Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 15:39

Sản phẩm số của VNPT “chinh phục” Make in Vietnam 2023

Tập đoàn VNPT có 6 sản phẩm công nghệ số được vinh danh và trao Giải thưởng tại Make in Vietnam 2023 do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Quảng Ninh.

Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Vietnam 2023 do Bộ Thông tin vàTruyền thông tổ chức sáng 11/12 tại Quảng Ninh trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam lần thứ 5.

Sản phẩm công nghệ số của VNPT “chinh phục” Make in Vietnam 2023

Đây là năm thứ 4 Giải thưởng Make in Viet Nam được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức nhằm tôn vinh những sản phẩm công nghệ số xuất sắc mang tự hào trí tuệ Việt Nam có tác động, ảnh hưởng lớn đến việc đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số, góp phần thúc đẩy chính phủ số, kinh tế số, và xã hội số tại Việt Nam.

Make in Viet Nam 2023 gồm 5 hạng mục giải thưởng, gồm: Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho Chính phủ số; Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho kinh tế số (KTS); Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho xã hội số (XHS); Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho thị trường nước ngoài và Sản phẩm công nghệ số tiềm năng. Kết quả đã có 43 sản phẩm được tôn vinh tại TOP 10 ở từng hạng mục.

Trong đó, sản phẩm “Dịch vụ Chứng thực kỹ thuật số theo mô hình ký số từ xa - VNPT SmartCA” của VNPT nhận giải Bạc ở hạng mục sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho xã hội số.

VNPT SmartCA là dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa Made In Việt Nam đạt tiêu chuẩn châu Âu (eIDAS) và được cấp phép bởi Bộ Thông tin và Truyền thông vào tháng 10/2021. VNPT SmartCA là đơn vị đầu tiên đạt đủ điều kiện về Quy trình, Công nghệ để xác thực định danh và cung cấp chữ ký số cho công dân bằng phương thức điện tử sử dụng eKYC giúp việc sở hữu 01 chữ ký số cá nhân trở nên dễ dàng, thuận tiện. Là niềm tự hào của Tập đoàn VNPT về một sản phẩm Make In Viet Nam, VNPT SmartCA đã và đang trở thành chìa khóa để hình thành một công dân số giúp các giao dịch trên môi trường số được đảm bảo tính xác thực an toàn và dễ dàng tiếp cận với mọi công dân.

Đến nay, chữ ký số VNPT SmartCA đã được hơn 200,000 giáo viên, bác sỹ sử dụng trong các công việc chuyên môn nghiệp vụ: giáo án, học bạ điện tử,… đơn thuốc, bệnh án điện tử,… giúp tiết kiệm 85% thời gian và chi phí so với việc sử dụng hồ sơ giấy truyền thống, đặc biệt là trong các hoạt động tạo, gửi, lưu trữ, tìm kiếm các hồ sơ trước đây. VNPT SmartCA hiện đã được triển khai trên toàn bộ 63 Tỉnh/Thành phố và là dịch vụ dẫn đầu tuyệt đối với trên 58% thị phần chữ ký số cá nhân theo mô hình ký số từ xa trên toàn quốc. VNPT SmartCA đặt mục tiêu cung cấp trên 10 triệu Chữ ký số cá nhân trên toàn quốc đến năm 2025 và tiếp tục dẫn đầu về thị phần chữ ký số cá nhân trong các năm tiếp theo.

Ở hạng mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho Chính phủ số”, phần mềm quản lý cán bộ công chức, viên chức (VNPT CCVC của VNPT đã giành được giải Đồng).

Nằm trong khối Chính phủ số, giải pháp quản lý toàn trình cán bộ công chức viên chức (CBCCVC) là giải pháp tổng thể được thiết kế, xây dựng để triển khai cho các cơ quan nhà nước, và các đơn vị sự nghiệp … Giải pháp xử lý toàn trình CBCCVC từ định biên, đến tuyển dụng, đào tạo, thay đổi công tác, …của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong suốt quá trình công tác. VNPT đã triển khai thành công hệ thống về CBCCVC của Bộ Nội vụ và thời gian qua, 2.3 triệu cán bộ công chức viên chức đã sử dụng sản phẩm.

Cũng ở hạng mục Giải thưởng sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho Chính phủ số, VNPT còn có 3 sản phẩm lọt vào TOP 10, gồm: Payment Platform; Phần mềm Một cửa liên thông - VNPT iGate và Ứng dụng công dân số - vnCitizens.

Sản phẩm “Phần mềm hộ cá thể kinh doanh - VNPT HKD” của VNPT cũng đã lọt TOP 10 ở hạng mục Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho kinh tế sốcủa Make in Vietnam 2023

Hồng Mai
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế số

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Người dùng thích ứng ra sao sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học?