Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Sắp xếp lại, quản lý tài sản công: Vì sao chưa xử lý dứt điểm?

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã thực hiện công tác quản lý, sử dụng tài sản công đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn chưa thể hoàn thành xử lý dứt điểm.
Quy định mới về sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Phê duyệt, quản lý gần 30.000 cơ sở nhà, đất bộ, ngành

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến 31/5/2022, Bộ Tài chính đã lập cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công cập nhật thông tin đối với 6 loại tài sản gồm: đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; nhà thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô các loại; tài sản cố định khác; công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, tổng nguyên giá tài sản công đã cập nhật tại cơ sở dữ liệu là 6.214.097,89 tỷ đồng, tổng giá trị còn lại của tài sản công đã cập nhật tại cơ sở dữ liệu là 4.851.940,48 tỷ đồng.

Cho đến nay, số lượng tài sản là đất trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đã cập nhật tại cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công là 149.069 tài sản, với tổng nguyên giá là 975.700,34 tỷ đồng. Số lượng nhà thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đã cập nhật là 325.412 tài sản, với tổng nguyên giá là 438.401,58 tỷ đồng, tổng giá trị còn lại là 275.258,34 tỷ đồng.

Đồng thời, trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ đã phê duyệt mới phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 148 cơ sở nhà, đất của khối bộ, cơ quan trung ương. Trong đó, số cơ sở nhà, đất do doanh nghiệp nhà nước quản lý được phê duyệt phương án là 26 cơ sở.

Lũy kế đến 30/6/2022, Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án đối với 29.712 cơ sở nhà, đất thuộc quản lý của các bộ, cơ quan trung ương, trong đó, số cơ sở nhà, đất do doanh nghiệp nhà nước quản lý được phê duyệt phương án là 18.355 cơ sở.

Sắp xếp lại, quản lý tài sản công: Vì sao chưa xử lý dứt điểm?
Nhiều tài sản công là đất đai bị bỏ hoang tại TP.HCM (ảnh Zing)

Tại một số địa phương, như Hà Nội, báo cáo tổng hợp của Đoàn giám sát của HĐND TP. Hà Nội cho biết: Thời gian qua UBND thành phố đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 10.711 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích đất 43.791.407m2, diện tích nhà 9.919.172m2 thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc.

Việc sắp xếp nhà, đất đã thống kê được các cơ sở nhà, đất dôi dư, sử dụng không đúng quy định để xử lý. Thành phố đã xử lý 653 cơ sở, với 5.821.542m2 đất và 359.503m2 nhà. Trong đó, giai đoạn từ khi Nghị định số 167/2017/ NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ có hiệu lực đến nay, thành phố đã phê duyệt 427 cơ sở nhà, đất.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc và sắp xếp lại, xử lý tài sản công (chủ yếu là nhà, đất) đã tạo quỹ đất để đầu tư xây dựng, phát triển đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Song Bộ Tài chính cũng cho rằng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Việc chuyển đổi chủ sở hữu vốn nhà nước từ các bộ, ngành sang Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến tiến độ sắp xếp các cơ sở nhà, đất đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Việc quản lý, sử dụng tài sản công có đơn vị chưa chặt chẽ, cho mượn, cho thuê không đúng quy định. Các bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công

Tồn tại này vẫn còn xảy ra tại một số địa phương, đơn cử như Đà Nẵng. Tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng vào sáng 13/7/2022, đại biểu Trần Thắng Lợi cho hay, thành phố hiện có 1629/1644 cơ sở nhà, đất công chưa có phê duyệt phương án sắp xếp lại và xử lý. Cụ thể như khu đất tại Bệnh viện Phục hồi chức năng thành phố. Hiện nay đã chuyển về phường Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ), còn cơ sở cũ nằm ở vị trí đắc địa mặt tiền đường Võ Nguyên Giáp (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) hiện không có phương hướng sắp xếp, xử lý dẫn đến lãng phí, làm mất mỹ quan.

Trong khi đó, tại Hà Nội, theo đánh giá của đoàn giám sát cho thấy: Quá trình quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của thành phố vẫn còn một số hạn chế hạn chế, vi phạm trong thời gian dài, chưa được xử lý dứt điểm. Thành phố chưa có cơ chế, chính sách để khai thác hiệu quả một số tài sản công là nhà, đất tại các cơ quan nhà nước khi chưa sử dụng hết công suất...

Quyết liệt từ Trung ương đến địa phương

Để khắc phục những hạn chế này, thời gian qua, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều quy định nhằm quản lý chặt chẽ trụ sở là tài sản công tại các địa phương, doanh nghiệp.

