Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Quyết tâm cao hơn- Hành động mạnh mẽ hơn- Quyết liệt hơn- Chặt chẽ hơn- Đồng bộ hơn- Hiệu quả hơn

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan chức năng tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phòng, chống tham nhũng để tăng cường đại đoàn kết Xuất bản sách của Tổng Bí thư về quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII

Trong năm 2023, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, ngày càng quyết liệt, xử lý kiên quyết, bài bản, thận trọng, rất nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn, có lý, có tình, nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó là "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ", "bất kể người đó là ai".

Đây là một trong 7 kết quả lớn, nổi bật trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm 2023 được thông tin tại Hội nghị thông báo kết quả Phiên họp thứ 25 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) do Ban Nội chính Trung ương tổ chức chiều 2.1.

Lần đầu tiên điều tra, truy tố tội “tham ô tài sản” với chủ doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Thông tin tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng cho biết, Ban Chỉ đạo khẳng định, chưa bao giờ chúng ta xử lý kiên quyết, nghiêm minh, những cũng rất nhân văn, có lý, có tình nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm, kể cả cán bộ cấp cao, lãnh đạo quản lý các cấp như vừa qua. Cụ thể, trong năm 2023, có 19 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật, (gồm 5 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; về chức vụ có 1 nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; 5 Bí thư, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; 2 thứ trưởng, 1 Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; 8 Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND cấp tỉnh; 2 sỹ quan cấp tướng), trong đó, 14 trường hợp bị xử lý hình sự. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay có 105 cán bộ diện Trung ương bị xử lý kỷ luật, trong đó có 22 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng; có 39 trường hợp bị xử lý hình sự, tăng gấp 2 lần so với nhiệm kỳ khóa XII.

Điểm đáng chú ý, theo Phó Trưởng Ban Đặng Văn Dũng, đó là qua tổng hợp của các cơ quan chức năng, thì 2/3 số cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự nêu trên là do các sai phạm từ các nhiệm kỳ trước, và đến nhiệm kỳ này chúng ta tập trung làm mạnh và có Ban chỉ đạo cấp tỉnh nên phát hiện ra nhiều sai phạm, xử lý nhiều cán bộ, đảng viên như vậy.

Và với cách làm bài bản, khoa học, kiên quyết, kiên trì này, các cơ quan chức năng đã tập trung điều tra, phát hiện, khởi tố mới nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng cả trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, cả trong lĩnh vực có chuyên môn sâu và hoạt động khép kín. “Trước kia, chúng ta coi đây là tội phạm ẩn nhưng hiện nay, không còn lĩnh vực khép kín hay chuyên môn sâu nào mà cơ quan chức năng không phát hiện và xử lý”, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên cho biết.

Trong đó, có nhiều vụ án đặc biệt lớn, xảy ra trên diện rộng, diện đối tượng rất lớn; có sự thông đồng, cấu kết giữa bên ngoài với bên trong Nhà nước để thu lời bất chính, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ví dụ như vụ Việt Á, gây thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng; vụ Vạn Thịnh Phát gây thiệt hại trên 190 nghìn tỷ đồng, tham ô, chiếm đoạt trên 300 nghìn tỷ đồng.

Thời gian qua, chúng ta tiếp tục xét xử vắng mặt cả người bỏ trốn ra nước ngoài, và lần đầu tiên điều tra, truy tố tội “tham ô tài sản” đối với chủ doanh nghiệp ngoài Nhà nước; nhưng cũng miễn giảm trách nhiệm hình sự cho người không có động cơ vụ lợi, không nhận tiền... “Rõ ràng là chúng ta rất kiên quyết, nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn, được dư luận, Nhân dân đồng tình, đánh giá cao”, Phó Trưởng Ban Đặng Văn Dũng nêu rõ.

