Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 09:09

Ra mắt phần mềm nhận diện biểu cảm khuôn mặt

Ngày 01/4 tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Vitalify Asia (Vitalify Asia Co., Ltd) và Tập đoàn đa quốc gia Vitalify (Vitalify Inc) đã cho ra mắt và chính thức cung cấp phần mềm ứng dụng “MAL Face Emotion” - bộ công cụ phát triển phần mềm (Software Development Kit – SDK) sử dụng trí tuệ nhân tạo (Aritficial Interllingence  - AI) để nhận diện biểu cảm khuôn mặt qua hình ảnh tại thị trường Việt Nam

Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và AI (phần mềm ứng dụng do con người tạo ra có thể tự động thực hiện các hành vi thông minh như khả năng cư xử giao tiếp với con người, có thể học hỏi và thích ứng thông minh với nhiều tính huống), công nghệ nhận diện khuôn mặt (Facial Recognition Technology), dù ra đời, đã và đang được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống (như: tính năng gắn thẻ của Facebook, hay Apple sử dụng cho Face ID,…) chưa lâu, song đã được xem là “quá khứ”. Giờ đây, các công ty công nghệ lớn trên thế giới đang tích cực phát triển, nâng cấp công nghệ nhận diện khuôn mặt lên một bước cao hơn: Công nghệ phát hiện biểu cảm, cảm xúc qua khuôn mặt người trên nền tảng AI.

Giao diện phần mềm tích hợp AI “MAL Face Emotion”

Có rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích tại sao phát hiện cảm xúc của một người lại có thể hữu ích. Tuy nhiên, một lý do rất đáng quan tâm (ở đây chỉ nêu vấn đề trong giới hạn lĩnh vực kinh doanh, không đề cập đến trường hợp ứng dụng trong lĩnh vực thực thi pháp luật hay tư pháp… ), là đối với các doanh nghiệp trong thời đại số, khi mà dữ liệu người dùng trở thành tài nguyên quý giá, thì công nghệ nhận diện biểu cảm, cảm xúc trên khuôn mặt con người sẽ giúp người sử dụng biết được mức độ quan tâm, phản ứng của người tiêu dùng với sản phẩm, dịch vụ của mình. Từ đó, giúp doanh nghiệp có cơ sở để đưa ra những chiến lược điều chỉnh hợp lý.

Hơn thế, thấu hiểu cảm xúc hiện tại của khách hàng sẽ cho phép các doanh nghiệp biết được cách mà họ nên ứng xử và đưa ra những sản phẩm, dịch vụ nào phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể nào.

Vì vậy, ứng dụng có tính năng nhận biết biểu cảm, cảm xúc nhằm nắm bắt tâm lý con người sẽ trở thành “chìa khóa vàng” mở cửa thành công của doanh nghiệp trên mặt trận marketing và bán hàng.

Cũng trong xu thế đó, ngày 01//4/2020 tại TP. Hồ Chí Minh, Vitalify Asia Co., Ltd và Vitalify Inc, sau một thời gian nghiên cứu, phát triển, đã cho ra mắt và chính thức cung cấp phần mềm ứng dụng “MAL Face Emotion” - bộ công cụ phát triển phần mềm sử dụng AI để nhận diện biểu cảm khuôn mặt qua hình ảnh tại thị trường Việt Nam.

Theo đại diện hai đơn vị, phần mềm “MAL Face Emotion” cho phép nhận diện biểu cảm của từng khuôn mặt có trong hình với khả năng nhận diện 5 loại biểu cảm, gồm: bình thường, vui, buồn, giận dữ và ngạc nhiên.

Mỗi biểu cảm này sẽ được “MAL Face Emotion” số hóa trong thang giá trị từ 0 - 100, và được nhận diện ngay tức thì. Điểm đáng chú ý là phần mềm “MAL Face Emotion” có khả năng chạy độc lập trên thiết bị sử dụng các hệ điều iOS hay Android mà không cần kết nối với máy chủ, do đó, phần mềm có thể hoạt động nhanh và hiệu quả.

Tại buổi lễ ra mắt phần mềm “MAL Face Emotion”, ông Hà Quốc Hiền - Phó giám đốc Vitalify Asia Co., Ltd – cho biết, công ty sẽ cung cấp phầm mềm “MAL Face Emotion” tới các khách hàng dưới dạng bộ công cụ phát triển phần mềm (Software Development Kit - SDK) cho phép tích hợp vào các ứng dụng và dịch vụ của khách hàng. Đồng thời, công ty cũng cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng thực hiện việc tích hợp và tùy chỉnh tính năng vào ứng dụng và dùng thử miễn phí.

Ông Hà Quốc Hiền cho biết thêm, theo đánh giá của nhiều tập đoàn công nghệ đa quốc gia và các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực phát triển, ứng dụng phần mềm nhận diện cảm xúc khuôn mặt thì quy mô thị trường trên toàn cầu đạt giá trị khoảng 5,8 tỷ USD trong năm 2016 và dự kiến sẽ đạt tới 33,9 tỷ USD vào năm 2023.

Vì vậy “Chúng tôi đã cho ra đời bộ công cụ phát triển SDK nhằm hỗ trợ cho các đối tác, khách hàng có thể tích hợp nhanh vào ứng dụng của mình" – ông Hiền nói.

Hoàng Châu
Bài viết cùng chủ đề: Cách mạng công nghiệp 4.0

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Người dùng thích ứng ra sao sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học?