Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 19/11/2024 21:15

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Từ năm 2019 đến năm 2024, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư gần 12.780 tỷ đồng để phát triển kinh tế, xã hội, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo báo cáo về kết quả phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ IV – năm 2024 diễn ra ngày 24/9 tại TP. Tam Kỳ, từ năm 2019 đến năm 2024, tỉnh Quảng Nam triển khai các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với tổng kinh phí đầu tư gần 12.780 tỷ đồng.

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam (Ảnh: T.C)

Đáng chú ý, Nghị quyết số 12/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 tập trung chỉ đạo thực hiện 5 nhóm dự án quan trọng phát triển vùng Tây tỉnh Quảng Nam. Gồm: Bảo vệ, phát triển kinh tế rừng; sắp xếp dân cư, ổn định chỗ ở phòng tránh thiên tai; phát triển kết cấu hạ tầng trọng điểm; phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch cộng đồng; phát triển du lịch kết hợp bảo tồn văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ nguồn lực của các chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh đã đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông, trường học, nước sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng và các công trình hạ tầng khác; thực hiện chuyển đổi nghề; hỗ trợ đất ở cho 1000 hộ; thực hiện hỗ trợ xoá nhà tạm, sắp xếp, ổn định dân cư cho hơn 1.000 hộ dân.

Các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Nam đã trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân miền núi được nâng cao. Tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bình quân là 6,6%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 24 triệu đồng/năm, tăng 8 triệu đồng so với năm 2019.

Từ năm 2019 - 2024, tỉnh Quảng Nam dành gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ IV – năm 2024 nhằm đánh giá tổng quát kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc giai đoạn 2019-2024, khẳng định và ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam, đoàn kết các dân tộc và xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

Đại hội cũng đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác dân tộc 5 năm đến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; tuyên dương, khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong xây dựng, phát triển kinh tế, đời sống xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và thông qua quyết tâm thư Đại hội lần thứ IV năm 2024.

Tỉnh Quảng Nam có 18 huyện, thị xã, thành phố; trong đó có 8 huyện với 70 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh: 10.574 km2, trong đó khu vực miền núi với 7.760,7km2, chiếm 73,4%; có 14 xã của 02 huyện Nam Giang và Tây Giang cùng chung 157,42 km đường biên giới đất liền với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Hiện đồng bào các dân tộc thiểu số đang chiếm khoảng 9,4% dân số toàn tỉnh (khoảng hơn 140.540 người).

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719