Khuyến khích cán bộ nghiêm khắc nhận trách nhiệm chính trị, tự nguyện từ chức, nghỉ công tác khi có sai phạm, khuyết điểm

Một kết quả nổi bật nữa trong năm qua, theo Phó Trưởng Ban Đặng Văn Dũng, đó là chúng ta đề cao, khuyến khích cán bộ nghiêm khắc nhận trách nhiệm chính trị, tự nguyện từ chức, nghỉ công tác khi có sai phạm, khuyết điểm, hoặc để cán bộ cấp dưới, tổ chức đảng vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng phải xử lý kỷ luật. Đồng thời, kịp thời thay thế, bố trí công tác khác đối với cán bộ bị kỷ luật, uy tín thấp. Trong năm, Đảng, Nhà nước đã xem xét, cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 9 cán bộ diện Trung ương quản lý; các địa phương đã cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác khác hơn 360 trường hợp sau khi bị kỷ luật, trong đó có hơn 90 cán bộ thuộc diện tỉnh ủy, thành ủy quản lý.

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh. Theo đó, đã kịp thời đấu tranh, xử lý nghiêm minh các sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong chính các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong năm, đã xử lý kỷ luật hơn 270 cán bộ trong các cơ quan này do tham nhũng, tiêu cực, trong đó đã xử lý hình sự gần 140 trường hợp. Trong đó, đã xử lý hình sự 2 Thiếu tướng đã nghỉ hưu liên quan đến vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và vụ án xảy ra tại Quảng Ninh; xử lý hình sự 23 cán bộ thanh tra, giám sát của các cơ quan (Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) có sai phạm liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB.... Đồng thời, xử lý kỷ luật nhiều lãnh đạo các cơ quan thanh tra, bảo vệ pháp luật của địa phương.

Trên cơ sở kết quả này, tại Phiên họp thứ 25, các thành viên Ban Chỉ đạo yêu cầu phải tiếp tục xử lý nghiêm hơn nữa, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương trong các lực lượng chống tham nhũng, tiêu cực để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, phòng ngừa vi phạm, Phó Trưởng Ban Đặng Văn Dũng cho biết.

Lần đầu tiên ban hành các quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Một trong những kết quả lớn, nổi bật nữa đó là, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về xây dựng Đảng, quản lý kinh tế-xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới quan trọng. Trong năm qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành gần 50 văn bản về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Nhiều quy định nhanh chóng phát huy hiệu quả trong thực tế.

Sắp tới đây, Trung ương sẽ ban hành thêm 2 quy định nữa trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công và trong công tác xây dựng pháp luật. Đây là lần đầu tiên Đảng ta ban hành các quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; các quy định này sẽ hợp lại thành một hệ thống cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ, góp phần hoàn thiện lý luận về kiểm soát quyền lực nhà nước.

Điểm nổi bật nữa trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về xây dựng Đảng, quản lý kinh tế-xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đó là Quốc hội, Chính phủ đã tiến hành cuộc "tổng rà soát" hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong 22 lĩnh vực có nhiều vướng mắc, sơ hở, bất cập, như: Pháp luật về đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, đầu tư công, tài sản công, ngân sách nhà nước, tài chính công, quản lý, sử dụng đất đai, xã hội hoá dịch vụ công... Qua rà soát, kiểm tra, giám sát đã phát hiện, chỉ đạo xử lý hơn 250 văn bản pháp luật có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, vướng mắc hoặc trái quy định pháp luật. Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc ban hành văn bản dưới luật nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những sơ hở, bất cập, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo giám sát, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực theo yêu cầu của Ban chỉ đạo.

Công tác thu hồi tài sản tham nhũng; giám định, định giá tài sản; phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, xử lý nguồn tin về tội phạm tham nhũng, tiêu cực - vốn là những khâu yếu trước đây, đến nay đã được tập trung chỉ đạo, có nhiều chuyển biến tích cực. Trong năm, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tạm giữ, kê biên, phong tỏa, thu hồi được nhiều tài sản trị giá hơn 234 nghìn tỷ đồng. Và nổi bật là đã chú trọng động viên, khuyến khích các đối tượng tự nguyện nộp lại tài sản chiếm đoạt, gây thiệt hại, có vụ thu hồi được 100% tài sản bị chiếm đoạt với số tiền rất lớn. Ví dụ như vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Tân Hoàng Minh đã thu hồi trên 8.600 tỷ đồng, đạt 100%; vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị liên quan, các đối tượng đã nộp lại hơn 200 tỷ đồng và 1,85 triệu USD, đạt trên 90%... Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, đến nay đã thu hồi được 76,2 nghìn tỷ đồng, đạt 48%.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, yêu cầu: Không được chủ quan, thoả mãn; phải tiếp tục đẩy mạnh cả các giải pháp phòng và chống tham nhũng, tiêu cực một cách kiên quyết, kiên trì, với "6 hơn" là: "Quyết tâm cao hơn - Hành động mạnh mẽ hơn - Quyết liệt hơn - Chặt chẽ hơn - Đồng bộ hơn - Hiệu quả hơn" và với tinh thần "năm nay phải tốt hơn năm trước".

