc tiến thương mại; chú trọng đào tạo nghề, ưu tiên cho các ngành, nghề truyền thống.

Bên cạnh đó, sẽ ưu tiên hỗ trợ những đề án ứng dụng máy móc thiết bị, lồng ghép với hỗ trợ phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm. Đồng thời, tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy cơ hội trao đổi, kết nối tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp nông thôn trên địa bàn.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia