Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 05:57

Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng ngày 14/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).
Toàn cảnh phiên họp sáng 14/6

Tại phiên thảo luận đã có 34 đại biểu đăng ký, trong đó, có 21 đại biểu phát biểu, 8 đại biểu phát biểu tranh luận, còn 13 đại biểu chưa được phát biểu do hết thời gian. Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị những đại biểu chưa được phát biểu gửi văn bản lên tổ thư ký của Quốc hội để tổng hợp.

Tổng hợp ý kiến của các đại biểu, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết: Về cơ bản, các đại biểu tán thành với sự cần thiết phải ban hành Luật Công an nhân dân (sửa đổi) nhằm thể chế hóa các chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, tiếp tục đổi mới sắp xếp, tổ chức bộ máy lực lượng công an nhân dân tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Cũng theo Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, việc xây dựng dự thảo Luật có nhiều thuận lợi, tuy nhiên, vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu xem xét, bởi thực tế, Luật Công an nhân dân mới có hiệu lực thi hành được gần 3 năm, nhiều quy định mới vẫn đang triển khai. Bên cạnh đó, đây là dự án Luật liên quan đến tổ chức bộ máy quy định, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng công an nhân dân, liên quan đến hoạt động đảm bảo trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm. Do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các quy định của dự Luật phải tuân thủ Hiến pháp. Cần phải tiếp tục phân tích làm rõ việc sửa đổi Luật Công an nhân dân theo đúng phạm vi, nội dung, quy trình. Xem xét việc có cần thiết phải sửa đổi Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Dân quân tự vệ để đảm bảo thống nhất giữa các lực lượng vũ trang hay không?

Về quy định lực lượng chính quy công an xã, thị trấn, Nghị quyết của Bộ Chính trị đã xác định xây dựng lực lượng chính quy công an xã, thị trấn, tuy nhiên, đây là vấn đề mới, có sự thay đổi căn bản so với Luật hiện hành, do đó, có nhiều ý kiến về việc cần tiếp tục làm rõ.

Về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ sĩ quan công an nhân dân. Đây là nội dung trọng tâm của dự án Luật, thu hút nhiều ý kiến của đại biểu, tuy nhiên, vẫn còn các ý kiến trái chiều. Phó Chủ tịch Quốc Hội Đỗ Bá Tỵ cho hay, về mặt nguyên tắc quy định cấp bậc quân hàm phải tuân thủ theo quy định của Hiến pháp. Đó là chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền quy định cấp bậc quân hàm trong các lực lượng vũ trang. Đồng thời, cần quán triệt đầy đủ chỉ đạo của Bộ Chính trị, Nghị quyết 22, cũng như ý kiến của Bộ Chính trị trước đây tại Thông báo số 147 năm 2013 về việc phong, thăng quân hàm cấp tướng trong lực lượng vũ trang phải được quy định chặt chẽ ngay trong luật, đúng yêu cầu, không quy định địa bàn trọng yếu hoặc lĩnh vực công tác đặc biệt để phong thăng quân hàm cấp tướng. Và tại thông báo 185 năm 2014 về số lượng, vị trí phong cấp hàm tướng trong công an nhân dân không quá 205 người. Đến thời điểm này các thông báo vẫn còn nguyên giá trị.

Dự thảo Luật áp dụng tiêu chí định tính với việc sử dụng tiêu chí đặc biệt hoặc tương đương để xác định Cục trưởng có trần công hàm cấp tướng, và tiêu chí phân loại đơn vị hành chính loại 1 để xác định quân hàm thiếu tướng đối với giám đốc công an một số tỉnh, thành phố. Dự thảo không quy định số lượng cấp phó của các chức vụ cơ bản của quân hàm tướng. Nhiều ý kiến phát biểu về tính tương quan giữa 2 lực lượng quân đội và công an, nhất là cấp bậc quân hàm ở địa phương, đây là những vấn đề đã từng thảo luận và có nhiều ý kiến khác nhau.

Về giải thích một số khái niệm, từ ngữ về phân loại cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của công an nhân dân, về việc thành lập các đồn trạm công an, phân tích làm rõ các nội dung về công nghiệp an ninh, về tuổi nghỉ hưu… các đại biểu đề nghị ban soạn thảo tiếp tục rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, nhằm hoàn thiện thêm đảm bảo tính khả thi, thống nhất. Đối với các nội dung lớn, còn có những ý kiến khác nhau, cần phải tiếp tục thảo luận xin ý kiến cấp có thẩm quyền, trước khi xem xét, quyết định.

Trước ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết: Cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thẩm tra của Quốc hội, nghiên cứu tiếp thu để chỉnh lý các quy định trong dự thảo Luật về những nội dung mà đại biểu Quốc hội đã đóng góp ý kiến sao cho phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi. Đồng thời, sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, các cơ quan hữu quan tiếp tục tiếp thu chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật, trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ 6, theo đúng chương trình của Quốc hội đã đặt ra.

Dự thảo Luật gồm 7 chương, 48 điều. So với Luật Công an nhân dân năm 2014, dự thảo Luật đã bổ sung 4 điều, sửa đổi, bổ sung 31 điều, bỏ 1 điều của Luật Công an nhân dân năm 2014.
Đình Dũng - Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Công an nhân dân

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia