Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung công nghiệp chế biến để nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp

Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt đã xác định mục tiêu đến năm 2030. Để làm rõ hơn những nội dung này, phóng viên Vuasanca đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Trọng Thắng – Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Xin ông giới thiệu những nét chính về Quy hoạch ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt?

Nội dung quy hoạch vùng ĐBSCL cơ bản dựa trên các quan điểm phát triển chính như sau: Thứ nhất, phát triển bền vững, theo hướng “thuận thiên” theo tinh thần của Nghị quyết số 120 của Chính phủ; chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển nền tảng văn hóa - xã hội và hệ sinh thái tự nhiên; lấy “con người” làm trung tâm; coi tài nguyên nước là cốt lõi; chuyển đổi mô hình sinh kế nông nghiệp tại các tiểu vùng theo hướng chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, coi nước lợ, nước mặn, nước ngọt là nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế.

Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung công nghiệp chế biến để nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp
Ông Đinh Trọng Thắng - Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Thứ hai, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng gia tăng hiệu quả và giá trị. Trong đó, đối với nông nghiệp tập trung phát triển chuỗi giá trị về nông nghiệp thông qua hệ thống trung tâm đầu mối về nông nghiệp là nơi nghiên cứu phát triển, đào tạo và chuyển giao công nghệ, thu gom, chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng.

Đối với công nghiệp, tập trung phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; phát triển công nghiệp điện, đặc biệt là phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ rừng và bờ. Về thương mại - dịch vụ, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, thương mại điện tử, thương mại biên giới và dịch vụ logistics.

Thứ ba, chuyển đổi mô hình mô hình tổ chức không gian từ phát triển từ phân tán, nhỏ lẻ sang tập trung hơn; phát triển hành lang đô thị - công nghiệp từ Cần Thơ đến Long An, kết nối với TP. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; phát triển cụm ngành kinh tế nông nghiệp gắn kết với các khu vực đô thị hoá, công nghiệp hoá, phân bố tập trung tại các hành lang phát triển, khu vực phát triển động lực được xác định trong quy hoạch.

Thứ tư, tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng và quốc tế, trong đó chú trọng liên kết phát triển kinh tế - xã hội giữa ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ.

Thứ năm, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuyển đổi mô hình phát triển, đặc biệt chú trọng đến hạ tầng giao thông, năng lượng, cấp nước sạch, thủy lợi và hạ tầng xã hội. Thứ sáu, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội

Bên cạnh nông nghiệp, thì công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi cũng được đánh giá ngành có nhiều lợi thế phát triển tại Khu vực ĐBSCL trong giai đoạn tới đây. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Công nghiệp chế biến đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng ĐBSCL. Trong thời gian tới, cần tập trung đầu tư chiều sâu, đối với các nhóm sản phẩm chế biến xuất khẩu có tính cạnh tranh cao kết hợp với xây dựng và phát triển thương hiệu nông-lâm-thủy sản vùng ĐBSCL trên trường quốc tế.

Đối với chế biến thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: định hướng của Quy hoạch vùng ĐBSCL là phát triển mạng lưới cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại các trung tâm đầu mối về nông nghiệp; tăng cường thu hút đầu tư xây dựng xưởng chế biến, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến nhằm giảm lượng nhập và hạ giá thành thức ăn. Qua đó góp phần giúp gia tăng hiệu quả nuôi trồng, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản xuất khẩu.

Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung công nghiệp chế biến để nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp

Việc tập trung vào phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi tại ĐBSCL có phải là giải pháp để nâng cao chất lượng nông sản, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong vùng không, thưa ông?

Quy hoạch vùng ĐBSCL chú trọng cách tiếp cận theo chuỗi giá trị, trong đó xem xét và đề xuất định hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả, năng suất và giá trị của từng công đoạn trong chu trình từ sản xuất, thu gom, phân loại, chế biến, bảo quản vận chuyển, xuất khẩu… Để nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL, cần có những thay đổi căn bản trong từng công đoạn của quá trình này. Ví dụ như, về sản xuất thì cần chuyển đổi cơ cấu theo hướng giảm lúa gạo, tăng thủy sản và trái cây; tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn; tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ, quản lý chất lượng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc... Đối với công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, Quy hoạch vùng ĐBSCL cũng đã xác định các định hướng, giải pháp chính như nêu ở trên.

Nhìn vào nguồn lực đầu tư trong 10 năm qua cho thấy, dòng vốn đầu tư lớn nhất tập trung vào công nghiệp chế biến chế tạo. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng của ngành cũng chỉ ở mức bình quân so với các ngành nghề khác, và cũng không phải là ngành có lợi thế so với cả nước. Cụ thể, đầu tư vào công nghiệp chế biến chủ yếu tập trung tại Long An và Tiền Giang (thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ). Với các tỉnh còn lại trong vùng, công nghiệp chế biến chủ yếu tập trung vào ngành chế biến nông - thủy sản nhưng khả năng tăng trưởng của ngành đã bão hòa xét cả trên diện tích, sản lượng, kim ngạch xuất khẩu.

Trong khi đó, giá cả thị trường xuất khẩu biến động mạnh, các hàng rào kỹ thuật ngày càng nghiêm ngặt nhưng khả năng đổi mới và nâng cấp ngành chưa tương thích. Tác động từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và các đợt chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam tại thị trường Mỹ là sức ép cho quá trình dịch chuyển của nông nghiệp theo hướng tích cực, trong đó cần tập trung vào việc đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, giám sát được quá trình sản xuất và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trong cơ cấu kinh tế được nêu ra tại quy hoạch, năm 2030, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 32% GRDP của vùng. Vậy những ngành công nghiệp nào sẽ được tập trung phát triển, thưa ông?

Về định hướng phát triển các ngành công nghiệp chính, Quy hoạch tập trung vào một số ngành phát triển công nghiệp chế biến, trong đó chú trọng đầu tư chiều sâu, hướng vào xuất khẩu đối với các nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, các sản phẩm hóa chất và cơ khí phục vụ nông nghiệp.

Phát triển công nghiệp điện, trong đó đến năm 2030 tiếp tục hoàn thành các nhà máy nhiệt điện than đang xây dựng ở Duyên Hải II (Trà Vinh), Long Phú I (Sóc Trăng), Sông Hậu I (Hậu Giang); tập trung phát triển điện gió ở bán đảo Cà Mau và điện mặt trời. Sau năm 2030 xem xét phát triển các dự án điện khí ở Bạc Liêu, Kiên Giang, Long An.

Về công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử: Phát triển công nghiệp cơ khí vào các khâu có giá trị gia tăng như thiết kế, chế tạo khuôn mẫu, chế tạo linh kiện phức tạp có độ chính xác cao; triển khai các dự án nhà máy cán tôn, cán thép và cán nhôm định hình, dự án cơ khí phục vụ ngành dầu khí; nhà máy thiết bị điện tử dân dụng và phụ trợ; nhà máy sản xuất máy nông nghiệp, máy và thiết bị chế biến nông, lâm, thuỷ sản; trung tâm đo kiểm thiết bị cơ điện, điện tử; nhà máy sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế; phát triển ngành đóng và sửa chữa tàu, phương tiện thủy nhỏ và vừa tại Tiền Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cần Thơ.

Về công nghiệp hoá chất và sản phẩm hoá chất: Phát triển công nghiệp hoá chất và sản phẩm từ hoá chất có chọn lọc để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư phát triển các sản phẩm hóa dược đáp ứng nhu cầu thuốc chữa bệnh; đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và mẫu mã cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước; khuyến khích phát triển nhà máy phân bón tại Cà Mau; đầu tư nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đa dạng hóa những loại phân đặc chủng có hàm lượng dinh dưỡng cao, ít ô nhiễm môi trường, ít bị rửa trôi…; nghiên cứu đầu tư sản xuất phân hữu cơ vi sinh được chế biến từ các nguồn rác thải dân dụng và than bùn có sẵn tại địa phương.

Về công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Phát triển sản xuất vật liệu mới, vật liệu tiết kiệm năng lượng, xanh, sạch, phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng cả nước. Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở khai thác cát đảm bảo không làm tăng nguy cơ xói lở bờ sông, bờ biển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các công trình giao thông và thủy lợi trên các tuyến sông, ven biển.

Phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và công nghệ thông tin tại Cần Thơ, các đô thị lớn có vai trò là trung tâm của vùng, tiểu vùng.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Quy hoạch vùng ĐBSCL xác định mục tiêu, đến năm 2030 vùng trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lai Châu, muốn nâng cao giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp thì phải thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Viet Nam 2024 diễn ra ngày 7 - 8/11 tại cơ sở Hoà Lạc của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Việc ứng dụng các trang thiết bị, máy móc mới vào khai thác và chế biến dầu khí giúp nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm thiểu rủi ro vận hành.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Sáng 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.

Tin cùng chuyên mục

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024, thông điệp về phương tiện thân thiện với môi trường luôn được làm nổi bật với các mẫu xe máy, ô tô điện hóa.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Sáng 23/10, Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 đã được khai mạc, thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.
Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho phát triển công nghiệp tàu thủy trong những năm tới cần phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.
M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka là một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản.
Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Trong khuôn khổ HanoiTex & HanoiFabric 2024 tổ chức từ ngày 23-25/10/2024 tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội, sẽ diễn ra nhiều hội thảo quan trọng.
Bắc Giang: Coi việc đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp là tiêu chí, nhiệm vụ quan trọng

Bắc Giang: Coi việc đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp là tiêu chí, nhiệm vụ quan trọng

Bắc Giang sẵn sàng đồng hành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp để kêu gọi, thu hút đầu tư vào tỉnh.
Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Ngành ô tô Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi các giải pháp nhằm tăng cường nội địa hóa và nâng cao tính cạnh tranh.
Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Thanh tra Bộ Giao thông vận tải Mỹ đã chỉ trích sự giám sát của Cục Hàng không Liên bang Mỹ do cơ quan này không có hệ thống hiệu quả để giám sát Boeing.
Bộ Quốc phòng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển xe chiến đấu bộ binh

Bộ Quốc phòng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển xe chiến đấu bộ binh

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có buổi làm việc với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và một số đơn vị về tiến độ nghiên cứu, phát triển, chế tạo xe chiến đấu bộ binh.
Lào Cai tìm hướng gỡ khó cho doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Lào Cai tìm hướng gỡ khó cho doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chủ trì Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp khoáng sản nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản.
Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã tích cực thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, sức cạnh tranh trên thị trường.
Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Từ ngày 24 - 28/10/2024, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến nay ra sao?

Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến nay ra sao?

Giai đoạn 2021-2025, Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa thu hút một số dự án lớn, trọng điểm, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.
Hoàn thiện thủ tục, sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP

Hoàn thiện thủ tục, sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP

Việc hoàn thiện thủ tục sẽ giúp sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP trong năm 2025.
Khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024

Khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024

Sáng 17/10, tại Hà Nội, Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024 đã chính thức khai mạc.
Stryker của Mỹ đổi chủ: Chiến sự Ukraine-Nga thêm phần phức tạp

Stryker của Mỹ đổi chủ: Chiến sự Ukraine-Nga thêm phần phức tạp

Truyền thông Nga đưa tin quân đội nước này đã thu giữ và sửa chữa một chiếc xe bọc thép Stryker do Mỹ sản xuất từ chiến sự Ukraine-Nga.
Ngành đường sắt ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo

Ngành đường sắt ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo

Dự án đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam sẽ trở thành trọng điểm chiến lược giao thông quốc gia, tạo đột phá phát triển các ngành công nghiệp chế tạo.
Colibri -

Colibri - ''cánh tay nối dài'' của Pháp trong cuộc chiến ở Ukraine

Pháp đã thành công trong việc thử nghiệm loại đạn điều khiển từ xa đầu tiên, củng cố cam kết hỗ trợ các đồng minh, đặc biệt là tại chiến sự Nga-Ukraine.
Mỹ và Ấn Độ ký kết thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD mua 31 máy bay không người lái

Mỹ và Ấn Độ ký kết thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD mua 31 máy bay không người lái

Ấn Độ và Mỹ đã chính thức ký kết thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD mua 31 máy bay không người lái MQ-9B High Altitude Long Endurance (HALE).
Kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội với các doanh nghiệp FDI

Kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội với các doanh nghiệp FDI

Hội nghị nhằm mục đích hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thành phố Hà Nội tiếp cận, trao đổi và hợp tác với các doanh nghiệp FDI, tập đoàn…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động