Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Quyết tâm xây dựng Hòa Bình thành tỉnh phát triển bền vững.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hòa Bình đưa ra 4 khâu đột phá chiến lược nhằm đưa tỉnh phát triển nhanh, bền vững
Hòa Bình: Sản xuất công nghiệp và thương mại phục hồi sau đại dịch Hòa Bình: Đẩy nhanh hoàn thiện kết cấu hạ tầng, thúc đẩy liên kết vùng phát triển bền vững

Kinh tế địa phương có nhiều phát triển

Hòa Bình là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Quyết tâm xây dựng Hòa Bình thành tỉnh phát triển bền vững
Cam, bưởi... là đặc sản của Hòa Bình có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước

Bằng nhiều quyết tâm và nỗ lực, năm 2022 tỉnh Hòa Bình có 19/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết của Ðảng bộ tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm. Tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,03%; GRDP bình quân đầu người đạt 66,7 triệu đồng; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 6.410 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Ðặc biệt, từ năm 2021 đến nay, lần lượt các loại nông sản: cam, bưởi, nhãn, mía của Hòa Bình đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU). Ðó là sự nỗ lực của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh suốt thời gian qua.

6 tháng đầu năm 2023, cùng chung bối cảnh của cả nước và quốc tế hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn, thị trường, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, tạm ngưng hoạt động hoặc giải thể, một bộ phận lao động mất việc làm, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Thu hút đầu tư đạt thấp; thị trường bất động sản bị đình trệ; một số dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng chậm hoặc không triển khai. Nhưng với sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt và quyết tâm cao trong chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện các định hướng, giải pháp của Quốc hội, Chính phủ và của Tỉnh uỷ, kinh tế xã hội của tỉnh đã đạt được các kết quả khả quan.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 0,73%, trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,45%; công nghiệp - xây dựng giảm 2,05%; dịch vụ tăng 3,59%; thuế sản phẩm giảm 2,68%. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 19,06%; công nghiệp - xây dựng 41,64%; dịch vụ 34,60%; thuế sản phẩm 4,68%.

Trong đó, sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở công nghiệp gặp khó khăn về vốn, nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ phải ngưng hoặc thu hẹp sản xuất. GRDP ngành công nghiệp xây dựng giảm 2,05% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng công nghiệp sản xuất điện giảm 5,77%, công nghiệp chế biến chế tạo giảm 4,26%. Riêng công nghiệp khai khoáng tăng 21,3%, và sản xuất cung cấp nước 5,16%; nhưng tổng giá trị tăng thêm của hai ngành này chiếm tỷ trọng nhỏ trong GRDP ngành công nghiệp, chỉ chiếm khoảng 5%.

Đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tỉnh đã tổ chức thực hiện Chương trình bình ổn giá trên địa bàn tỉnh, có 05 doanh nghiệp tham gia chương trình, với tổng số tiền doanh nghiệp tự bình ổn là 52,7 tỷ đồng (tăng 12% so với năm trước). Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, đặc biệt là các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá; triển khai Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia nhân ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4/2023; tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu trên địa bàn và các địa phương khác trong cả nước; và triển khai nhiều chương trình, khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng; Thực hiện tốt công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trong 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 30.999 tỷ đồng, bằng 50,048 % kế hoạch năm, tăng 13,84% so với cùng kỳ năm trước; Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 771,470 triệu USD, tăng 11,79% so với cùng kỳ, đạt 45,51% kế hoạch năm; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 582,654 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ, đạt 47,41% kế hoạch năm.

Hoạt động du lịch tiếp tục đà phục hồi, trong 6 tháng đầu năm có 2.360.000 lượt khách du lịc đến tỉnh (trong đó khách quốc tế là 180.000 lượt) tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 67,4% kế hoạch năm; Tổng thu từ du lịch ước đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 59% kế hoạch năm 2023.

Với quyết tâm đổi mới, tạo đột phá trong phát triển kinh tế, UBND tỉnh đặc biệt coi trọng chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó, trọng tâm là cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước; xây dựng “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”; tranh thủ sự giúp đỡ về cơ chế, chính sách liên quan tới đầu tư.

