Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

SCIC sở hữu danh mục đầu tư gần 3,4 tỷ USD

Tổng công ty đã mang lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng cho Nhà nước, các chỉ tiêu tài sản, vốn và lợi nhuận tăng tới hàng chục lần sau 8 năm hoạt động, theo Tổng giám đốc SCIC Lại Văn Đạo.

CôngThương - Ngày 1/11/2013, Thủ tướng ký Nghị định số 151 về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Được xem là tổ chức kinh tế đặc biệt của Chính phủ, SCIC theo Nghị định mới tiếp tục hoạt động theo những cơ chế khá đặc thù. Tổng giám đốc Lại Văn Đạo chia sẻ với VnExpress về định hướng hoạt động SCIC thời gian tới.

[Caption]

Tổng giám đốc SCIC Lại Văn Đạo.

- SCIC vẫn được xem là mô hình khá mới về quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Theo Nghị định 151 Chính phủ vừa ban hành, chủ trương quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thông qua SCIC sẽ thay đổi như thế nào, thưa ông?

- Các nghị quyết của Đảng đã xác định cần đổi mới phương thức quản lý vốn từ cơ chế “cấp phát vốn” thông qua các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ, địa phương… sang “đầu tư vốn” thông qua một tổ chức đầu tư tài chính của nhà nước theo nguyên tắc thị trường; đồng thời từng bước thống nhất quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Năm 2005, trên cơ sở tờ trình của Bộ Tài chính, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 151 thành lập SCIC.

Nghị định 151 mới ban hành tiếp tục khẳng định chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc phát huy mô hình SCIC trong đổi mới phương thức quản lý vốn Nhà nước. Như vậy, sau 8 năm, hành lang pháp lý cho hoạt động đặc thù của SCIC đã được nâng lên một mốc mới.

- Những điểm mới của Nghị định 151 có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động của SCIC?

- Nghị định này kế thừa và quy định rõ hơn các nhiệm vụ mang tính đặc thù của SCIC, đồng thời quy định một số cơ chế mới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đặc thù của SCIC. SCIC sẽ tiếp nhận cả các công ty liên doanh có vốn góp nhà nước do các Bộ, địa phương làm đại diện chủ sở hữu. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng. SCIC không tiếp nhận các doanh nghiệp chủ yếu làm nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, phục vụ an ninh – quốc phòng. Khi tiếp nhận, Nghị định 151 yêu cầu SCIC phải thực hiện đánh giá lại vốn nhà nước sát với thị trường để làm căn cứ quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý vốn của SCIC, trích thưởng thành tích quản lý vốn.

Nghị định cho phép SCIC chủ động bán vốn theo đúng tiêu chí, danh mục doanh nghiệp mà Nhà nước  không cần nắm giữ vốn. SCIC được sử dụng nhiều hình thức như khớp lệnh, đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, bán thỏa thuận, hoán đổi cổ phiếu. Nghị định cũng xác định rõ việc bán vốn của SCIC tại các doanh nghiệp tiếp nhận là nhằm mục tiêu tiếp tục cổ phần hóa, giảm vốn nhà nước tại các ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ vốn, không phải là bán vốn của cổ đông sáng lập và không phải thực hiện theo quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định một số nguyên tắc cho phép hạ giá khởi điểm khi khi bán đấu giá không thành công; đấu giá bán cả lô đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng bán hết vốn nhà nước và bán thấp hơn mệnh giá đối với các doanh nghiệp thua lỗ nhằm thu hồi tối đa phần vốn nhà nước đã đầu tư.

Theo Nghị định 151, lĩnh vực đầu tư của SCIC được quy định cụ thể: đầu tư vào các tập đoàn, tổng công ty hoặc công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con hoạt động trong lĩnh vực then chốt của nền kinh tế mà Nhà nước cần nắm giữ quyền chi phối; đầu tư theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng vào những lĩnh vực trọng yếu; đầu tư bổ sung vốn vào các doanh nghiệp có vốn của SCIC. SCIC phải dành tối thiểu 70% tổng mức vốn đầu tư để thực hiện các hoạt động đầu tư trên, còn lại 30%, tổng công ty chủ động đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, dự án đem lại hiệu quả kinh tế.

- Theo đánh giá của ông, SCIC đã làm được những gì sau 8 năm hoạt động? 

- Thời gian hoạt động 8 năm qua đã cho SCIC những kinh nghiệm nhất định trong công tác đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và thực hiện đầu tư kinh doanh vốn. Từ 2006 đến 2013, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại gần 1.000 doanh nghiệp. Với nhiệm vụ tái cơ cấu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chúng tôi đã cổ phần hóa thành công 22 trong tổng số 26 công ty TNHH một thành viên tiếp nhận; triển khai bán phần vốn Nhà nước tại hơn 600 doanh nghiệp cổ phần hoạt động trong những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nằm giữ hoặc chi phối, thu về cho Nhà nước gần 4.000 tỷ đồng. So với giá trị sổ sách, khoản tiền thu được gấp hơn 2 lần với trên 2.000 tỷ đồng giá trị thặng dư. Điều này cho thấy đồng vốn Nhà nước thay vì phân tán đã được tích tụ một cách hiệu quả và gia tăng đáng kể về giá trị.