Theo đó, Bộ đã ban hành công văn về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong công tác quản lý tài sản công; trong đó đã đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý tổ chức quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công được giao đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch. Đẩy mạnh việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công, ưu tiên sắp xếp nhà đất của các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc danh mục cổ phần hóa và các trường hợp sắp xếp lại bộ máy tổ chức. Rà soát, kiểm tra quá trình thực hiện để đẩy nhanh tiến độ, kịp thời xử lý sai phạm.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc đăng tải thông tin đấu thầu, đấu giá, niêm yết giá khi thực hiện mua sắm, thuê tài sản, sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết, bán, chuyển nhượng tài sản công, cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng… theo quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đấu giá khi bán, chuyển nhượng tài sản công; xử lý nghiêm các sai phạm. Song song với các biện pháp trên thì công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát cũng cần được đẩy mạnh.

Sắp xếp lại, quản lý tài sản công: Vì sao chưa xử lý dứt điểm?
Thời gian tới, Bộ Tài chính và các địa phương sẽ triển khai nhiều giải pháp để quản lý tài sản công (ảnh minh họa)

Tại một số địa phương như Hà Nội, trong kỳ họp thứ 7, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI (diễn ra trong tháng 7/2022) HĐND thành phố yêu cầu UBND thành phố đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ pháp lý về nhà, đất đối với các cơ sở nhà, đất đang được giao quản lý, sử dụng, khẩn trương hoàn thành rà soát, lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất. Kiên quyết thu hồi tài sản công không sử dụng, sử dụng không đúng quy định. Xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm thực hiện nghĩa vụ tài chính kéo dài. Đối với các điểm nhà đất chưa sử dụng cần có phương án xử lý kịp thời, tránh lãng phí. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, chuyên đề và đột xuất để kịp thời phát hiện, uốn nắn, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm. Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công.

Để đẩy nhanh tiến độ xử lý, quản lý tài sản công, UBND tỉnh Thái Bình cũng đã chỉ đạo đẩy nhanh việc báo cáo kê khai, lập phương án xử lý đối với nhà, đất phải sắp xếp lại tài sản công để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xử lý dứt diểm trình trạng sử dụng tài sản công chưa đúng quy định. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về đấu giá khi bán, chuyển nhượng tài sản công, quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về thẩm định giá và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công khi xác định giá khởi điểm để bán đấu giá, xác giá bán khi thực hiện phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Có phương án chuyển mục đích sử dụng đất, bán, chuyển nhượng, thu hồi nhà, đất, chuyển giao nhà, đất về địa phương quản lý, xử lý. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc danh mục cổ phần hóa phải thực hiện nghiêm quy định về lập, phê duyệt phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và pháp luật về đất đai.

Hoàng Thế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Tài chính yêu cầu nhanh chóng bố trí ngân sách hỗ trợ người dân do bão số 3

Bộ Tài chính yêu cầu nhanh chóng bố trí ngân sách hỗ trợ người dân do bão số 3

Tối 9/9, Bộ Tài chính có công điện gửi UBND, sở tài chính các tỉnh và các đơn vị liên quan khắc phục thiệt hại và các sự cố bão số 3 (bão Yagi) gây ra.
Khách hàng chịu thiệt hại bởi bão Yagi được xét miễn giảm lãi vay

Khách hàng chịu thiệt hại bởi bão Yagi được xét miễn giảm lãi vay

Sau cuộc tàn phá của siêu bão Yagi, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét miễn giảm lãi vay cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Xuất hiện giả mạo website Kho bạc Nhà nước để lừa đảo, cơ quan chức năng nói gì?

Xuất hiện giả mạo website Kho bạc Nhà nước để lừa đảo, cơ quan chức năng nói gì?

Trước tình trạng giả mạo website Kho bạc Nhà nước, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân tuyệt đối cẩn trọng trước các cuộc gọi, email không rõ nguồn gốc.
Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại bởi bão số 3

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại bởi bão số 3.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên tiếp báo lỗ, một công ty bị nghi ngờ khả năng hoạt động

Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên tiếp báo lỗ, một công ty bị nghi ngờ khả năng hoạt động

Lỗ lũy kế gần 173 tỷ đồng, Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bị đơn vị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.

Tin cùng chuyên mục

VN-Index phục hồi hơn 13%, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?

VN-Index phục hồi hơn 13%, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?

Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chưa hoàn toàn hồi phục nhưng các quỹ mở vẫn duy trì được mức lợi nhuận đáng chú ý trong 8 tháng đầu năm 2024.
Quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế

Quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế

Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu các đơn vị thuộc cấp đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế.
Nóng tình trạng doanh nghiệp dùng hóa đơn

Nóng tình trạng doanh nghiệp dùng hóa đơn 'hợp thức' hàng lậu: Bộ Tài chính nói gì?

