Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội khởi công năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2015, nhưng sau bốn lần lùi tiến độ, mốc mới toàn tuyến dự kiến là năm 2027. Tuyến đường dài 12,5 km, với 8 ga trên cao, 4 ga ngầm, đi qua 6 quận, gồm: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Sau 3 năm chờ đợi, robot đào hầm TBM của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội chính thức hoạt động vào sáng nay. Robot đào hầm này là cỗ máy nặng khoảng 800 tấn do hãng Herrenkecht (Đức) chế tạo với công nghệ TBM (Tunnel Boring Machine).
Máy có nhiều bộ phận phức tạp như đầu cắt, khiên đào, tay trộn, buồng điều áp, xi lanh đẩy, hệ thống vận chuyển đất thải... Việc đưa robot vào thi công sẽ đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo tính chính xác, giảm thiểu tác động tới môi trường xung quanh.
Theo kế hoạch, một trong 2 máy khoan TBM sẽ vận hành trước. Máy khoan ngầm số 1 có tên "Thần tốc" sẽ bắt đầu khoan từ ga ngầm S9 (Kim Mã) tại độ sâu 17.8 m và hướng về phía ga ngầm S10 (Cát Linh). Sau một thời gian vận hành máy số 1, máy khoan số 2 có tên "Táo bạo" sẽ bắt đầu quá trình khoan hầm.
Mỗi ngày, robot TBM sẽ khoan được khoảng 10 m, khoan đến đâu lắp vỏ hầm đến đấy. Khối lượng phế thải trong quá trình đào hầm sẽ được tập kết và đưa ra khỏi công trường bằng xe tải.
Trên lộ trình máy khoan đi qua có 6 tòa nhà thuộc diện phải phá dỡ, 42 tòa nhà thuộc diện tạm cư 1 tháng. MRB đã hoàn thành chi trả tiền đền bù, tạm cư cho các hộ dân. Các hộ đều đã ký biên bản thỏa thuận và cam kết bàn giao nhà theo kế hoạch thi công.
MRB cũng đã lắp đặt các thiết bị quan trắc trên đường và tại các nhà bị ảnh hưởng để theo dõi mức độ xê dịch, chuyển vị của công trình dưới tác động của máy đào.
Tính đến nay, tiến độ thi công tổng thể gói thầu CP03 (hầm và các ga ngầm) của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội đạt 43,4%, trong đó phần các ga ngầm đạt 49,4%, phần hầm đạt 39,4%.
Nhà thầu chính thực hiện gói thầu CP03 của dự án là Liên danh HyunDai & Ghella (HGU). Nhà thầu trực tiếp vận hành việc khoan hầm bằng máy TBM là Công ty FECON.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Vuasanca ghi nhận vào sáng ngày 30/7 tại khu vực đào hầm metro Nhổn - ga Hà Nội:
Máy TBM cho ống hầm số 1 (phía nam) sẽ bắt đầu khoan từ Ga S9-Kim Mã vào sáng hôm nay. |
Từ vị trí này, sau khi khởi chạy cho 240 m đầu tiên, máy khoan hầm sẽ tăng tốc đến tốc độ tiêu chuẩn để tiếp cận Ga S10 vào tháng 1/2025 và khoan đến điểm cuối là Ga S12-Trần Hưng Đạo vào tháng 10/2025. |
2 robot đào hầm do hãng Herrenkecht (Đức) chế tạo theo công nghệ TBM (Tunnel Boring Machine), có chiều dài hơn 100 m, nặng khoảng 850 tấn. |
Bộ phận khiên đào có đường kính 6,55 m, nặng 63,3 tấn, gồm các bộ phận chính như đầu cắt, lưỡi cào, dụng cụ xới và các răng gàu xúc… được thiết kế phù hợp tối ưu với địa chất của Hà Nội. |
Đây là vị trí điểm khoan đầu tiên mà roto TBM thực hiện vào sáng ngày 30/7. |
Robot TBM gồm phần khiên đào và hệ thống phụ trợ phía sau, với tổng chiều dài hơn 100 m. |
Toàn cảnh vận hành 2 robot đào hầm của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội. |
Để chuẩn bị cho việc vận hành máy khoan hầm, mỗi ngày có 150 người gồm những chuyên gia vận hành máy TBM, vận hành cánh tay robot lắp vỏ hầm... kiểm tra toàn bộ hệ thống, đảm bảo cho việc vận hành an toàn. |
Máy khoan ngầm số 1 có tên "Thần tốc" sẽ bắt đầu khoan từ ga ngầm S9 (Kim Mã) tại độ sâu 17.8 m và hướng về phía ga ngầm S10 (Cát Linh). Sau một thời gian vận hành máy số 1, máy khoan số 2 có tên "Táo bạo" sẽ bắt đầu quá trình khoan hầm. |
Khu vực nâng hạ là nơi vận chuyển các thiết bị, máy móc hỗ trợ cần thiết cho quá trình đào hầm. |
Bể kỹ thuật phục vụ quá trình thi công có tác dụng thu gom nước, trung chuyển vật liệu và chất thải tại các ga ngầm. |
Đến thời điểm hiện tại, tiến độ tổng thể chung của dự án đạt khoảng 77,7%, trong đó đoạn trên cao đạt 99,5%, dự kiến hoạt động cuối năm nay 2023. Đoạn ngầm đã hoàn thành 36,5%. |
Dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội tuyến Nhổn - ga Hà Nội có tổng chiều dài tuyến chính 12,5 km, trong đó đoạn đi trên cao dài 8,5 km, đoạn đi ngầm khoảng 4 km, 1 depot tại phường Minh Khai, huyện Bắc Từ Liêm. Công trình sử dụng đường sắt khổ đôi 1.435 mm, gồm 8 nhà trên cao, 4 ga ngầm, đi qua 6 quận, gồm: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm và Ba Đình. Ngoài dự án này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết dự án vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội đã có 6/7 dự án thành phần đang thực hiện, một dự án đang chuẩn bị. 3 dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hiện cơ bản đạt tiến độ đề ra, thu hồi 95,2% diện tích đất trên toàn tuyến. |