Phấn đấu tăng trưởng hàng năm đạt từ 9% trở lên

Tỉnh Hòa Bình phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hàng năm đạt từ 9% trở lên; tổng vốn đăng ký đầu tư của các dự án trong nước đạt khoảng 80.000 tỷ đồng và khoảng 1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; đến năm 2025 diện tích đất các khu, cụm công nghiệp chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Tỉnh đang nỗ lực triển khai các giải pháp để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu đến năm 2025 kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước. Đến nay, việc thực hiện 04 khâu đột phá chiến lược đã đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông được tỉnh quan tâm, tranh thủ các nguồn ngân sách và hỗ trợ từ Trung ương kết hợp nội lực địa phương, tập trung phá vỡ các “điểm nghẽn”, hoàn thành một số công trình trọng điểm mang tính chiến lược như: Đường tỉnh 435 từ TP.Hòa Bình đi xã Suối Hoa (Tân Lạc); đường nối QL6 với đường Chi Lăng (TP.Hòa Bình); cầu Hòa Bình 2; cầu Hoà Bình 3…

Quyết tâm xây dựng Hòa Bình thành tỉnh phát triển bền vững
Thủy điện Hòa Bình có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình

Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tỉnh đã ban hành các văn bản phân công và gắn trách nhiệm cho các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm cải thiện từng chỉ số thành phần Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); thành lập tổ công tác hỗ trợ nhà đầu tư; tổ công tác chỉ đạo triển khai các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách và các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh; tổ công tác đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công... Tuy nhiên, việc tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng luôn là "điểm nghẽn". Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng và giảm thiểu chi phí không chính thức, từng bước cải thiện môi trường kinh doanh.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh đã tiến hành rà soát sắp xếp, xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) công lập theo hướng mở, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; tập trung đầu tư các ngành nghề trọng điểm như: Công nghệ ô tô, kỹ thuật điện, điện tử, công nghệ thông tin; nhà hàng, khách sạn, kỹ thuật chế biến món ăn;… Đẩy mạnh chuyển đổi số, gắn đào tạo nhân lực chất lượng cao với nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp; cân đối hợp lý tỷ lệ về trình độ lao động qua đào tạo, ngành nghề, số lượng đào tạo cho từng lĩnh vực, từng địa phương trong tỉnh; thực hiện tốt phân luồng giáo dục, đẩy mạnh hướng nghiệp sang học nghề đồng thời học văn hóa…

Ngoài cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 01 trong 04 khâu đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Việc hoàn thành lập quy hoạch sẽ là công cụ quan trọng làm cơ sở thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, phân bổ nguồn lực. Tỉnh đặt yêu cầu thực hiện khẩn trương, bảo đảm chất lượng, đáp ứng Luật Quy hoạch mới, từ đó quản lý chặt chẽ quy hoạch, tạo động lực thu hút các nguồn lực đầu tư để phát triển bền vững.

Với phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư”, Hòa Bình cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng để các doanh nghiệp phát triển ổn định lâu dài và thịnh vượng. Tỉnh thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ các nhà đầu tư, doanh nghiệp để nắm bắt thông tin, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sẵn sàng tiếp đón các doanh nghiệp khi đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư”.

Kim Tuyến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Vượt qua mọi khó khăn thách thức do chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024 ước đạt 23.730 tỷ đồng.
Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng cao

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng cao

Không chỉ dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài, 9 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ của Bắc Ninh tiếp tục tăng cao.
Thanh Hóa: Kinh tế tập thể tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho khu vực nông thôn

Thanh Hóa: Kinh tế tập thể tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho khu vực nông thôn

Những năm qua, kinh tế tập thể, hợp tác xã đang được tỉnh Thanh Hóa thúc đẩy mạnh mẽ, nhằm tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn
Điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1279/QĐ-TTg ngày 28/10/2024 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thái Bình đề xuất hỗ trợ phục hồi làng nghề truyền thống

Thái Bình đề xuất hỗ trợ phục hồi làng nghề truyền thống

Thái Bình có 141 làng nghề, trong đó 31 làng nghề không đáp ứng tiêu chí công nhận. Tỉnh đề xuất hỗ trợ để phục hồi sản xuất, cải thiện cơ sở hạ tầng làng nghề.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Nỗ lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt, bảo vệ môi trường

Quảng Ninh: Nỗ lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt, bảo vệ môi trường

Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và sự phát triển mạnh mẽ, Quảng Ninh đang đối mặt với thách thức lớn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Đồng Nai: Tân Phó Bí thư Thành ủy Biên Hòa là ai?

