Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 01:36

Sản xuất gạo ngon nhất thế giới trên cao nguyên M’nông

Tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, vùng sản xuất lương thực lớn nhất tỉnh, giống gạo ngon nhất thế giới đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Cánh đồng lúa nước xã Buôn Choáh (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) nằm cạnh dòng sông Krông Nô. Với đặc thù thổ nhưỡng chủ yếu là đất thịt, sâu trũng, phù hợp với sản xuất lúa nước, huyện Krông Nô xác định đây là cây trồng mũi nhọn, trọng tâm của xã Buôn Choáh.

Huyện Krông Nô là vùng sản xuất lương thực lớn nhất tỉnh Đắk Nông

Nắm lợi thế này, năm 2011, xã Buôn Choáh bắt tay xây dựng cánh đồng mẫu lớn, phát triển nền kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Với mục tiêu hình thành vùng chuyên canh trồng lúa, xã Buôn Choáh định hướng và khuyến khích các hộ tham gia dồn điền đổi thửa, giảm dần sổ thửa/hộ, tạo ra các thửa ruộng lớn. Ngành chức năng khuyến khích các hộ tham gia chỉnh trang, san gạt đồng ruộng… Xã xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lúa nước, đưa các giống lúa mới vào sản xuất. Người nông dân được tiếp cận với quy trình sản xuất, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật làm tăng năng suất, giảm chi phí.

Năm 2018, huyện Krông Nô mua giống lúa ST24 để cấp cho các hộ dân tại xã Buôn Choáh trồng thử nghiệm. Kết quả, vụ hè thu 2018, lúa ST24 có những ưu điểm vượt trội so với các giống lúa sản xuất đại trà tại địa phương về khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng gạo. Từ kết quả này, vụ đông xuân 2018 – 2019, huyện đã triển khai mô hình thâm canh lúa ST24 lên 25 ha. Từ thực tế sản xuất, giống lúa ST24 có những đặc tính nỗi bật, cây cứng và cao, bản lá ít mo, lá xanh bền, lâu tàn nên nuôi hạt tốt. Giống lúa ST24 chịu phèn, mặn tốt; không nhiễm bệnh đốm sọc; không bị đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông; nhiễm nhẹ cháy bìa lá nếu bón thừa phân; ít nhiễm bệnh khô vằn; bông lúa to và dày nách, ít lép. Giống lúa ST24 còn thích ứng tốt với điều kiện thời tiết biến đổi, năng suất ổn định. Nếu thâm canh tốt, có thể đạt năng suất gần 10 tấn/ha.

Sản xuất gạo ngon nhất thế giới giúp nâng cao đời sống người dân huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông)

Gia đình ông Y Kri có 1 ha sản xuất lúa ST24 trên cánh đồng Buôn Choáh từ những ngày đầu giống lúa được đưa về địa phương. Ông Y Kri đánh giá, qua nhiều năm trồng và chăm sóc tôi nhận thấy giống lúa này sinh trưởng, phát triển tốt và khả năng kháng bệnh cao hơn hẳn so với các giống lúa trước đây. Tôi ước tính năng suất lúa đạt 10 tấn/ha, cao hơn so với giống lúa khác khoảng 2 tấn. Không chỉ được mùa, giống lúa ST24 còn được giá hơn hẳn so với giống lúa khác.

Gạo ST24 do nhóm nhà khoa học của Sóc Trăng lai tạo, phát triển, đã được công nhận là “Gạo ngon nhất thế giới 2019” tại Hội nghị thương mại gạo thế giới, được tổ chức tại Manila (Philippines).

Ông Doãn Gia Lộc, trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Nô cho hay, vụ đông xuân 2019 – 2020, huyện Krông Nô đã hỗ trợ người dân mở rộng diện tích lúa ST24 khoảng 50 ha. Hiện nay, gạo thương phẩm ST24 trên thị trường đang được người tiêu dùng chuộng. Việc đưa giống lúa ST24 vào sản xuất đã từng bước thay thế giống lúa cũ bị thoái hóa mang lại những kết quả khả quan cho người dân, góp phần nâng cao đời sống, phát triển nông nghiệp bền vững. Toàn huyện Krông Nô đã xuống giống được hơn 400ha lúa ST24, bên cạnh đó, một số nơi đã thí điểm trồng giống lúa ST25. Việc hình thành cánh đồng mẫu lớn, sản xuất theo quy trình đã tạo điều kiện cho nông dân Buôn Choáh tiếp cận và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, giúp người sản xuất tiết kiệm ngày công, sức lao động, chi phí giống, vật tư phân bón… nâng cao sản lượng, chất lượng hàng hóa lúa gạo Buôn Choáh.

Lúa gạo Buôn Choáh đang được thị trường đón nhận tích cực

Toàn huyện Krông Nô có khoảng 700 ha sản xuất giống lúa ST24, ST25. Có 2 hợp tác xã trồng lúa đang hoạt động hiệu quả, có các sản phẩm đạt các chứng nhận OCOP hạng 3 hoặc 4 sao. Tháng 1/2021, UBND tỉnh Đắk Nông, công nhận vùng sản xuất lúa Buôn Choáh là vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của tỉnh. Huyện Krông Nô đã xây dựng được nhãn hiệu "Lúa gạo Buôn Choáh" gắn với Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Với những lợi thế sẵn có về vùng đất của núi lửa trong hệ thống Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, huyện tích cực hỗ trợ người dân, các HTX có điều kiện đầu tư dây chuyền sơ chế, chế biến, đóng gói sản phẩm gạo Buôn Choáh, xúc tiến thương mại.

Đức An

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than