Trên đây là một số trong 7 kết quả lớn, nổi bật được Ban Chỉ đạo nhấn mạnh tại Phiên họp thứ 25 vừa qua. Đạt được kết quả đó, có thể thấy, Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, toàn diện các mặt công tác, nhất là tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác hoàn thiện thể chế, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; xử lý nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn các sai phạm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hầu hết các nhiệm vụ trong Chương trình công tác năm 2023 đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, hoàn thành theo kế hoạch, có việc vượt yêu cầu đề ra. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, ngày càng quyết liệt, đồng bộ, đạt nhiều kết quả toàn diện cả ở Trung ương và địa phương, cả trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường, củng cố thêm niềm tin của Nhân dân.

Trong năm 2024, tiếp đà năm 2023 và những năm trước, các thành viên Ban Chỉ đạo đồng tình cao với các nhiệm vụ và Chương trình công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo với 7 nhiệm vụ trọng tâm và 28 nhiệm vụ cụ thể.

Ghi nhận, đánh giá cao các kết quả đạt được, song Phó Trưởng ban Đặng Văn Dũng cũng cho biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, yêu cầu: Không được chủ quan, thoả mãn; phải tiếp tục đẩy mạnh cả các giải pháp phòng và chống tham nhũng, tiêu cực một cách kiên quyết, kiên trì, với "6 hơn" là: "Quyết tâm cao hơn - Hành động mạnh mẽ hơn - Quyết liệt hơn - Chặt chẽ hơn - Đồng bộ hơn - Hiệu quả hơn" và với tinh thần "năm nay phải tốt hơn năm trước".

Theo Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng, các thành viên Ban Chỉ đạo đánh giá rất cao công tác thông tin, tuyên truyền đã có nhiều cách làm mới, sáng tạo, nhất là các cơ quan báo chí đã thông tin, tuyên truyền sâu sắc, đậm nét đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua cũng như kịp thời đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Qua đó, khẳng định và lan tỏa quyết tâm của Đảng, Nhà nước; tạo sự đồng thuận, ủng hộ cao của cán bộ, đảng viên, Nhân dân và bạn bè quốc tế trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo kết quả thăm dò dư luận xã hội về tình hình tâm trạng, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong năm 2023 của Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, có 16/41 hoạt động chủ yếu của Đảng, Nhà nước được đa số ý kiến (trên 50%) đánh giá “đạt kết quả đáng phấn khởi”. Trong đó, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có 67% ý kiến đánh giá “đạt kết quả đáng phấn khởi”.

Theo daibieunhandan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử

Trong bảng xếp hạng chỉ số Chính phủ điện tử năm 2024, Việt Nam có vị trí thứ 71 trong 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, tăng 15 bậc so với năm 2022.
Thủ tướng kỷ luật Thứ trưởng Võ Thành Hưng cùng 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính

Thủ tướng kỷ luật Thứ trưởng Võ Thành Hưng cùng 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính

Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật khiển trách Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng và kỷ luật cảnh cáo 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hoà Bình: Cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng từng trường hợp đặc xá

Phó Thủ tướng Nguyễn Hoà Bình: Cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng từng trường hợp đặc xá

Chiều 18/9, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 chủ trì họp xét duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá năm 2024.
Chính phủ ban hành Nghị quyết nêu rõ phạm vi, đối tượng hỗ trợ ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ ban hành Nghị quyết nêu rõ phạm vi, đối tượng hỗ trợ ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ vừa ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh.
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc sáng 18/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Tìm kiếm giải pháp thiết thực, khả thi cho tương lai ngành điện tại Việt Nam