Đồng Nai: Tân Phó Bí thư Thành ủy Biên Hòa là ai?

Ông Nguyễn Phong An, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai được điều động, giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Biên Hòa kể từ ngày 1/11/2024.
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu được giao điều hành Tỉnh ủy Nghệ An

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu được giao điều hành Tỉnh ủy Nghệ An

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An được giao điều hành Tỉnh ủy Nghệ An đến khi kiện toàn chức danh Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Sau khi hứng chịu những thiệt hại nặng nề do bão Yagi gây ra, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực khôi phục sản xuất, nuôi trồng thủy sản.
Bắc Ninh kiên quyết xử lý các đơn vị làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bắc Ninh kiên quyết xử lý các đơn vị làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Toàn tỉnh Bắc Ninh mới giải ngân được khoảng 2.814 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 42,8% so với số vốn 3 cấp UBND tỉnh, huyện, xã phân bổ chi tiết.
Cần Thơ: Cơ hội trải nghiệm gian hàng ảo tại Tech4Agri CanTho 2024

Cần Thơ: Cơ hội trải nghiệm gian hàng ảo tại Tech4Agri CanTho 2024

Khách tham quan có cơ hội trải nghiệm các gian hàng ảo tại sự kiện “Chợ Công nghệ và thiết bị chuyên ngành nông nghiệp Cần Thơ 2024 - Tech4Agri Can Tho 2024”.
Lai Châu: Phát động cuộc thi tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Lai Châu: Phát động cuộc thi tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Sáng 28/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lai Châu phát động Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Dự án Chỉnh trang trục đường Thùy Vân, TP. Vũng Tàu có quy mô hơn 19 ha, tổng mức đầu tư 1.094 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước 30/4/2025.
Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp nhằm chuyển đổi phương thức phát triển du lịch từ "nâu" sang "xanh", gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thừa Thiên Huế: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 6

Thừa Thiên Huế: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 6

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp về hiện trường các địa điểm sạt lở bờ biển chỉ đạo công tác khắc phục những thiệt hại do bão số 6 gây ra.
Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Đòn bẩy' phát triển sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã lên sàn thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp bán hàng có thể tiếp cận và giữ chân khách hàng hiệu quả.
Thanh Hóa tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc

Thanh Hóa tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc

Tối 27/10, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc và khánh thành Khu lưu niệm.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cây lớn bật gốc, giao thông ùn tắc kéo dài

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cây lớn bật gốc, giao thông ùn tắc kéo dài

Sau cơn mưa lớn chiều nay (27/10), trên quãng đường hướng từ TP. Vũng Tàu đi lên TP. Bà Rịa, nhiều cây lớn bị bật gốc, đổ chắn ngang đường, gâyh tắc giao thông.
Phú Thọ: Sẽ phá dỡ các phần còn lại của cầu Phong Châu

Phú Thọ: Sẽ phá dỡ các phần còn lại của cầu Phong Châu

Sở Giao thông vận tải Phú Thọ đã lên phương án phá dỡ các nhịp cầu, các trụ còn lại của cầu Phong Châu bị sập.
Chuyển đổi số ở Lạng Sơn: Những dấu ấn tích cực của một địa phương miền núi

Chuyển đổi số ở Lạng Sơn: Những dấu ấn tích cực của một địa phương miền núi

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số được tỉnh Lạng Sơn triển khai tích cực, góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

Theo Cục Thuế tỉnh An Giang, tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng, bằng 94% dự toán của năm, bằng 109% so cùng kỳ năm 2023.
Quảng Nam: Bão số 6 khiến 2 người bị thương, 13 nhà bị tốc mái, xuất hiện sụt lún

Quảng Nam: Bão số 6 khiến 2 người bị thương, 13 nhà bị tốc mái, xuất hiện sụt lún

Chiều 27/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam báo cáo nhanh sơ bộ tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 6 (bão Trà Mi)
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động