Theo Bộ Tài chính, ngoài việc mua, sử dụng hóa đơn không hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng hóa đơn để hợp thức hóa hàng lậu.
Ngân hàng tìm cách đa dạng vốn trung và dài hạn

Ngân hàng tìm cách đa dạng vốn trung và dài hạn

Không chỉ phát hành trái phiếu, số lượng ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi nhằm hút vốn trung và dài hạn cũng nhiều lên trong thời gian gần đây.
Sắp hoàn thành việc thanh tra 2 ngân hàng, 4 doanh nghiệp vàng

Sắp hoàn thành việc thanh tra 2 ngân hàng, 4 doanh nghiệp vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang tập trung nguồn lực để hoàn thành việc thanh tra đối với 2 tổ chức tín dụng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng như đã công bố.
Vì sao cổ phiếu VNZ của ông chủ mạng xã hội Zalo bị bán mạnh?

Vì sao cổ phiếu VNZ của ông chủ mạng xã hội Zalo bị bán mạnh?

Kết phiên giao dịch sáng nay 6/9, giới đầu tư có dấu hiệu muốn bán ra cổ phiếu VNZ của doanh nghiệp này.
Bộ nào thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng mạnh nhất?

Bộ nào thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng mạnh nhất?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 8 tháng đạt 6,1 nghìn tỷ đồng, tăng 34,6%, cao nhất trong số các bộ.
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng tăng gần 18%

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng tăng gần 18%

Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2024 ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán năm và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước.
Thu hút FDI 8 tháng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái

Thu hút FDI 8 tháng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái

8 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn xanh

Điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn xanh

Không chỉ các ngân hàng trong nước, hiện dòng vốn xanh từ thị trường quốc tế muốn đầu tư vào Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt vẫn khó tiếp cận.
Tỷ giá ngân hàng ‘chạm đáy’ so với cuối quý I/2024

Tỷ giá ngân hàng ‘chạm đáy’ so với cuối quý I/2024

Diễn biến của tỷ giá tiếp tục xu hướng đi xuống, cả ở các ngân hàng thương mại và thị trường tự do.
CEO Kinh Bắc có thu nhập

CEO Kinh Bắc có thu nhập 'khủng' 17 tỷ đồng/năm, cao nhất trong giới quản trị

Theo FiinGroup, trong năm 2023, thu nhập của CEO Tổng công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc (KBC) là 17 tỷ đồng, cao nhất trong các công ty được khảo sát.
Dịch vụ xuất khẩu nào được hưởng thuế suất 0%?

Dịch vụ xuất khẩu nào được hưởng thuế suất 0%?

Một trong những vấn đề được quan tâm tại dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) là quy định về thuế suất 0% đối với dịch vụ xuất khẩu.
Lãi suất trái phiếu nhà băng nào lập đỉnh, hút nhà đầu tư?

Lãi suất trái phiếu nhà băng nào lập đỉnh, hút nhà đầu tư?

Với mức lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm từ khoảng 2 - 2,5%, trái phiếu ngân hàng đang trở thành lựa chọn hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Quy định mới về đối tượng phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

Quy định mới về đối tượng phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

Thông tư 44/2024/TT-NHNN vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành có nội dung mới quy định về đối tượng phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Tham vấn chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút đầu tư trong giai đoạn mới

Tham vấn chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút đầu tư trong giai đoạn mới

Ngày 4/9, tại diễn ra Hội thảo “Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi): Tham vấn về chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút đầu tư trong giai đoạn mới”.
Chuyển tiền quốc tế trên PVConnect, nhận nhiều ưu đãi từ PVcomBank

Chuyển tiền quốc tế trên PVConnect, nhận nhiều ưu đãi từ PVcomBank

PVcomBank tiếp tục “chiêu đãi” khách hàng với loạt ưu đãi hấp dẫn cho dịch vụ chuyển tiền quốc tế online trên ứng dụng PVConnect đến hết năm 2024.
Đề xuất kéo dài thời hạn góp vốn điều lệ lên 180 ngày

Đề xuất kéo dài thời hạn góp vốn điều lệ lên 180 ngày

Đề xuất kéo dài thời hạn góp vốn điều lệ lên 180 ngày tại Luật Doanh nghiệp sửa đổi để nhà đầu tư có thời gian xử lý các thủ tục hành chính liên quan.
VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng

VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu với tăng trưởng tín dụng ở mức cao, thực chất, bền vững ngay từ đầu năm 2024
Tăng lãi suất không quan trọng bằng tăng nguồn vốn và nguồn cung nhà ở xã hội?

Tăng lãi suất không quan trọng bằng tăng nguồn vốn và nguồn cung nhà ở xã hội?

Theo các chuyên gia, việc tăng mức lãi suất từ 4,8% lên 6,6% không quan trọng bằng việc tăng nguồn vốn và nguồn cung nhà ở xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động