Tìm kiếm giải pháp thiết thực, khả thi cho tương lai ngành điện tại Việt Nam

Sáng ngày 18/9, Hội nghị Chuyển dịch Năng lượng tại Việt Nam diễn ra nhằm đưa ra giải pháp hỗ trợ chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam, đặc biệt cho ngành điện.
Tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024)

Tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024)

Hướng tới kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964-2/12/2024), Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn tuyên truyền về sự kiện.
Tàu hải quân Việt Nam lần đầu diễn tập phi tác chiến trên biển Australia

Tàu hải quân Việt Nam lần đầu diễn tập phi tác chiến trên biển Australia

Lần đầu tiên tàu Hải quân Việt Nam tham gia sự kiện diễn tập quốc tế Kakadu 2024 được tổ chức hai năm một lần tại thành phố Darwin, Australia.
Chính phủ yêu cầu khẩn trương miễn, giảm thuế, phí cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ yêu cầu khẩn trương miễn, giảm thuế, phí cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Hội nghị lần 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Hội nghị lần 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì đã khai mạc trọng thể.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm vì niềm tự hào dân tộc ta

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm vì niềm tự hào dân tộc ta

Thủ tướng cho rằng dù khó khăn bao nhiêu cũng phải phấn đấu hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm vì nhân dân, vì sự phát triển của đất nước...
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chúc ngành Công Thương

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chúc ngành Công Thương 'tâm vững, chí bền', hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chúc ngành Công Thương 'tâm vững, chí bền' để hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ do Chính phủ, nhân dân giao phó.
Phó Thủ tướng: Bức tranh kinh tế của ngành Công Thương thể hiện nhiều kết quả toàn diện

Phó Thủ tướng: Bức tranh kinh tế của ngành Công Thương thể hiện nhiều kết quả toàn diện

Vượt qua những khó khăn, ngành Công Thương đã đạt được kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và phát huy vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Thái Lan ấn tượng với kết quả hội nhập quốc tế của Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Thái Lan ấn tượng với kết quả hội nhập quốc tế của Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đánh giá cao kết quả hội nhập, đối ngoại của ngành Công Thương và cho biết, Thái Lan ấn tượng với kết quả hội nhập quốc tế của Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên:Ngành Công Thương giúp cân bằng và đóng góp tích cực tăng trưởng kinh tế đất nước

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên:Ngành Công Thương giúp cân bằng và đóng góp tích cực tăng trưởng kinh tế đất nước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, những kết quả ngành Công Thương đạt được trong 8 tháng qua có thể nói là một kỳ tích ấn tượng.
Xem xét trách nhiệm của người đứng đầu khi có cán bộ, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Xem xét trách nhiệm của người đứng đầu khi có cán bộ, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Thủ tướng yêu cầu xem xét trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi có nhiều cấp dưới vi phạm quy định về nồng độ cồn.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Toàn ngành Công Thương linh hoạt, kịp thời gỡ khó, huy động nguồn lực cho phát triển

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Toàn ngành Công Thương linh hoạt, kịp thời gỡ khó, huy động nguồn lực cho phát triển

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trong 8 tháng năm 2024 tiếp đà tăng trưởng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Chiều 17/9, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm truyền thống (9/1949-9/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Thủ tướng chỉ đích danh các địa phương chậm triển khai dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng chỉ đích danh các địa phương chậm triển khai dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng Chính phủ đánh giá công tác triển khai thi công các dự án giao thông trọng điểm ở nhiều địa phương vẫn còn chậm.
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể thành bão vào miền Trung

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể thành bão vào miền Trung

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên bão.
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Cụ bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua đời ngày 17/9, hưởng thọ 96 tuổi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ một số nước trình Quốc thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ một số nước trình Quốc thư

Sáng 17/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ các nước Sri Lanka, Áo và 14 Đại sứ kiêm nhiệm tới trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ

Sáng 17/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ đến trình Quốc thư và chào xã giao.
Chiều nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương

Chiều nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương

Theo chương trình công tác, chiều nay 17/9/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C (Phú Thọ).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động