PV Power tổ chức Hội thảo công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ Hà Nội: Nhu cầu mua sắm hàng hóa sẽ tăng từ 3 - 20% dịp Tết Nguyên đán |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 12/2022/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) được tổ chức đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ.
Thông tư quy định, áp dụng Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa số 01 (Mẫu số 01) áp dụng cho gói thầu đấu thầu rộng rãi theo phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ; Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa số 02 (Mẫu số 02) áp dụng cho gói thầu đấu thầu rộng rãi theo phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ.
Thông tư số 12/2022/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của một số FTA |
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa áp dụng hình thức chỉ định thầu, việc lập hồ sơ yêu cầu có thể vận dụng quy định tại Thông tư này trên cơ sở đảm bảo không trái với quy định tại các Hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA.
Về lập hồ sơ mời thầu, việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu mua sắm hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu căn cứ vào quy mô, tính chất của từng gói thầu cụ thể để đưa ra các yêu cầu phù hợp trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; Căn cứ nhu cầu sử dụng của hàng hóa để đưa ra các yêu cầu về kỹ thuật bảo đảm đáp ứng về công năng, phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế và điều kiện của thị trường.
Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng (như nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, kể cả việc nêu tên nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ gây ra sự phân biệt đối xử, trừ trường hợp đấu thầu nội khối theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP); không đưa ra yêu cầu nhà thầu đã từng ký kết thực hiện một hoặc nhiều hợp đồng với cơ quan mua sắm của một quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể hoặc nhà thầu phải có kinh nghiệm cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong lãnh thổ của quốc gia, vùng lãnh thổ đó như là tiêu chí để loại bỏ nhà thầu.
Về giấy phép bán hàng, trường hợp hàng hóa của gói thầu là hàng hóa thông thường, thông dụng, sẵn có trên thị trường, đã được tiêu chuẩn hóa và được bảo hành theo quy định của nhà sản xuất, hồ sơ mời thầu không được yêu cầu nhà thầu phải nộp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương.
Trường hợp hàng hóa của gói thầu là hàng hóa đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ liên quan khác thì trong hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu tham dự thầu phải cung cấp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất.
Thông tư 12/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/8/2022 và thay thế Thông tư số 09/2020/TT-BKHĐT ngày 27/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP. |