Bằng nguồn tiền thu được từ bán vốn và lợi nhuận tích lũy qua các năm, SCIC đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế với tổng số tiền đầu tư trên 11.000 tỷ đồng dưới nhiều hình thức như: mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; góp vốn thành lập doanh nghiệp mới; đầu tư tăng vốn tại các doanh nghiệp có lợi thế trong sản xuất kinh doanh; đầu tư dự án trong các lĩnh vực như năng lượng, cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, hợp tác với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế triển khai các dự án trọng điểm. Danh mục đầu tư của tổng công ty (sau khi đã thoái vốn) tại thời điểm 30/9/2013 có tổng giá trị theo sổ sách hơn 14.000 tỷ đồng, theo giá thị trường ước đạt 71.000 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với giá trị sổ sách. Điều này cũng cho thấy vốn Nhà nước đang được SCIC bảo toàn và phát triển.

Quy mô vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận của tổng công ty đều đạt mức tăng trưởng khá qua các năm. Tính đến 30/9/2013, tổng tài sản của SCIC đã tăng gấp 13 lần so với thời điểm thành lập năm 2006 (từ 6.009 tỷ đồng lên gần 70.000 tỷ đồng), tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng hơn 8 lần (từ khoảng 3.700 tỷ đồng lên hơn 30.000 tỷ đồng, trong đó tăng từ nguồn lợi nhuận hàng năm hơn 13.000 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 3.900 tỷ đồng, tăng gần 36 lần so với năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty năm 2012 đạt 22%. Đây là những con số về hiệu quả kinh doanh khá ấn tượng của SCIC trong số các doanh nghiệp nhà nước.

- Với tư cách đại diện cổ đông Nhà nước, SCIC đã mang lại những gì cho các doanh nghiệp có vốn nhà nước do SCIC quản lý?

- Đa số các doanh nghiệp sau khi chuyển giao về Tổng công ty đều đạt kết quả khả quan trong sản xuất kinh doanh. So với thời điểm tiếp nhận đến 31/12/2012, vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp tăng 92% và vốn điều lệ tăng 87%, lợi nhuận tăng trưởng gấp hơn 3 lần,  chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng từ 15,8%  lên 16,8%. Một số doanh nghiệp đã có vị thế vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế như Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, Dược Traphaco, Thiếu niên Tiền phong, Dược Hậu Giang...

- Các công việc trọng tâm sắp tới SCIC sẽ triển khai là gì thưa ông?

- Trên cơ sở Nghị định mới ban hành, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, SCIC sẽ khẩn trương xây dựng khuôn khổ thể chế, hệ thống các văn bản hướng dẫn Nghị định và hoàn thiện, cập nhật các quy trình, quy chế nội bộ của Tổng công ty. 

Song song với đó, chúng tôi sẽ tăng cường mạnh mẽ hoạt động đầu tư theo các nguyên tắc, cơ chế mà Nghị định 151 đã quy định. SCIC đã thành lập Công ty TNHH một thành viên Đầu tư SCIC để tập trung chuyên môn hóa và tăng cường hoạt động đầu tư. Ðối với các doanh nghiệp thuộc danh mục quản lý, SCIC sẽ tiếp tục đẩy nhanh công tác thoái vốn tại các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp thông qua hoàn thiện hệ thống người đại diện và tăng cường biệt phái cán bộ SCIC đến các doanh nghiệp quan trọng, đang gặp khó khăn hoặc có nhiều tồn tại cần giải quyết nhằm quản lý chặt chẽ hiệu quả vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

SCIC đã xây dựng được đội ngũ cán bộ gồm nhiều cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản, trong đó gần 50% có trình độ trên đại học và chủ yếu là đào tạo ở nước ngoài. Với nhân sự và bộ máy trên, cùng với hệ thống quy trình, quy chế khoa học và chuẩn mực, việc ra các quyết định đầu tư, thoái đầu tư của SCIC được thực hiện khá chuyên nghiệp, nhanh chóng, và phù hợp với thông lệ, nguyên tắc thị trường. Đây cũng là một trong những ưu điểm của mô hình quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thông qua tổ chức tài chính là SCIC.

Theo VnExpress

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: SCIC

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Hương được bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc PGBank

Ông Nguyễn Văn Hương được bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc PGBank

Tín dụng chính sách đồng hành cùng người dân Yên Bái vượt qua hậu quả bão lũ

Tín dụng chính sách đồng hành cùng người dân Yên Bái vượt qua hậu quả bão lũ

Khi đi rút tiền ATM, khách hàng cần làm gì để tránh bị đánh cắp thông tin?

Khi đi rút tiền ATM, khách hàng cần làm gì để tránh bị đánh cắp thông tin?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn

Nam A Bank gặp gỡ trực tuyến nhà đầu tư, sẵn sàng bứt phá trong những tháng cuối năm 2024

Nam A Bank gặp gỡ trực tuyến nhà đầu tư, sẵn sàng bứt phá trong những tháng cuối năm 2024

LPBank kiến nghị gì tại Hội nghị Thường trực Chính phủ?

LPBank kiến nghị gì tại Hội nghị Thường trực Chính phủ?

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch Techcombank đưa ra 3 giải pháp

Chủ tịch Techcombank đưa ra 3 giải pháp 'cứu cánh' dòng vốn trên thị trường

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

Tổng cục Hải quan điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024

Tổng cục Hải quan điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024

Chi 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 báo lỗ

Chi 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 báo lỗ

VietinBank giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng thiệt hại do bão Yagi

VietinBank giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng thiệt hại do bão Yagi

SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

Fed cắt giảm lãi suất: Con dao hai lưỡi với kinh tế Việt Nam

Fed cắt giảm lãi suất: Con dao hai lưỡi với kinh tế Việt Nam

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

Đồng Nai: 2 công ty con của Lilama và hơn 400 doanh nghiệp nợ gần 260 tỷ đồng tiền bảo hiểm

Đồng Nai: 2 công ty con của Lilama và hơn 400 doanh nghiệp nợ gần 260 tỷ đồng tiền bảo hiểm

Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

Xem thêm