Cấp điện nông thôn miền núi, hải đảo 2021- 2025: Tạo xung lực cho phát triển kinh tế các địa phương Ngành điện Quảng Nam chủ động ứng phó đợt mưa lũ cao điểm |
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) về việc thống nhất chủ trương điều chỉnh thời gian thực hiện, kéo dài thời gian bố trí và giải ngân vốn vốn ODA do EU tài trợ đến hết năm 2025 đối với Tiểu dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018 - 2020.
Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 716/QĐ-UBND ngày 10/3/2014, phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1256/QĐ-UBND ngày 26/4/2019.
Việc cấp điện cho các hộ dân nông thôn, miền núi tạo động lực xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội (Ảnh minh họa) |
Theo đó, dự án được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh thành 3 Tiểu dự gồm: Tiểu dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Quảng Nam sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2014 - 2018 tại Quyết định số 1421/QĐ-UBND (Tiểu dự án 1); Tiểu dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Quảng Nam sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2019 - 2020 tại Quyết định số 1422/QĐ-UBND (Tiểu dự án 2); Tiểu dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018 - 2020 sử dụng nguồn vốn ODA do EU tài trợ tại Quyết định số 1423/QĐ-UBND (Tiểu dự án 3).
Dự án với tổng mức đầu tư 613 tỷ đồng, trong đó 85% tổng mức đầu tư từ ngân sách trung ương và vốn ODA (ngân sách Trung ương cấp phát); 15% tổng mức đầu tư từ ngân sách địa phương.
Tiểu dự án 1 đã hoàn thành đóng điện đưa vào sử dụng từ năm 2016 - 2017 với giá trị quyết toán hơn 115 tỷ đồng.
Tiểu dự án 2 đã hoàn thành thiết kế, tổ chức đấu thầu và triển khai thi công 2 gói thầu; đối với 5 gói thầu xây lắp đợt 2, đã hoàn thành thiết kế, tổ chức đấu thầu và triển khai thi công trong quý 2/2022; đối với 2 gói thầu thiết kế triển khai đợt 3 (năm 2023), đã tổ chức lựa chọn nhà thầu thiết kế bản vẽ thi công, dự kiến hoàn thành lập và phê duyệt trong năm 2023, tổ chức đấu thầu thi công và triển khai thi công trong quý 1 - 2/2024.
Kế hoạch vốn đã bố trí cho tiểu dự án 3 hơn 73 tỷ đồng, so với giá trị khối lượng thực hiện hoàn thành hơn 91 tỷ đồng, thì nợ khối lượng hoàn thành gần 20 tỷ đồng. Như vậy, nếu tiểu dự án 3 không được kéo dài thời gian bố trí và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung ương thì dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản, không đúng với quy định của Luật Đầu tư công.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng cho biết, trong quá trình thực hiện gặp những khó khăn như: đầu tư tại khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phân tán rải rác, nhỏ lẻ, trải dài trên địa bàn 98 thôn nóc của 44 xã thuộc 8 huyện miền núi; công tác triển khai thi công, vận chuyển vật tư, vật liệu gặp nhiều khó khăn về giao thông đi lại nhất là vào mùa mưa tại các huyện miền núi.
Công tác giải phóng mặt bằng, hành lang tuyến, thu hồi giao đất của dự án không có chi phí bồi thường, trong khi đó kinh tế chủ lực của người đồng bào là trồng cây keo, cây quế... nên việc vận động gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.
Ngoài ra, vướng mắc trong cơ chế tài chính đối với nguồn vốn EU do Trung ương cấp phát cũng từ năm 2021, đến nay chủ đầu tư không thể giải ngân được nguồn vốn đã được phân bổ;…
Chính vì vậy, để có cơ sở tiếp tục thực hiện đầu tư các hạng mục còn lại hoàn thành dự án đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư theo chủ trương đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, thống nhất chủ trương điều chỉnh thời gian thực hiện, kéo dài thời gian bố trí và giải ngân vốn vốn ODA do EU tài trợ đến hết năm 2025 đối với Tiểu dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018 - 2020.